Đau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân

Bệnh đau dây thần kinh ở mông xuất hiện khá nhiều ở các đối tượng ở độ tuổi từ 30 tới 60. Đau dây thần kinh mông nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến đi vệ sinh không tự chủ, teo cơ hay thậm chí là bại liệt.

Đau dây thần kinh mông

Đau dây thần kinh mông

🔵 Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh mông

Bệnh đau dây thần kinh mông thường có những triệu chứng tiêu biểu, chia ra làm 2 hội chứng:

🔸 Đau một bên mông

  • Cảm thấy cơn đau ở vùng thắt lưng, lan dần xuống hông và mông. Thường thì cơn đau chỉ chạy dọc theo một phía của cơ thể như đau dọc suốt eo phải – đau hông phải – mông phải – bắp chân phải – bàn chân phải – ngón chân phải..
  • Người bệnh thường cảm thấy có cơn đau âm ỉ hoặc đau nặng hơn khi vận động. Khi người bệnh được nghỉ ngơi thì cơn đau giảm bớt. Trong thời gian đầu thì cơn đau mạnh hơn vào ban ngày.
  • Cảm thấy đau khi người bệnh thay đổi tư thế. Thậm chí chỉ cần hắt hơi nhẹ cũng có thể gây ra cơn đau nhói kéo dài từ lưng xuống bên hông và bên mông bởi hội chứng chèn ép.
  • Xương sống bị cứng và đau đớn khiên cho người bệnh gặp khó khăn trong cử động cúi người hay nghiêng người sang bên.

Lưu ý: Đau dây thần kinh hông rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dây thần kinh ở mông.

🔸 Đau căng cơ mông

  • Phần mông thường bị tê hoặc đau râm ran như có kiến bò hoặc dao đâm. Thỉnh thoảng thì cơn đau có thể nhói lên khiến cho người bệnh rất khó chịu.
  • Khi bệnh trở nặng cũng là lúc người bệnh bị mất cảm giác ở hông và mông. Nếu để lâu có thể dẫn đến hiện tượng bị teo cơ, khó khăn trong việc đại tiện, tiểu tiện.

🔵 Nguyên nhân bệnh đau dây thần kinh ở mông

  • Do thoát vị đĩa đệm: là trường hợp các đĩa đệm bị tổn thương, lớp xơ bị rách khiến cho màng nhầy bên trong thoát ra ngoài. Lớp màng nhầy này sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh ở vùng mông, khiến mông bị đau. Đây được xem là nguyên nhân chính yếu của chứng đau vùng mông.
  • Giãn dây chằng mông: dây chằng là bộ phận bao quanh các khớp xương, có vai trò bảo vệ các đầu khớp. Khi dây chằng ở vùng mông hoạt động quá sức hoặc bị tai nạn mà giãn, rách… thì các dây thần kinh ở khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây ra các cơn đau kéo dài.
  • Do hoạt động nặng hoặc sai tư thế: khi chúng ta mang vác đồ nặng hoặc cử động trái tư thế thì các dân thần kinh sẽ bị tổn thương, dẫn đén sưng đau khó chịu.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây đau vùng mông như bệnh lý cột sống bẩm sinh, viêm đĩa đệm hoặc nhiễm trùng, viêm cơ, vv….

🔵 Phương pháp điều trị đau dây thần kinh mông do thoát vị đĩa đệm

🔸 Châm cứu

Để chữa chứng đau ở mông thì người bệnh thường được châm cứu vào các huyệt đại trường du, hoàn khiêu, trật biên, úy trung, vv… Châm cứu có tác dụng giảm cơn đau, giúp máu huyết lưu thông, cải thiện vận động cũng như giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn. Người bệnh có thể dùng các phương pháp như châm cứu bằng kim kích thích vào huyệt đạo hoặc dùng nhiệt (dùng lá ngải cứu đốt nóng) tùy theo từng triệu chứng và mức độ của cơn đau.

Châm cứu

Châm cứu

🔸 Đông y

Trong đông y, thường thì chứng đau dây thần kinh ở mông sẽ được chia thành hai dạng: dạng đầu là thể thấp nhiệt và dạng sau là thể ứ huyết,

  • Để chế thấp nhiệt thì người dùng có thể sử dụng hỗn hợp phòng kỷ, hoàng bá, ngưu tất, xương truật, xuyên khung để đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Thể đau ứ huyết có thể chữa bằng bài thuốc gồm thổ miết trùng, xương truật, ngưu tất, xuyên khung, hoàng bá, cam thảo, mộc qua, độc hoạt, tang ký , tế tân, ý dĩ, dâm dương hoắc, kẽ huyết đằng…

🔸 Phẫu thuật

Thông thường thì bệnh đau dây thần kinh ở mông không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên thì một số bệnh nhân bị đau nặng và liên tục vẫn được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp tiên tiến nhất hiện nay chính là mổ nội soi, giúp hạn chế tổn thương cũng như tình trạng xơ hóa hậu phẫu. Tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật dao động từ 70 tới 90%.

Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi có thể hữu ích cho các bạn đang gặp chứng đau dây thần kinh ở mông.

Xem thêm 👉:

Từ khóa » ép Mông