Đau đỉnh đầu Là Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Hỏi: Tôi 50 tuổi, hay bị đau trên đỉnh đầu, đi khám thì bảo viêm đa xoang, mỗi khi thời tiết thay đổi thì đau nhức hơn. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và hướng điều trị?
(Lý Hoàng Khiêm - Bến Tre)
Trả lời: Đau đầu là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, bệnh thường gặp và bất cứ ai trong đời thường, ít nhất cũng đã từng xuất hiện chứng đau đầu một lần hoặc nhiều lần, có rất nhiều trường hợp đau đầu dai dẳng mà không thể tìm được nguyên nhân để điều trị, gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Về nguyên nhân, có rất nhiều nguyên nhân gây nên, với các bệnh thông thường như táo bón, mất ngủ, suy nhược thần, cúm, thay đổi thời tiết, viêm mũi xoang, huyết áp cao…Một số dạng đau đầu thường gặp trên thực tế, để anh tham khảo:
Đau đầu do thay đổi thời tiết: thời tiết chuyển mùa, lúc nóng lúc lạnh, lúc mưa lúc nắng… thường gây ra đau đầu vùng trán, vùng đỉnh đầu, đau hai hốc mắt, đau vùng 2 cung lông mày, người mệt mỏi, có trường hợp phát sốt, nặng hơn có triệu chứng buồn nôn, nôn, uống thuốc giảm đau bệnh chỉ giảm đôi chút rồi lại đau, bệnh thường tái phát nhiều đợt trong năm
Đau đầu kiểu căng thẳng thần kinh: còn được gọi là đau đầu co cơ hay đau đầu tâm lý - bệnh chủ yếu ở tuổi trung niên; thường đau ở hai bên đầu, bắt đầu từ vùng dưới chẩm hay hai bên thái dương rồi lan ra cả đầu; đau thường xuyên, không có cảm giác đập theo mạch nẩy, có cảm giác như đầu bị bó chặt lại từ hai thái dương hay vùng chẩm, vùng cổ, khởi phát từ từ, có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần... Bệnh nhân thường là những người trầm cảm, lo âu; những người dùng thuốc giảm đau kéo dài cũng hay bị đau đầu mãn tính kéo dài diễn ra hằng ngày rất giống với kiểu này.
Đau nửa đầu: một loại đau đầu do căn nguyên mạch máu, xuất hiện thành từng cơn và nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ.
Đau đầu do viêm mũi xoang: cảm thấy đau hoặc bị đè nặng ở trán, hai bên má, mũi và giữa hai mắt, có thể kèm theo sốt - nghẹt mũi, giảm chức năng khứu giác.
Về điều trị, trước hết anh cần được xác định nguyên nhân gây nên. Anh có thể dùng các thuốc giảm đau thồng thường như là Acetaminophen với tên biệt dược là Tylenol, Paracetamol, Efferalgan…uống 500mg có thể dung 2-3 lần trong ngày. Nếu không khỏi anh cần xác định và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG
Bé gái sống sót kỳ diệu sau cú ngã từ tầng 6 | Trứng vịt lộn - ăn đúng cách không hề đơn giản! | Giấc mơ báo hiệu bạn đang quen 'một nửa' lý tưởng |
Từ khóa » đau đỉnh đầu Uống Thuốc Gì
-
Đau đỉnh đầu Là Bệnh Gì Và Cách Khắc Phục - Hapacol
-
Đau ở đỉnh đầu Là Bị Làm Sao? - Vinmec
-
Thường Xuyên đau đỉnh đầu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Vinmec
-
Đau Trên đỉnh đầu Là Bệnh Gì? Đọc để Cảnh Giác! - Hello Bacsi
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
10 Cách Giảm đau đầu Nhanh Chóng, Không Dùng Thuốc | ACC
-
Đau Nửa đầu Trên đỉnh Cảnh Giác Bệnh Lý Nguy Hiểm | TCI Hospital
-
Đau đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Đau đầu Uống Thuốc Gì? Các Loại Thuốc đau đầu Phổ Biến - OTiV
-
Đau Nửa đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau đầu Hậu Covid: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Thường Xuyên Bị đau đỉnh đầu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - OTiV
-
Đau ở đỉnh đầu Là Bị Làm Sao? - Bloomaxx
-
Đau Vùng đỉnh đầu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương