Đau Dương Vật: 10 Bệnh Lý Cần đi Khám Càng Sớm Càng Tốt
Có thể bạn quan tâm
Cơn đau dương vật đôi khi do một số tổn thương vật lý nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đáng lo ngại. Nếu không xác định được nguyên nhân, bạn khó lòng chữa trị đúng cách. Vây đau dương vật là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến dương vật bị đau rát làm bạn khó chịu. Mặc dù đôi khi bạn có thể giảm cơn đau dương vật ở nhà, nhưng bạn vẫn cần đến bệnh viện để chữa trị tận gốc. Vậy những nguyên nhân khiến nam giới bị đau dương vật là gì?
Tình trạng đau dương vật là gì?
Tình trạng dương vật bị đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có trường hợp đau âm ỉ, liên tục. Có trường hợp đau dữ dội, đột ngột khiến người bệnh phải đi khám ngay. Hiện tượng dương vật đau nhức có thể do sinh lý hoặc bệnh lý.
Thông thường, tình trạng này kéo dài từ 1 – 2 ngày và tự khỏi. Lý giải cho điều này có thể là tình do chấn thương khi quan hệ, xô xát hay tư thế nằm không phù hợp. Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài thì có thể là do bệnh lý về đường tiết niệu – sinh dục.
10 bệnh lý gây đau dương vật cần đi khám càng sớm càng tốt
1. Đau dương vật do viêm quy đầu
Viêm quy đầu xảy ra khi đầu dương vật bị viêm. Phần lớn nguyên nhân gây viêm do chưa cắt bao quy đầu hoặc bạn không rửa hoặc làm khô khu vực bên dưới bao quy đầu đúng cách, từ đó khiến dương vật bị ngứa. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm quy đầu bao gồm:
- Béo phì
- Mắc bệnh tiểu đường
- Sử dụng xà phòng hoặc hóa chất mạnh lên dương vật
Các triệu chứng của chứng viêm quy đầu bao gồm:
- Đau đầu dương vật
- Sưng
- Ngứa
- Phát ban
- Dương vật tiết dịch
>>> Xem thêm: Bệnh Peyronie: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Hỏi đáp Bác sĩ: Dương vật chảy mủ trắng đục là bị gì? Có nguy hiểm không?
2. Đau đầu dương vật do bệnh Peyronie
Bệnh Peyronie xảy ra khi các mô sẹo tạo mảng bám tích tụ trên đầu hoặc gốc dương vật. Các vết sẹo này có thể là do bạn mắc một loại bệnh tự miễn (bệnh do hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể) hay một chấn thương nghiêm trọng, lặp đi lặp lại ở dương vật. Các triệu chứng của bệnh Peyronie bao gồm:
- Đau nhức dương vật khi quan hệ
- Dương vật bị cong
- Bị u ở bên trong dương vật
- Dương vật trở nên hẹp hơn hoặc ngắn hơn bình thường
- Rối loạn chức năng cương dương hoặc đau khi cương cứng
Bệnh Peyronie đôi khi có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Để giảm nhẹ bệnh Peyronie, bác sĩ có thể đề nghị bạn:
- Uống thuốc
- Tiêm thuốc để loại bỏ mảng bám
- Dùng sóng siêu âm hoặc xạ trị để phá vỡ mô sẹo và giảm mảng bám
- Áp dụng liệu pháp sóng xung kích (sử dụng sóng điện giật để phá vỡ mô sẹo và giảm mảng bám)
Nếu các triệu chứng của bệnh Peyronie nghiêm trọng và không cải thiện, bạn có thể phải phẫu thuật dương vật.
3. Đau buốt dương vật do bệnh Priapism
Bệnh Priapism gây ra sự cương cứng kéo dài dù không có bất kỳ kích thích tình dục nào và có thể khiến dương vật bị đau. Đôi khi, bệnh Priapism có thể do chấn thương bộ phận sinh dục hoặc tủy sống, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc do sức khỏe vùng chậu không tốt.
Priapism là một bệnh nghiêm trọng nên bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bị cương cứng kéo dài gây đau mà không có kích thích tình dục hoặc bị cương cứng hơn 4 giờ.
Bạn cần đến bác sĩ ngay để điều trị y tế bằng cách:
- Uống thuốc giảm đau
- Tiêm thuốc để máu lưu thông bình thường hơn
- Phẫu thuật tạo ra một lỗ nhỏ để máu có thể lưu thông bình thường giữa dương vật và phần còn lại của cơ thể.
4. Đau dương vật do bệnh STDs
Bạn có thể bị đau dương vật do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Các triệu chứng của STDs có thể bao gồm:
- Bị đau khi cương cứng hoặc khi quan hệ
- Đau khi xuất tinh
- Phát ban hoặc ngứa
- Có khối u quanh bộ phận sinh dục
- Tiết dịch màu vàng, trắng hoặc trong
- Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Bạn có thể điều trị STDs bằng các cách:
- Dùng thuốc để điều trị triệu chứng các viêm nhiễm do virus như herpes.
- Dùng kháng sinh để chữa các viêm nhiễm do vi khuẩn như chlamydia, lậu và giang mai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Giang mai dương vật có nguy hiểm không?
5. Đau dương vật do nhiễm trùng tiết niệu
Nếu vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Bệnh này phổ biến hơn ở nữ giới nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới. Nhìn chung, đây là một bệnh khá phổ biến. Ngoài đau dương vật, các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể bao gồm:
- Tiểu rắt, tiểu buốt
- Nước tiểu bị đục hoặc có máu trong nước tiểu
- Sốt, lạnh run
- Đau bụng vùng dưới rốn
Bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc kháng sinh để giúp bạn chữa chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
6. Đau dương vật do viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau dương vật và vùng chậu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bạn mắc các chứng nhiễm trùng do vi khuẩn hay chấn thương. Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt bao gồm:
- Khó tiểu
- Đau khi xuất tinh
- Đau hoặc rát khi đi tiểu
- Đau dương vật, tinh hoàn hoặc bàng quang
Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng thuốc giảm đau, xoa bóp tuyến tiền liệt và chườm nóng để giảm triệu chứng.
7. Đau dương vật do hẹp bao quy đầu
Chứng hẹp bao quy đầu xảy ra khi bao quy đầu thắt chặt quá mức đến nỗi bạn không thể kéo bao ra. Chứng bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nó cũng có thể gây ra các triệu chứng đau ở thanh thiếu niên và người lớn.
Bạn có thể bôi kem steroid lên bao quy đầu hàng ngày để điều trị bệnh hẹp bao quy đầu và uống thuốc giảm đau để giảm nhẹ triệu chứng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Nam giới cần cảnh giác khi dương vật không cứng được khi quan hệ
8. Đau dương vật do nghẹt bao quy đầu
Tình trạng nghẹt bao quy đầu (paraphimosis) là khi bao quy đầu không thể quay trở lại đúng vị trí. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng bán hẹp bao quy đầu bao gồm:
- Đau ở dương vật
- Sưng đầu dương vật
- Đầu dương vật chuyển sang màu xanh hoặc đỏ
Để điều trị nghẹt bao quy đầu, bạn cần đến bác sĩ để giảm sưng đầu dương vật và giúp bao quy đầu trở lại đúng vị trí. Bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ để giảm sưng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần cắt bao quy đầu.
9. Đau dương vật do gãy dương vật
Gãy dương vật thường xảy ra khi bạn quan hệ tình dục. Các triệu chứng gãy xương dương vật bao gồm:
- Bị đau nhói đột ngột
- Tiểu khó
- Có tiếng gãy
- Chảy máu dương vật
- Có máu trong nước tiểu
- Mất cương cứng đột ngột
- Bầm tím và sưng dương vật
Bạn cần đi khám ngay khi bị gãy dương vật để được chăm sóc y tế kịp thời. Bác sĩ có thể cần phẫu thuật để lấy máu bầm và chữa các tổn thương trên dương vật.
10. Đau dương vật do ung thư dương vật
Đau dương vật đôi khi có thể là triệu chứng của chứng ung thư dương vật. Đây là một bệnh nguy hiểm nên bạn cần gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Dương vật bị u
- Có u ở da vùng háng
- Sưng ở đầu dương vật
- Có vết loét bị chảy máu
- Chảy máu hoặc tiết dịch dưới bao quy đầu
- Da dương vật thay đổi màu sắc hoặc độ dày
Bạn có thể điều trị ung thư dương vật bằng các cách:
- Phẫu thuật để loại bỏ khối u ở dương vật
- Hóa trị
- Xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư
Bạn có thể giảm nguy cơ bị đau dương vật bằng cách giữ vệ sinh cá nhân tốt, duy trì lối sống lành mạnh và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Bị đau dương vật phải làm sao?
Việc xử lý tình trạng đau dương vật phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Song nhìn chung, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện 1 trong 2 nhóm điều trị sau:
Điều trị nội khoa
Trước khi tiến hành bất cứ phương pháp điều trị nào, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng kết hợp với các kỹ thuật cận lâm sàng và đưa ra kết luận về nguyên nhân gây đau đầu dương vật. Dựa trên từng căn nguyên cụ thể sẽ chỉ định các biện pháp chữa trị khác nhau.
2 loại thuốc thường được áp dụng trong điều trị nội khoa đối với chứng đau dương vật là thuốc bôi và thuốc uống. Công dụng chính của 2 nhóm thuốc nà là tiêu diệt mầm bệnh, giảm đau, kháng viêm.
-
Thuốc kháng virus: Entecavir, Acyclovir,…;
-
Thuốc kháng sinh: Ciprofloxacin, Cefixim, Cotrimoxazole,…;
-
Kháng nấm: Fluconazole, Ketoconazole,…;
-
Thuốc sát trùng: Micfasoblue;
-
Thuốc trị nhiễm trùng roi: Tinidazole, Metronidazole,…
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này dùng trong các trường hợp nam giới có bao quy đầu hẹp và dài, gãy dương vật hoặc mắc bệnh Peyronie.
Trường hợp bị đau dương vật do ung thư, bệnh nhân cần đi khám tại những cơ sơ y tế có khoa ung bướu để được hướng dẫn điều trị.
Nhìn chung, tình trạng đau dương vật sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, ngay khi phát hiện những cơn đau bất thường ở dương vật, kéo dài từ 2 ngày trở lên, bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách xử lý phù hợp.
>>> Bạn có thể tham khảo: Người song tính có 2 bộ phận sinh dục: Đúng hay sai?
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » đau Rát ở Bao Quy đầu
-
Viêm Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị
-
Những Nguyên Nhân Nào Gây Viêm Bao Quy đầu?
-
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Ngừa Viêm Bao Quy đầu Là Gì?
-
Điều Trị Viêm Bao Quy đầu | Vinmec
-
Đau Rát Sau Khi Tự Tuột Bao Quy đầu Phải Làm Sao? - Vinmec
-
Bệnh Viêm Bao Quy đầu: Dấu Hiệu, Cách Chữa Và Hình ảnh
-
Sưng Bao Quy đầu Có Nguy Hiểm Không, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Bao Quy đầu Bị đỏ Có Sao Không? Cần Làm Gì?
-
Viêm Bao Quy đầu - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Ngừa
-
Viêm Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Hình ảnh, Cách Chữa
-
Viêm Bao Quy đầu: Tất Tần Tật Những điều Phái Mạnh Cần Biết | BvNTP
-
Mẩn đỏ Ngứa ở Bao Quy đầu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Tổn Thương Da Dương Vật - Rối Loạn Di Truyền - Cẩm Nang MSD
-
[PDF] [TOP 15+] Cách Chữa Viêm Bao Quy đầu Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Người Lớn: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
-
Bao Quy đầu Là Gì? Chức Năng Và Các Bệnh Thường Gặp Về Bao Quy ...