Dầu Gấc Có Tác Dụng Gì? Ai Không Nên Uống Dầu Gấc? - Eva

Mục Lục Thành phần dinh dưỡng của dầu gấc Dầu gấc có tác dụng gì? Tác dụng của dầu gấc với sức khỏe Tác dụng của dầu gấc với làm đẹp Ai không nên uống hay sử dụng dầu gấc? Lưu ý khi dùng dầu gấc trong ăn uống

Dầu gấc là chế phẩm chiết xuất từ quả gấc (còn gọi là mộc miết) mà cụ thể là từ màng đỏ của quả gấc. Dầu gấc an toàn và có chứa nhiều dinh dưỡng. Dầu gấc được xem là một trong những tinh chất thiên nhiên có lợi cho sức khỏe và việc giữ gìn nhan sắc.

Thành phần dinh dưỡng của dầu gấc

Dầu gấc có chứa lượng lớn DHA - chất cần thiết cho sự phát triển trí não và chức năng mắt. Ngoài ra, dầu gấc còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng khác như lycopen, vitamin E, beta caroten, các chất béo thực vật (Stearic, Linoleic, Oleic, Palmitic,…)

DHA

DHA là chất béo không no mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà chỉ có thể hấp thu từ thực phẩm. DHA đặc biệt cần thiết với trẻ nhỏ.

Dầu gấc rất giàu DHA, tốt cho sự phát triển trí não, đảm bảo hệ thần kinh hoạt động tốt và tốt cho mắt.

Dầu gấc được làm từ màng đỏ của quả gấc, có chứa nhiều dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Dầu gấc được làm từ màng đỏ của quả gấc, có chứa nhiều dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Beta - carotene

Đây là tiền chất của vitamin A và có trong rất nhiều loại thực phẩm, điển hình như cà rốt. Beta - carotene khi vào cơ thể sẽ được chuyển sang dạng vitamin A để cơ thể dễ dàng hấp thu và sử dụng.

Trong dầu gấc có chứa lượng beta - carotene còn cao hơn so với cà rốt, cao gấp khoảng 15 lần. Vì vậy, bổ sung dầu gấc có thể giúp sáng mắt, hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về mắt. Ngoài ra còn giúp tăng sức đề kháng, ngừa suy dinh dưỡng và bệnh miễn dịch ở trẻ.

Lycopene

Dầu gấc cũng chứa nhiều lycopen, cao gấp 68 lần so với trong cà chua. Lycopene là chất chống oxy hóa tốt, có thể ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh cho cơ thể và ngừa lão hóa.

Chất béo thực vật

Dầu gấc bổ sung chất béo thực vật, lành mạnh với cơ thể, giúp hòa tan nhiều loại vitamin và dưỡng chất tan trong dầu. Hầu hết rau quả bình thường không chứa chất béo thực vật nên nhiều người dù bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất nhưng cơ thể không hấp thu được do không có chất béo để hòa tan chúng.

Alpha-tocopherol

Alpha-tocopherol là tiền chất của vitamin E. Chất này có thể giúp giảm sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

Dầu gấc có tác dụng gì?

Tác dụng của dầu gấc với sức khỏe

Dầu gấc có nhiều tác dụng với sức khỏe như bảo vệ mắt, tốt cho sinh sản,... (Ảnh minh họa)

Dầu gấc có nhiều tác dụng với sức khỏe như bảo vệ mắt, tốt cho sinh sản,... (Ảnh minh họa)

- Tăng cường sức khỏe của mắt: Dầu gấc có chứa zeaxanthin giúp giảm tác động của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời và làm giảm sự oxy hóa mô mắt. Nhờ đó, dầu gấc có thể cải thiện sức khỏe của mắt.

- Nâng cao khả năng sinh sản: Beta-carotene trong dầu gấc có thể hỗ trợ nam giới sản xuất tinh trùng, nâng cao khả năng sinh sản. Quá trình chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A cũng có lợi cho việc thụ thai và nuôi dưỡng bào thai trên phụ nữ.

- Ngăn ngừa các bệnh về tiền liệt tuyến: Dầu gấc chứa nhiều lycopene có tác dụng làm giảm BPH – còn gọi là tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính – một vấn đề ảnh hưởng tới đường tiết niệu. Một số nghiên cứu cho thấy lycopene có thể điều trị và ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

- Ngăn ngừa thiếu máu: Sắt, vitamin C và axit folic là những thành phần có trong dầu gấc rất tốt cho việc chống thiếu máu ở những người mắc các bệnh liên quan đến vấn đề này.

Tác dụng của dầu gấc với làm đẹp

Một số tác dụng của dầu gấc với làm đẹp là ngăn ngừa lão hóa, trị mụn.... (Ảnh minh họa)

Một số tác dụng của dầu gấc với làm đẹp là ngăn ngừa lão hóa, trị mụn.... (Ảnh minh họa)

- Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da: Lycopene và beta-carotene trong dầu gấc có thể cải thiện làn da thông qua giảm thiểu thiệt hại do quá trình oxy hóa các mô. Khi các tế bào da khỏe mạnh sẽ giúp cho làn da tươi trẻ, mịn màng hơn.

- Làm trắng da: Vitamin A trong dầu gấc có thể giúp thay đổi sắc tố làn da. Sử dụng mặt nạ từ dầu gấc, sữa tươi không đường sẽ giúp da trắng sáng, giảm nếp nhăn.

- Trị mụn: Bôi 1 lớp mỏng dầu gấc lên mặt, massage kĩ vùng da có mụn nhẹ nhàng. Sau 15 phút, rửa lại mặt thật sạch. Thực hiện cách này hàng ngày, vào các buổi tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Trị nám, tàn nhang: Beta-carotene trong dầu gấc được chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể sẽ giúp ngăn chặn các biểu hiện lão hóa như nám da, tàn nhang hay đồi mồi.

- Dưỡng môi. Thoa dầu gấc đều lên môi giúp loại bỏ các hắc tố làm thâm môi.

Ai không nên uống hay sử dụng dầu gấc?

Dầu gấc có tác dụng gì? Ai không nên uống dầu gấc? - 4

Dù dầu gấc có nhiều công dụng nhưng một số đối tượng không thích hợp để sử dụng nó như:

- Người bị thừa vitamin A

- Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ

- Người bị vàng da do thừa beta caroten.

Lưu ý khi dùng dầu gấc trong ăn uống

Thành phần beta caroten trong dầu gấc sẽ chuyển hóa thành vitamin A nên khi dùng dầu gấc cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A khác như bí đỏ, cà rốt, đu đủ,... để tránh trường hợp ngộ độc và thừa Vitamin A.

Không nên dùng dầu gấc để chiên hay xào vì sẽ làm giảm đi dinh dưỡng có trong dầu gấc.

Cần sử dụng dầu gấc với liều lượng phù hợp để có được một sức khoẻ tốt.

Chuối có tác dụng gì với phụ nữ và đàn ông? Chuối có tác dụng gì với phụ nữ và đàn ông? Chuối là một loại quả phổ biến ở Việt Nam và được ưa chuộng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Bấm xem >>

Bài thuốc quanh ta

Từ khóa » Công Dụng Dầu Gấc