Dấu Gạch Ngang – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài. |
Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. Vui lòng giúp cải thiện bài viết này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận, hoặc tạo bài viết mới sao cho phù hợp. |
– | |
---|---|
Dấu gạch ngang |
Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở.[1][2]
Kí hiệu và công dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Giữa nó và các từ, tiếng khác phải có dấu cách (khoảng trắng) ở hai bên.
Lưu ý dấu gạch ngang rất dễ nhầm lẫn với dấu gạch nối, kí hiệu (-). Dấu gạch nối không phải là dấu câu, ngắn hơn dấu gạch ngang, không có dấu cách giữa nó với các tiếng khác trong từ phiên âm có nhiều tiếng và dữ liệu ngày giờ. Một số ví dụ dùng dấu gạch nối như: Lê-nin, Ê-đi-xơn, Ma-ri Quy-ri, 31-01-2020.
Cách phân biệt nhận biết nhưng rất ít được để ý là giữa dấu gạch nối và chữ cái sẽ không có dấu cách (khoảng trắng), còn giữa dấu gạch ngang và chữ cái thì có dấu cách. Ví dụ: văn-thể-mỹ (dấu gạch nối), văn hóa – giáo dục (dấu gạch ngang)
Một số ví dụ
[sửa | sửa mã nguồn]Các công dụng của dấu gạch ngang:
- Dùng để liệt kê (dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng) Ví dụ: Danh sách học sinh lớp 1A: – Nguyễn Văn A – Trần Thị B – Phan Ngọc C
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Ví dụ: Bà hỏi: – Cháu tên gì? – Thưa bà, cháu tên A ạ! – A trả lời.
- Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu (dấu gạch ngang được đặt ở giữa câu) Ví dụ: Sầm Sơn – một thành phố biển tuyệt đẹp của tỉnh Thanh Hóa.
- Nối các từ nằm trong một liên danh Ví dụ: Chuyến xe Hà Nội – Hải Phòng sắp khởi hành.
- Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số Ví dụ: Hồ Chí Minh (1890–1969) Trong giai đoạn 1945–1975, gia đình tôi bị chia cắt.
- Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ Ví dụ: Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào,...
Một số tên địa danh ở Việt Nam sử dụng dấu gạch ngang: Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Rang – Tháp Chàm, Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai – Kon Tum.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Dấu gạch nối
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nguyễn Như Ý (1999). Đại từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Trang 701.
- ^ Nguyễn Hữu Quỳnh (2011). Ngữ Pháp tiếng Việt. Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa. Trang 246.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Dấu gạch ngang và dấu gạch nối – Báo Đà Nẵng Online
- Dấu gạch ngang - Sách giáo khoa lớp 7 tập 2
| |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Trang |
| ||||||||
Đoạn văn |
| ||||||||
Con chữ |
| ||||||||
Phân loại kiểu chữ |
| ||||||||
Dấu câu |
| ||||||||
Sắp chữ |
| ||||||||
Đơn vị typography |
| ||||||||
Typography kỹ thuật số |
| ||||||||
Liên quan |
| ||||||||
|
| |
---|---|
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
|
Từ khóa » Công Dụng Dấu Gạch Ngang Lớp 5
-
Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang)
-
Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang) Trang 159 SGK Tiếng Việt 5 Tập 2
-
Dấu Gạch Ngang Là Gì ? Tác Dụng Của Dấu Gạch Ngang
-
Dấu Gạch Ngang Có Tác Dụng Gì? - TopLoigiai
-
Luyện Từ Và Câu: Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang) Trang 159 SGK
-
Nêu Tác Dụng Của Dấu Gạch Ngang Trong Câu Sau Thật Chú Ba Câu đáp
-
Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang) (trang 159) - Tiếng Việt 5 Tập 2
-
Luyện Từ Và Câu - Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang)
-
Soạn Bài: Luyện Từ Và Câu: Ôn Tập Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang)
-
[Sách Giải] Luyện Từ Và Câu: Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang)
-
Nêu Tác Dụng Của Dấu Gạch Ngang : - Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
-
Dấu Gạch Ngang Có Tác Dụng Gì - Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
-
Luyện Từ Và Câu – Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang) Trang 101 ...
-
Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Gạch Ngang)