Dầu Gốc Khoáng Là Gì? Có Nên Sử Dụng Dầu Gốc Khoáng Cho động ...
Có thể bạn quan tâm
Theo Số liệu của Cục Đăng Kiểm Việt Nam, từ tháng 12-2016 đến tháng 12-2020 tổng số ô tô đang lưu hành tại Việt Nam tăng từ 2,5 triệu lên đến hơn 4 triệu chiếc. Với xu hướng tăng trưởng của thị trường ô tô sẽ kéo theo sự phát triển ngày càng cao của các sản phẩm hỗ trợ. Và một trong số đó là sự phát triển của ngành công nghiệp dầu nhớt.
Tâm lý chung của người sở hữu “xế hộp” là luôn mong muốn có một “người bạn đồng hành” lâu dài, an toàn, bền bỉ. Do đó việc lựa chọn dầu nhớt phù hợp cho từng loại xe là cực kỳ quan trọng, là tiên quyết để bảo vệ máy móc và tăng tuổi thọ của xe trong thời gian dài.
Hiện nay trên thị trường có 2 nhóm dầu nhớt chính: dầu nhớt tổng hợp và dầu gốc khoáng. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của ngành công nghiệp dầu nhớt hiện nay, chúng ta cùng quay lại dòng chảy lịch sử để tìm hiểu “dầu gốc khoáng”. Sản phẩm đã tạo tiền đề cho sự phát triển các sản phẩm dầu nhớt sau này.
Dầu gốc khoáng là gì?
Dầu gốc khoáng là sản phẩm được chưng cất từ cặn mazut và gudron được khai thác từ các nguồn hóa thạch (Năm 1870 ở Creem (Nga), tại nhà máy Xakhanxkiđơ bắt đầu chế tạo được dầu nhớt từ dầu mỏ, nhưng chất lượng rất thấp. Nhà bác học người Nga nổi tiếng D.I.Mendeleev chính là một trong những người đầu tiên dùng mazut để chế tạo ra dầu nhớt). Loại dầu thô này được khai thác từ sâu trong lòng đất và trải qua nhiều bước để loại bỏ các tạp chất. Sau đó, nó được trộn lẫn với nhiều hoá chất khác (phụ gia) trước khi đưa vào sử dụng.
Trước khi có những máy móc hiện đại, “dầu gốc khoáng” đã được tạo ra từ các thiết bị thô sơ và có chất lượng khá thấp. Từ dầu thô qua quá trình chưng cất để phân tách ra thành dầu gốc khoáng và một số thành phần khác (dầu diesel, nhựa đường,…).Tùy theo từng loại, cách phân tách, chế tạo và phụ gia kết hợp sẽ tạo nên các dòng sản phẩm và tên gọi khác nhau.
Ưu - nhược điểm của dầu gốc khoáng
Ưu điểm:
Công nghệ sản xuất ra “dầu gốc khoáng” khá đơn giản, nguyên liệu cũng dễ khai thác nên giá thành loại dầu này khá thấp. Phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng, thường được sử dụng cho những phương tiện đã lâu đời, động cơ không cần sử dụng đến các loại dầu nhớt cao cấp.
Nhược điểm:
Phần lớn dầu gốc khoáng được chế biến từ dầu thô - một hỗn hợp các phân tử hidrocacbon có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất dẫn đến tính năng bôi trơn không ổn định, đặc biệt trong những điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
Mặt khác, cũng không có cách tuyệt đối nào có thể loại bỏ hết các tạp chất có nguồn gốc từ tự nhiên như paraffin, sáp, silicon, đất,… có trong dầu gốc khoáng. Do đó trong quá trình hoạt động của động cơ, những tạp chất còn sót lại trong dầu nhớt sẽ tạo thành cặn bẩn đóng trên bề mặt các chi tiết. Theo thời gian, những chất cặn này sẽ làm dầu bôi trơn kém hơn, động cơ sẽ mau nóng máy, từ đó xuống cấp nhanh hơn.
Nếu chọn dầu gốc khoáng cho động cơ thì người dùng nên lưu ý một số điểm sau:
Nên thay dầu thường xuyên để giảm thiểu tình trạng nóng máy và xuống cấp.
Không nên dùng cho xe chạy đường dài vì dễ làm động cơ nhanh mài mòn và hư hỏng.
Nếu như loại xe không yêu cầu phải sử dụng dầu tổng hợp thì bạn có thể cân nhắc chọn dầu nhớt gốc khoáng để tiết kiệm chi phí về lâu dài.
Ngoài ra để tránh chọn nhầm thì trên mỗi bao bì của sản phẩm sẽ có một số từ ngữ giúp bạn nhận biết các loại dầu nhớt một cách dễ dàng:
Semi-synthetic: Nhớt bán tổng hợp.
Full synthetic: Nhớt tổng hợp toàn phần.
Không ghi gì: Dầu nhớt gốc khoáng thông thường.
Trong thực tế, sản phẩm nào cũng đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Đối với dầu gốc khoáng cũng không ngoại lệ, dù có nhiều khuyết điểm nhưng dầu gốc khoáng cũng được xem là một trong số những sự chọn lựa cần thiết. Bởi thực tế thì dầu nhớt gốc khoáng vẫn luôn được người tiêu dùng lựa chọn suốt bao năm qua dù đã xuất hiện rất nhiều loại dầu tổng hợp, bán tổng hợp với công nghệ tối ưu cùng những tính năng vượt trội. Tuy nhiên, khi sử dụng dầu nhớt gốc khoáng, cần cân nhắc những yếu tố về quãng đường di chuyển của xe, động cơ mới hay cũ và điều kiện thời tiết để đưa ra quyết định phù hợp.
Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại dầu gốc khoáng đã được cải tiến và kiểm chứng về chất lượng. Dẫn đầu trong số đó là Castrol GTX - một trong những sản phẩm nổi trội của Castrol. Castrol GTX chứa các chất phụ gia có khả năng làm sạch cặn bùn và chống lại sự hình thành cặn bùn mới hiệu quả, đây có thể xem là sự lựa chọn tối ưu nhất thay thế cho các sản phẩm dầu nhớt cùng phân khúc trên thị trường hiện nay.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!
Từ khóa » Nguồn Gốc Dầu Khoáng
-
DẦU GỐC LÀ GÌ?. PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU VỀ DẦU GỐC ...
-
Dầu Khoáng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dầu Khoáng (Mineral Oil) Là Gì? Có Lợi Hay Hại Cho Da Của Bạn
-
Dầu Gốc Khoáng Và Dầu Gốc Tổng Hợp, Phân Loại Và So Sánh
-
Dầu Khoáng Là Gì? - VnReview
-
Dầu Gốc Khoáng Là Gì? - Tân Minh Giang Oil
-
DẦU GỐC TỔNG HỢP CÓ THỰC SỰ TỐT HƠN DẦU GỐC KHOÁNG?
-
Dầu Gốc Khoáng Và Dầu Gốc Tổng Hợp - Wolver Việt Nam
-
Dầu Khoáng Mineral Oil Là Gì? Tìm Hiểu Về Thông Số Dầu Nhớt
-
Dầu Khoáng Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Dầu Khoáng So Với Dầu ...
-
DẦU GỐC LÀ GÌ? SỰ KHÁC NHAU GIỮA DẦU GỐC KHOÁNG VÀ ...
-
Thuốc Trừ Sâu Nguồn Gốc Dầu
-
Tìm Hiểu Về Dầu Gốc
-
Dầu Nhớt Gốc Khoáng Là Gì? Ưu điểm Và Nhược điểm