Dấu Hiệu Bế Sản Dịch ở Phụ Nữ Sau Sinh - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
Có thể bạn quan tâm
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Cơ sở II), bế sản dịch sau sinh là việc tử cung không co bóp dẫn đến sản dịch không được đẩy ra ngoài. Sản phụ cần phải nắm rõ dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh của hiện tượng này để không bị những rối loạn có hại.
TIN LIÊN QUANBS Nguyễn Công Định cho biết, việc xuất hiện sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất thường, sản dịch bị ứ đọng lại sẽ gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm.
Thông thường, sản dịch sẽ ra trong khoảng từ 2-6 tuần. Nhiều nhất là trong 45 ngày. Tuy nhiên, khi phụ nữ sau sinh co thời gian ra sản dịch sau 45 ngày hoặc sinh xong không thấy có sản dịch thì rất có thể sản phụ đã bị bế sản dịch sau sinh.
Một số dấu hiệu nhận biết bế sản dịch sau sinh như sốt 38-39 độ C, đau tức ở vùng bụng dưới; sờ thấy cứng ở bụng, có cục ở trong; sản dịch có mùi hôi tanh vì nhiễm trùng; khi ấn vào đáy tử cung thì đau nhiều.
BS Nguyễn Công Định cho biết thêm, có một số dấu hiệu bất thường về sản dịch mà các sản phụ cần lưu ý như:
- Hết sản dịch ra máu tươi: sản dịch có máu đỏ tươi khi sản dịch đã nhạt đi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức và sản phụ cần thêm thời gian phục hồi. Hiện tượng hết sản dịch lại ra máu tươi hay còn gọi là kinh non sau sinh có thể xảy ra với 25% phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tuần đầu, do niêm mạc tử cung phục hồi và bong tróc. Đây là hiện tượng bình thường, sản phụ không cần quá lo lắng.
- Hết sản dịch ra máu đỏ thẫm: trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều trung bình khoảng 250ml, có màu đỏ thẫm vì khi sản dịch thoát ra ngoài kéo theo các cục máu đông nhỏ. Tình trạng ra máu đỏ thẫm kéo dài hơn 10 ngày sau sinh thì nên đến bác sĩ để kiểm tra lại
- Sản dịch có mùi hôi: đi kèm với triệu chứng đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, các phần phụ như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc nhiễm trùng âm đạo.
- Ra máu nhiều bất thường: máu càng đỏ đậm và có xuất hiện cục máu. Đây có thể là dấu hiệu băng huyết, cần được cấp cứu ngay.
Sản dịch hết nhanh nhưng lại có cảm giác đau, chướng bụng có thể do tử cung có vấn đề.
Hướng dẫn cách nhanh hết sản dịch, BS Nguyễn Công Định chia sẻ, sản phụ sau sinh cần vận động, nghỉ ngơi hợp lý.
- Sau khi sinh, sản phụ chỉ nên nằm yên tĩnh dưỡng trong 8 tiếng đầu tiên. Sau đó thì cần vận động đi lại nhẹ nhàng. Nếu nằm nhiều, không vận động thì tử cung sẽ không co bóp, dẫn đến việc sản dịch không được đẩy ra ngoài.
- Mẹ có thể thoải mái nằm nghiêng trái, nghiêng phải để hỗ trợ cho quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, tránh nằm vắt chéo chân vì sẽ làm cản trở việc đưa sản dịch ra ngoài.
- Trong trường hợp mẹ có tử cung ngả trước và sinh thường thì mỗi ngày có thể nằm sấp từ 20-30 phút. Điều này sẽ giúp sản dịch ra được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sản phụ chú ý vệ sinh vết mổ và vùng kín.
- Đối với các sản phụ sinh mổ, phải thay băng 4-5 lần/ngày trong vài ngày đầu tiên. Như vậy sẽ giúp tránh bị viêm, gây nhiễm trùng hậu sản.
- Sản dịch sẽ ra nhiều trong những ngày đầu sau sinh. Vì thế, mẹ cần phải chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ theo hướng dẫn sau:
+ Thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần.
+ Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, nước muối loãng, nước trà xanh hoặc lá trầu không.
Đặc biệt, sản phụ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý sau khi sinh. Đây là yếu tố sẽ giúp cơ thể phục nhanh chóng phục hồi và tránh được tình trạng bế sản dịch. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho các mẹ:
- Bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu có trong thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ quả…
- Để giúp sản dịch đẩy nhanh ra ngoài và phục hồi tử cung, chị em nên ăn nhiều rau ngót hoặc uống nước rau ngót xay.
Ngoài ra, để tốt nhất thì sản phụ nên cho bé bú ngay khi có thể. Việc này sẽ giúp gắn kết tình mẫu tử, kích thích cho sữa về nhanh hơn. Ngoài ra nó sẽ làm tử cung nhanh phục hồi, hạn chế nguy cơ băng huyết và bế sản dịch sau sinh.
Hà Khanh
ad syt ad
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Hậu Sản Sau Sinh Mổ Là Gì
-
Bác Sĩ Sản Phụ Khoa Giải Thích Hậu Sản Là Gì Và Những Vấn đề Cần ...
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
Lưu ý Khi Chữa Hậu Sản Sau Sinh ở Phụ Nữ | Vinmec
-
Bệnh Hậu Sản: Nhận Biết, Cách điều Trị Và Ngăn Ngừa Hiệu Quả
-
Hậu Sản Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết 13 Vấn đề Sau Sinh Thường Gặp
-
Dấu Hiệu Bị Hậu Sản Sau Sinh Và Những Bệnh Hậu Sản Nguy Hiểm
-
Hậu Sản Mòn – “Kẻ Cắp” Dinh Dưỡng Của Mẹ Và Bé - MarryBaby
-
Phòng Ngừa Bệnh Hậu Sản Sau Sinh - Tuổi Trẻ Online
-
Hậu Sản Và Những Biến Chứng Mẹ Cần Biết
-
Những điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Hậu Sản Sau Sinh | TCI Hospital
-
Bệnh Hậu Sản: Nhận Biết, Cách điều Tri Và Ngăn Ngừa Hiệu Quả
-
CHĂM SÓC HẬU SẢN SAU SINH MỔ - Y Khoa Diamond
-
Cảnh Báo Các Bệnh Hậu Sản Sau Sinh Khiến Nhiều Mẹ Lo Lắng - Procare
-
Hậu Sản Vấn đề Lo Ngại Của Phụ Nữ Sau Sinh