Dấu Hiệu Bệnh Bạch Tạng Là Gì Và Nguyên Nhân Nào Gây Nên Bệnh?
Có thể bạn quan tâm
1. Bạch tạng
Bạch tạng là bệnh có thể mắc phải ở người và một số loài động vật có cấu trúc xương sống. Đây là một bệnh di truyền bẩm sinh do cơ thể bị khiếm khuyết không sản sinh ra chất Melanin, một chất quy định sắc tố da và bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại như tia UV,...
Bạch tạng là bệnh có thể mắc phải ở người và một số loài động vật có cấu trúc xương sống
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà những ai mắc bệnh bạch tạng sẽ có màu tóc, da, màu mắt trắng nhạt không bình thường.
2. Dấu hiệu bệnh bạch tạng
Dấu hiệu bệnh bạch tạng rất dễ để nhận thấy qua màu sắc của một số vùng trên cơ thể như da, tóc và mắt.
2.1. Dấu hiệu ở da
Do sự thiếu hụt của chất Melanin nên làn da của người bạch tạng rất yếu ớt và dễ bị bỏng nắng
Tùy vào từng cơ thể mà người mắc bệnh bạch tạng sẽ có màu da trắng bệch hoặc hồng rất khác so với những người khỏe mạnh bình thường. Đây là một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở người mắc bệnh.
Do sự thiếu hụt của chất Melanin nên làn da của người bạch tạng rất yếu ớt và dễ bị bỏng nắng. Nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, người bệnh ở vùng này thường có nguy cơ bị ung thư da cao hơn so với các vùng khác do phải chịu tác động lớn của ánh nắng mặt trời mà không có yếu tố bảo vệ.
Ngoài ra trên bề mặt da của người bệnh xuất hiện nhiều các mảng nám, đốm nâu, mụn ruồi,...
2.2. Dấu hiệu bệnh bạch tạng ở mắt
Mắt của người bị bệnh bạch tạng có màu nâu nhạt, nâu sẫm, đỏ hồng, hay màu xanh lá. Và màu sắc sẽ sẽ thay đổi theo các độ tuổi, rất khác so với người bình thường.
Bên cạnh đó thị lực của người bệnh cũng sẽ kém dần theo thời gian và dễ bị cận thị hoặc viễn thị, khó để nhìn tập trung về một hướng.
2.3. Dấu hiệu ở tóc
Màu tóc của người bệnh có màu nâu hoặc bạc trắng. Màu tóc có thể sẽ đậm dần khi trưởng thành. Đây cũng là một dấu hiệu rất dễ để nhận biết người bị bạch tạng.
2.4. Nhạy cảm với ánh sáng
Khi bị thiếu hụt Melanin thì tròng đen của mắt có màu trong suốt. Do vậy ánh sáng từ bên ngoài sẽ chiếu thẳng vào bên trong làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và sợ ánh sáng.
Do có những đặc điểm biểu hiện bên ngoài khác so với những người bình thường nên khi bị bệnh mọi người sẽ có tâm lý tự ti và sợ bị kỳ thị. Nhưng nhờ vào sự hiểu biết mà ngày nay xã hội đều rất thông cảm và giúp đỡ những người bị bệnh một cách rất tích cực.
3. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh bạch tạng
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch tạng là do cơ thể không sản sinh ra Melanin
Đây là một bệnh di truyền bẩm sinh, theo nghiên cứu thì cứ 20.000 người thì sẽ có một người bị bạch tạng. Nguyên nhân dẫn đến bị bạch tạng là do khiếm khuyết trên bộ nhiễm sắc thể của người làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Melanin.
Vậy nên nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch tạng là do cơ thể không sản sinh ra Melanin, một chất quyết định sắc tố trên da người.
Do là rối loạn gen bẩm sinh, nên những trẻ em có bố hoặc mẹ bị bệnh thì sẽ có khả năng truyền bệnh rất cao.
4. Giải đáp một số thắc mắc về bệnh bạch tạng
Chắc hẳn mọi người trong chúng ta khi gặp một người mắc bệnh bạch tạng sẽ đặt ra rất nhiều các thắc mắc, như là bệnh bạch tạng có chữa được không? Người mắc bệnh bạch tạng có tuổi thọ cao không,... Và dưới đây sẽ là giải đáp một số các thắc mắc giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
4.1. Người bạch tạng có sống thọ không?
Có lẽ đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Theo khảo sát thì những người bạch tạng vẫn có tuổi thọ khá cao như những người bình thường. Nhưng do sự thiếu hụt Melanin sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gây ra một số chứng bệnh như: bệnh Hermansky-Pudlak, bệnh Griscelli, bệnh Chediak-Higashi,...
Dấu hiệu bệnh bạch tạng khá rõ ràng và người bạch tạng vẫn có tuổi thọ khá cao như những người bình thường
Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể hoàn toàn yên tâm vì nếu duy trì chế độ sinh hoạt khoa học. Và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ thì bạn vẫn sẽ có một cuộc sống như những người bình thường và duy trì được tuổi thọ.
Có một lưu ý để giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì những người bạch tạng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Vì làn da sẽ rất dễ bị các tia UV có hại làm tổn thương và tệ hơn là ung thư da.
4.2. Bệnh bạch tạng có thể chữa không?
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị được dứt điểm bệnh bạch tạng, vì khi các sắc tố trên cơ thể đã thay đổi thì không thể trở lại như bình thường. Mọi người không cần quá lo lắng vì không thể chữa trị khỏi nhưng vẫn có các phương pháp giúp bệnh không tiến triển xấu đi. Ví dụ như:
-
Đeo kính áp tròng để tăng thị lực.
-
Đeo kính râm khi ra ngoài trời.
-
Mặc quần áo kín có khả năng chống tia UV.
-
Phẫu thuật mắt để khắc phục tình trạng rung giật của mắt.
-
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu áp dụng theo được những phương pháp trên, chắc chắn rằng những người bị bệnh bạch tạng đều có thể sống khỏe mạnh bình thường như bao người khác. Và điều quan trọng nữa đó là hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan thì không có căn bệnh nào làm khó được bạn.
4.3. Bệnh bạch tạng có lây lan không?
Nếu bạn đang thắc mắc rằng bệnh bạch tạng có lây qua tiếp xúc trực tiếp hay không thì câu trả lời là hoàn toàn không. Bởi vì như đã nói ở trên, bạch tạng là bệnh di truyền bẩm sinh do khiếm khuyết gen lên không có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp.
Vì vậy người đang mắc bệnh có thể hoàn toàn yên tâm và mọi người xung quanh có thể hiểu, giúp đỡ và thông cảm hơn với người bạch tạng.
5. Cách phòng bệnh bạch tạng cho con cháu
Để phòng ngừa được bệnh bạch tạng là một vấn đề gặp rất nhiều khó khăn. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất đó là nếu trong gia đình bạn có tiền sử người bị bạch tạng thì trước khi sinh con bạn hãy đi xét nghiệm xem mình có mang gen lặn bạch tạng hay không.
Nếu gia đình có người bị bệnh bạch tạng thì bạn cần đi khám thai để kiểm tra
Vì nếu mang gen lặn thì khả năng rất cao đứa con khi sinh ra sẽ bị bạch tạng. Để chắc chắn hơn thì cả hai bố mẹ cần đi làm xét nghiệm sắc đồ.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp giải đáp được một số thắc mắc về bệnh bạch tạng và các dấu hiệu bệnh bạch tạng. Nhờ đó mà chúng ta có thể đồng cảm, giúp đỡ những người không may mắn bị bệnh để giúp họ lạc quan hơn trong cuộc sống.
Từ khóa » Bộ Nst 2n Của Người Bị Bạch Tạng Có
-
Bộ NST Của Người Bị Bạch Tạng Có Bao Nhiêu?
-
Bộ NST Của Người Bị Bạch Tạng Có Bao Nhiêu?
-
Bộ Nhiễm Sắc Thể Của Người Bị Bạch Tạng Câu Hỏi 1453117
-
Bộ NST Của Người Bị Bạch Tạng Có Bao Nhiêu? - Trắc Nghiệm Online
-
Bệnh Bạch Tạng ở Người Là Do đột Biến Nào Gây Nên? - Vinmec
-
Em Hãy Cho Biết Bộ NST Của Người Bị Bệnh Bạch Tạng ... - MTrend
-
Em Hãy Cho Biết Bộ NST Của Người Bị Bệnh Bạch Tạng?? Giúp Mình ...
-
Bài 29. Bệnh Và Tật Di Truyền ở Người - Hoc24
-
Số Nhiễm Sắc Thể ở Các Loài – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đột Biến Sinh Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hội Chứng Down (Trisomy 21) - Khoa Nhi - Cẩm Nang MSD
-
Hội Chứng Klinefelter (47, XXY) - Khoa Nhi - Cẩm Nang MSD