Dấu Hiệu Bệnh Sởi Và Thủy đậu ở Trẻ Em: Làm Sao để Phân Biệt?
Có thể bạn quan tâm
Sởi và thủy đậu đều là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, hai căn bệnh này có những dấu hiệu mà các bậc phụ huynh khó lòng phân biệt, ví dụ như sốt cao khi bị thủy đậu dễ nhầm lẫn với sốt cao khi bị sởi. Điều này khiến việc điều trị cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Hãy chuyên gia Hapacol cùng tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu bệnh sởi và thủy đậu cũng như học cách phân biệt chúng qua bài viết sau đây nhé!
Mặc dù thủy đậu có những dấu hiệu giống với dấu hiệu bệnh sởi nhưng thật ra, chúng có những điểm khác nhau khá rõ ràng.
1. Bệnh sởi và thủy đậu khác nhau như thế nào?
Dấu hiệu
Dấu hiệu bệnh thủy đậu
- Phát ban bắt đầu xuất hiện trên ngực, mặt và lưng. Sau đó, ban có khả năng lan sang phần còn lại của cơ thể.
- Sốt cao khi bị thủy đậu.
- Đau đầu.
- Mệt mỏi.
- Giảm cảm giác thèm ăn.
Dấu hiệu bệnh sởi
- Phát ban lần đầu xuất hiện ở chân tóc hoặc trán, sau đó lan xuống các bộ phận khác của cơ thể. Ngày thứ hai, ban đỏ bắt đầu mọc san ngực lưng cánh tay. Ngày thứ ba, ban bắt đầu lan đến bụng, mông, đùi, chân. Khi mọc đến chân thì hết sốt và ban bắt đầu mờ dần.
- Sốt cao trên 39ºC.
- Ho khan kéo dài, khàn tiếng.
- Sổ mũi.
- Mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
- Viêm (viêm kết mạc), viêm màng tiếp hợp.
- Các đốm Koplik (đốm nhỏ màu đỏ, ở giữa có màu trắng xanh được tìm thấy bên trong khoang miệng, nhất là ở phần má).
Hai bệnh đều gây ra phát ban nói chung nhưng hình dạng các nốt phát ban khác nhau có thể giúp phân biệt được loại bệnh. Đây cũng là cách đơn giản nhất để phân biệt.
- Phát ban thủy đậu bắt đầu bằng những vết sưng đỏ hoặc nổi sẩn lên. Các vết này sau đó biến thành mụn nước có chứa chất lỏng ở bên trong. Chúng sẽ bị vỡ ra, chảy dịch trước khi khô lại và đóng vảy.
- Phát ban sởi xuất hiện dưới hình dạng các đốm đỏ phẳng trên da, đôi khi có các vết sưng nổi lên. Nếu có các vết sưng, bên trong sẽ không có dịch lỏng như mụn nước. Các đốm phát ban bệnh sởi có thể lan rộng cùng nhau ra các khu vực khác.
Thời gian lây nhiễm
Hai bệnh này đều rất dễ lây truyền từ người sang người.
Thủy đậu lây qua đường hô hấp, bạn sẽ có nguy có mắc thủy đậu nếu tiếp xúc với nước bọt người bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan khi bạn tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus hoặc với chất lỏng từ các mụn nước vỡ ra. Thời gian lây truyền thủy đậu là từ 2 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho đến lúc nốt mụn nước bị vỡ.
Tương tự, bệnh sởi cũng có khả năng lây nhiễm trong không khí khi tiếp xúc với nước bọt của người bệnh, cũng như tiếp xúc với bề mặt đã nhiễm virus. Thời gian lây lan từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi hết phát ban.
2. Điều trị bệnh sởi và thủy đậu
Vì cả thủy đậu lẫn bệnh sởi đều do cơ thể bị nhiễm virus nên việc điều trị cần tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng cho đến khi hết nhiễm trùng.
Nếu bạn nghĩ mình đã tiếp xúc với nguồn bệnh sởi hoặc thủy đậu nhưng vẫn chưa được tiêm phòng trước đó, bạn có thể tiêm vắc-xin với một loại protein được gọi là globulin miễn dịch. Đây được xem như một biện pháp phòng ngừa sau phơi nhiễm.
Bệnh sởi
Do chưa có cách điều trị chính xác dành cho bệnh này, khi nhận thấy dấu hiệu bệnh sởi, bạn cần đến gặp bác sĩ để xem phác đồ chữa trị phù hợp nhất. Việc điều trị sẽ bao gồm:
- Hạ sốt: Sử dụng thuốc paracetamol, thuốc kháng histamine, loratadin, diphenhydramin, thuốc ho, long đờm hoặc dùng cách hạ sốt thông thường như lau mát.
- Kem bôi ngoài da
- Sát trùng mũi họng: nhỏ mũi, nhỏ mắt bằng dung dịch sát khuẩn…
- Khi bị bội nhiễm sẽ dùng kháng sinh hoặc corticoid. Bội nhiễm dễ gây ra trường hợp biến chứng như viêm thanh quản, sởi ác tính, viêm não. Đặc biệt cần tuân theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu hiện tại chưa có thuốc điều trị, chỉ có thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể tự điều trị tại nhà, nhưng nếu xuất hiện biến chứng, cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng như liệu trình của bác sĩ.
Những vấn đề cần lưu ý khi muốn người bệnh thủy đậu hoặc sởi mau thuyên giảm và an toàn:
- Chủ động cách ly để tránh gây lây truyền bệnh cho người khác.
- Khi dấu hiệu của biến chứng xuất hiện, đưa ngay người bệnh đến khám chữa bệnh tại bệnh viện uy tín một cách kịp thời.
- Dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh cơ thể, tắm bằng nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước ấm.
- Không gãi vào các mụn nước thủy đậu để tránh tình trạng lây lan.
- Không được dùng kem trị ngứa có chữa phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Tuyệt đối không sử dụng các thuốc như Tetaxilin hoặc Penixilin hay thuốc đỏ. Dùng thuốc Methylen khi mụn nước bị vỡ ra.
- Bạn có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm ngăn sẹo và kháng viêm.
3. Phòng ngừa bệnh sởi và thủy đậu
Bệnh sởi
Chủ động tiêm vắc xin để phòng bệnh sởi, làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại cơ sở chung, đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi. Mũi đầu tiên tiêm từ 12-15 tháng tuổi, mũi thứ hai trong độ tuổi từ 4-6 tuổi.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sởi:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ em.
- Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.
- Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
- Uống nhiều nước.
- Cung cấp thêm nhiều vitamin A như cà rốt, rau xanh và các quả có màu vàng, cam.
Bệnh thủy đậu
Vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao, lâu dài, giúp cơ thể chống lại virus thủy đậu, tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên được tiêm 1 lần. Trẻ em từ 1-13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. Trẻ em trên 13 tuổi chưa bị thủy đậu bao giờ nên tiêm 2 lần, cách nhau từ 4-8 tuần. Khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh thủy đậu, cần tập trung tiêm chủng trong 3 ngày sau đó.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu:
- Không sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người bị thủy đậu.
- Không chạm vào các mụn nước thủy đậu.
- Giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh sạch sẽ.
[irp posts=”30225″ name=”Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sởi”]
4. Bảng tóm tắt sự khác nhau giữa bệnh sởi và thủy đậu
Đặc điểm | Bệnh sởi | Bệnh thủy đậu |
---|---|---|
Thời gian ủ bệnh | 10-14 ngày | 10-21 ngày |
Giai đoạn lây truyền | 4 ngày trước khi phát ban xuất hiện cho đến 4 ngày sau đó | 2 ngày trước khi phát ban và kéo dài đến khi mụn nước vỡ ra |
Phát ban | Nổi ban trên da, không ngứa | Nổi các vết đỏ, ngứa và trở thành mụn nước |
Sốt | Có sốt khi bị sởi | Có sốt cao khi bị thủy đậu |
Sổ mũi | Có | Không |
Đau họng | Có | Không |
Ho | Có | Không |
Viêm kết mạc | Có | Không |
Tổn thương trong miệng | Có. Có thể tìm thấy đốm Koplik trong miệng trước khi phát ban | Có. Mụn nước có khả năng hình thành trong miệng |
Vắc-xin phòng bệnh | Có | Có |
Nguồn tham khảo:
Chickenpox vs. measles: What’s the difference? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322637.php
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » Nốt Thủy đậu Bị Sưng đỏ
-
Nốt Thủy đậu Bị Nhiễm Trùng Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Thế Nào?
-
Bị Thủy đậu Sưng đỏ Có Nguy Hiểm Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Các Nốt Mụn Thủy đậu Bị Sưng Và Mưng Mủ, Có đáng Lo? | Vinmec
-
Điều Trị đúng Cách Các Nốt Thủy đậu Có Mủ | Medlatec
-
Triệu Chứng Thủy đậu: Cách Nhận Biết Và Giải Pháp Tránh để Lại Sẹo
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Khỏi Bệnh Thủy đậu - VNVC
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị Nhanh Khỏi
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Bệnh Thủy đậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Đừng Coi Thường Bệnh Thủy đậu ở Người Lớn
-
Triệu Chứng Của Bệnh Thuỷ đậu Và Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Thủy đậu: Triệu Chứng, Biến Chứng, Cách điều Trị Và Lưu ý
-
Phòng Ngừa Biến Chứng Bệnh Thủy đậu - Trang Chủ - Cổng Thông Tin ...
-
Biến Chứng Không Ngờ Tới Khi "dính" Bệnh Thuỷ đậu