Dấu Hiệu Chàm Sữa Giúp Mẹ Nhận Biết Phân Biệt Với Bệnh Khác!
Có thể bạn quan tâm
Chàm sữa là một dạng tổn thương da mãn tính xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Bệnh với các triệu chứng như đỏ da, ngứa ngáy, bong tróc vảy khiến phụ huynh rất dễ nhầm lấn với các bệnh viêm da khác như phấn trắng, mề đay, chốc lở. Do đó, cha mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về dấu hiệu của chàm sữa để kịp thời nhận biết và có biện pháp xử lý hiệu quả.
Mục lục
- Điều gì gây ra chàm sữa ở trẻ?
- Dấu hiệu nhận biết quá từng giai đoạn
- Giai đoạn hồng ban
- Giai đoạn mụn nước
- Giai đoạn lên da non
- Giai đoạn lichen hóa
- Dấu hiệu nhận biết qua từng độ tuổi
- TRẺ SƠ SINH (6 THÁNG ĐẦU)
- EM BÉ (6-12 THÁNG)
- TRẺ MỚI BIẾT ĐI (2-5 TUỔI)
- TRẺ EM (5 TUỔI +)
- Chăm sóc trẻ như thế nào khi con bị chàm sữa?
- Chế độ dinh dưỡng
- Vệ sinh và tắm rửa
- Môi trường sống xung quanh
- Có nên tự mua thuốc bôi trị chàm cho trẻ?
Điều gì gây ra chàm sữa ở trẻ?
Chàm sữa là một bệnh lý phức tạp về da, do đó nguyên nhân chính xác gây nên chàm sữa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, chàm sữa khởi phát là do sự kết hợp của yếu tố bên trong cơ thể và các yếu tố kích hoạt từ môi trường bên ngoài bao gồm:
Yếu tố bên trong
- Gen di truyền
- Cơ địa nhạy cảm
Yếu tố bên ngoài
- Dị ứng với thực phẩm: Hải sản, đậu phộng, thực phẩm lên men,…
- Tiếp xúc với các dị nguyên: Mỹ phẩm, chất tẩy rửa, hóa chất,…
- Ảnh hưởng từ môi trường và khí hậu
- Một số tác nhân khác: quần áo, dị ứng lông động vật,…
Nghiên cứu cho thấy rằng, sự kết hợp của một hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các yếu tố tác động tù bên ngoài môi trường sẽ tạo ra quá trình viêm da. Chính tình trạng viêm da này gây ra các triệu chứng dỏ, ngứa ngáy, đau dát, khô da và bong vảy của hầu hết các loại bệnh chàm.
Để biết thêm thông tin về chàm sữa, bố mẹ có thể liên hệ Zalo chuyên gia 0862.241.650 hoặc tổng đài miễn cước 1800.6225.➤ Để tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây chàm sữa, bạn có thể đọc thêm: Tổng hợp nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa
Dấu hiệu nhận biết quá từng giai đoạn
Chàm sữa được chia thành 4 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn hồng ban
- Giai đoạn mụn nước
- Giai đoạn lên da non
- Giai đoạn liken hóa
Ở từng giai đoạn, chàm sữa gây ra những hình thái tổn thương và triệu chứng kháu nhau. Tuy nhiên ngứa ngáy là triệu chứng xuyên suốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát, có giai đoạn bùng phát mạnh xen lẫn một số giai đoạn thuyên giảm.
Dấu hiệu chàm sữa biểu hiện ở từng giai đoạn cụ thể như sau
Giai đoạn hồng ban
- Dấu hiệu ban đầu của bệnh chính là da bé bắt đầu xuất hiện mẩn đỏ hay còn gọi là hồng ban, hơi cộm nhẹ và không có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh
- Vị trí thường gặp là 2 bên má, thường xuất hiện đối xứng nhau, nếu không kịp thời phát hiện có thể lan ra đầu, cổ, tay chân và cả thân mình. Đặc biệt, khác với các bệnh khác, vùng tã lót và vùng nách của bé thường không bị ảnh hưởng
- Quan sát kỹ ở vùng da xung huyết nhận thấy các sẩn tròn nhỏ (thực chất là mụn nước sắp nổi)
- Khi sờ vào có cảm giác thô ráp, da đóng vảy không còn mịn màng như trước nữa
- Ở giai đoạn này, tổn thương da thường gây ngứa dữ dội
Giai đoạn mụn nước
- Mụn nước bắt đầu nổi ở bề mặt vết/ đám đỏ
- Số lượng mụn nước nhiều, kích thước khoảng 1 – 2mm và mọc san sát nhau
- Mụn nước nông và có xu hướng tự vỡ
- Khi mụn nước vỡ, xuất hiện thêm lớp mụn nước đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác và có tính chất tuần hoàn
- Giai đoạn này thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
- Mụn nước vỡ gây chảy dịch vàng, khô lại và đóng vảy trên da.
- Giai đoạn chảy nước này thời điểm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu mẹ không vệ sinh da bé cẩn thận vùng da bị chàm có thể bị chảy máu.
- Thêm vào đó, ki các mụn nước vỡ ra sẽ gây bết dính lên vùng chàm tạo thành lớp hóa sừng bì cứng.
Giai đoạn lên da non
- Sau một thời gian chảy dịch, da bắt đầu khô lại, đóng lớp vảy tiết dày
- Các lớp da non bắt đầu hình thành còn những lớp khô cứng sẽ từ từ bong ra
- Khi lớp vảy bong ra để lại bên dưới lớp da nhẵn bóng và có màu sẫm hơn vùng da xung quanh
- Giai đoạn lên da non xảy ra tương đối ngắn, khoảng 1-3 ngày tuy nhiên lớp da non khiến bé ngứa ngáy và khó chịu trong suốt thời gian dài.
Giai đoạn lichen hóa
- Lớp da mỏng vừa hình thành ở giai đoạn lên da non rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.
- Eczema tiến triển lâu ngày da càng ngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp , sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt như trong bệnh lichen, quá trình này gọi là lichen hoá.
- Ngứa tồn tại dai dẳng
Dấu hiệu nhận biết qua từng độ tuổi
Ngoài cách nhận biết qua giai đoạn, phụ huynh cũng có thể nhận biết chàm sữa tùy và độ tuổi của trẻ. Quan sát kỹ, các mẹ sẽ thấy được chàm sữa có hình dạng và vì trí tổn thương khác nhau ở trẻ sơ sinh, trẻ biết đi so với trẻ lớn. Cụ thể như sau:
TRẺ SƠ SINH (6 THÁNG ĐẦU)
- Bệnh chàm thường xuất hiện ở mặt, má, cằm, trán và da đầu. Nó cũng có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể. Đặc biệt, khác với các bệnh khác, vùng tã lót và vùng nách của bé thường không bị ảnh hưởng.
- Da ở giai đoạn này cũng có xu hướng trông đỏ hơn và gây dát da bé.
EM BÉ (6-12 THÁNG)
- Ở giai đoạn này, bệnh chàm thường xuất hiện ở khuỷu tay và đầu gối của bé – những nơi dễ bị trầy xước hoặc cọ xát khi con bò.
- Nếu bị nhiễm trùng, vùng da bị tổn thương có thể hình thành lớp vảy màu vàng do dịch tiết ra kèm theo mủ mụn nổi trên da.
TRẺ MỚI BIẾT ĐI (2-5 TUỔI)
- Ở giai đoạn này, chàm sữa có nhiều khả năng xuất hiện ở các nếp gấp của khuỷu tay và đầu gối, hoặc trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay của con. Ngoài ra, chúng có có thể xuất hiện trên vùng da quanh miệng và mí mắt của trẻ.
- Lúc này, da con thường có triệu chứng khô hơn và bong vảy, da trở nên dày hơn, trên các vùng da tổn thương để lại các vết hằn sâu – đây được gọi là lichen hóa.
TRẺ EM (5 TUỔI +)
- Chàm sữa thường xuất hiện ở nếp gấp của khuỷu tay hoặc đầu gối. Đôi khi, chúng chỉ xuất hiện ở tay.
- Khi cha mẹ thấy con có các vết đỏ và ngứa phía sau tai, trên bàn chân hoặc da đầu của con thì đó có khả năng là một dấu hiệu của tình trạng của viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã tồn tại cùng với chàm sữa.
☛ Tham khảo thêm tại: Hình ảnh nhận biết chàm sữa ở trẻ
Chăm sóc trẻ như thế nào khi con bị chàm sữa?
Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm dần (khi trẻ trên 1 tuổi) và có thể tự khỏi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.
Chàm sữa là một bệnh rất khó điều trị khỏi hẳn và dễ tái phát khi gặp các tác động từ bên ngoài như thời tiết thay đổi hoặc khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da của bé và hạn chế tái phát của bệnh. Việc tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây khó chịu cho bé và khiến chàm sữa trở thành mãn tính. Ðể điều trị hiệu quả, bố mẹ phải hết sức lưu ý từ việc ăn uống đến môi trường xung quanh, cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng
- Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, tốt nhất là để bé bú sữa mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.
- Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua…), thực phẩm lên men, đậu phộng…
- Đối với những mẹ đang cho con bú cũng cần lưu ý những thực phẩm có thể gây dị ứng trên
- Cần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn của cả mẹ và bé, ăn quá nhiều chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến chàm sữa khởi phát.
Vệ sinh và tắm rửa
- Thường xuyên vệ sinh cho da của bé
- Nên dùng nước ấm, khoảng 35-36 độ C để tắm cho con. Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tránh sử dụng sữa tắm tạo nhiều bọt để tắm cho con vì nó dễ làm khô da. Bố mẹ nên chọn các loại sữa tắm ít bọt, có nguồn gốc từ thiên thiên lành tính với làn da nhạy cảm của trẻ.
- Sau khi tắm xong, dùng khăn bông, vải mềm để lau khô da bé, chú ý các vùng bẹn, nách, cổ, sau tai.
- Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, hạn chế dùng xà phòng hoặc sữa tắm. Nếu có sử dụng sữa tắm, bố mẹ hãy chọn loại không gây kích ứng da bé.
- Quần áo của con cần chọn những loại vải mềm, chất liệu bông và thấm hút mồ hôi tốt
- Không cho bé mặc những loại quần áo bằng len, chất liệu từ sợi tổng hợp vì có thể gâu bí tắc da hoặc cọ xát vào khiến da của con bị tổn thương.
- Giữ cho da bé luôn khô, tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt bằng cách thay tã lót thường xuyên.
Môi trường sống xung quanh
- Nơi ở của bé cần thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết, tránh các môi trường nhiều khói thuốc và bụi bặm
- Thường xuyên vệ sinh nơi và các đồ dùng của con như đệm, chăn, gối, giường của bé.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với động vật nuôi như chó, mèo, bởi lông động vật cũng có thể khiến bé bị chàm sữa
Xem thêm: Tất tần tật những lưu ý cần biết khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa
Có nên tự mua thuốc bôi trị chàm cho trẻ?
Chàm sữa hoàn toàn có thể tự khỏi nếu mẹ phát hiện ra sớm và thực hiện những phương pháp điều trị đúng cách và hợp lí. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng thêm các loại kem bôi ngoài da cho con để rút ngắn quá trình điều trị chàm sữa.
Tuy nhiên, nếu phải sử dụng thuốc bôi, cha mẹ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn sản phẩm. Tốt nhất là các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để chọn thuốc phù hợp và an toàn cho bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể lựa chọn các sản phẩm bôi ngoài da có thành phần tự nhiên, không chứa corticoid, an toàn với làn da của con. Ba mẹ tham khảo sản phẩm Kem trị chàm sữa Sodermix
Mẹ có thể yên tâm dùng SODERMIX® CREAM bởi thành phần 100% tự nhiên, an toàn với da của trẻ. Chiết xuất từ cà chua xanh có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một loại enzyme chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể, do đó có tác dụng kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác ngứa, giảm triệu chứng khó chịu của chàm sữa ở trẻ.
Ngoài ra, trong thành phần của Sodermix còn có tinh dầu paraffin từ quả bơ làm giữ ẩm và phục hồi vùng da bị chàm. Để chàm trên má bé hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da của con, mẹ hãy sử dụng kem bôi sodermix ngay từ khi trẻ bắt đầu hình thành những triệu chứng chàm sửa trên da để ngăn chặn tức thời sự tiến triển của vùng chàm da.
Công dụng của sản phẩm trong việc trị chàm sữa giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và phục hồi tổn thương đã được chứng minh lâm sàng, mẹ có thể xem chi tiết tại: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Bài viết trên đã liệt kê những dấu hiệu chàm sữa ở trẻ. Mong rằng với những thông tin đã nêu trên, các mẹ có thể phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị chàm sữa kịp thời. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Nguồn: Sodermix.vn
Chia sẻ0Từ khóa » Hiện Tượng Chàm Sữa Là Gì
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Chàm Sữa? | Vinmec
-
Chàm Sữa: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc Bé | Vinmec
-
Trẻ Bị Chàm Sữa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Chàm Sữa Là Gì - Tất Tần Tật điều Mẹ Nên Biết Khi Con Bị Chàm Sữa
-
Bệnh Chàm Sữa ở Trẻ Nhỏ: Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Chàm Sữa Chữa Trị Như Thế Nào? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chàm Sữa ở Trẻ Em: Xử Trí Thế Nào Cho đúng
-
Bé Bị Chàm Sữa - Mách Mẹ 7 Cách Chữa Nhanh Nhất Tại Nhà - Dizigone
-
Bệnh Chàm Sữa Và Viêm Da Cơ địa Có Gì Khác Nhau? - Thuốc Dân Tộc
-
Chàm Sữa Ở Trẻ Em Và Những Điều Cơ Bản Ba Mẹ Cần Biết
-
Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Trị Và Phòng ...
-
Bệnh Chàm ở Trẻ Sơ Sinh: Bật Mí Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tại Nhà
-
Trẻ Bị Chàm ở Má: Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Cho Bé Mà Mẹ Cần Biết
-
Chàm Sữa Là Gì? Bị Chàm Sữa Bôi Dầu Dừa được Không?