Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thực Sự & Phân Biệt Chuyển Dạ Giả | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Quá trình chuyển dạ xảy ra như thế nào?
Chuyển dạ là một quá trình sinh lý có hiện tượng ban đầu là cơn gò tử cung xuất hiện một cách đều đặn, ngày một tăng dần, sự tiến triển của ngôi thai lọt qua khung chậu của mẹ, sự xóa mở cổ tử cung cùng với sức rặn của mẹ, kết quả thai nhi và nhau được sổ ra ngoài một cách trọn vẹn.
Bao nhiêu câu hỏi sẽ đến với mẹ, làm sao để biết dấu hiệu chuyển dạ sinh thật sự, có khi nào đau bụng mà chưa chuyển dạ thật sự không, xuất hiện các dấu hiệu nào mà mẹ phải đến ngay bệnh viện nơi có khoa sản. Đặc biệt đối với mẹ lần đầu sinh con, điều này càng làm cho mẹ lo lắng và không yên tâm khi mà ngày dự sinh càng đến gần. Đó là tất cả các câu hỏi mẹ cần biết, mẹ cần phân biệt rõ dấu hiệu chuyển dạ thật sự và dấu hiệu chuyển dạ giả.
Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh con (chuyển dạ) trước 1 tuần cần đến bệnh viện
Dấu hiệu chuyển dạ sinh thật sự xảy ra như thế nào?
- Mẹ bắt đầu cảm nhận được cơn đau bụng hoặc cơn đau lưng, đặc điểm cơn đau bụng là đau bụng từng cơn, khi mẹ lấy tay sờ vào bụng thì thấy bụng gò cứng dưới bàn tay. Mỗi cơn đau bụng như vậy kéo dài khoảng 20 – 30 giây, sau đó nghỉ 3 – 4 phút. Rồi tiếp tục xuất hiện cơn đau tiếp theo đó, theo dõi trong khoảng 10 phút có thể có 2 – 3 cơn đau bụng. Cơn đau bụng ngày một tăng dần, không có dấu hiệu ngừng đau, đây là đặc điểm quan trọng mà mẹ cần nắm, khi đã vào cơn đau bụng chuyển dạ sinh thật sự, thì cơn đau bụng liên tục ngày một tăng dần, đều đặn. Khi có cơn đau bụng thì thành bụng của mẹ sẽ xuất hiện cơn gò cứng, mẹ cảm nhận được khi sờ tay vào thành bụng. Cơn gò tử cung ngày càng tăng về tần số và cường độ.
- Đi kèm với cơn đau bụng, mẹ sẽ thấy ra nhớt hồng âm đạo. Khi có sự chuyển dạ, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.
- Trong một số trường hợp, mẹ thấy ra nước ối âm đạo, dấu hiệu này thường xảy ra đột ngột và tự nhiên, thường vào ban đêm, cảm giác ra nước làm ướt quần. Sau khi ra nước âm đạo, mẹ thấy dấu hiệu đau bụng.
- Khi mẹ đến bệnh viện, được các bác sĩ chuyên khoa sản khám vào đánh giá: kết quả trên monitoring sản khoa, xuất hiện cơn gò tử cung, mỗi 10 phút có 2 – 3 cơn gò, có cường độ 40 – 80 mmHg.
- Khám âm đạo cổ tử cung có hiện tượng xoá mở, biểu hiện cổ trong và cổ ngoài tử cung nhập lại với nhau tạo thành một cái phên mỏng gọi là xóa và từ từ cổ tử cung mở ra. Trung bình mở 2 – 3 cm, xóa 60 -70%. Phần trình diện ngôi thai tại cổ tử cung mà bác sĩ khám xác định được đó là đầu thai nhi, thông qua túi ối, có thể xác định túi ối dẹt (túi ối dẹt, đầu thai nhi dính sát với màng ối) hoặc túi ối phồng (đầu thai nhi với màng ối có một lượng nước ối ở giữa).
Trên đây là những dấu hiệu chuyển dạ sinh thật sự. Quá trình một cuộc đau bụng chuyển dạ sinh kéo dài trung bình 16 tiếng ở mẹ có thai lần đầu tiên, và 8 tiếng ở mẹ đã sinh lần thứ 2 trở đi.
Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh
Chuyển dạ giả (cơn gò Braxton Hicks) xảy ra như thế nào?
- Dấu hiệu chuyển dạ giả thường xuất hiện vào cuối thai kỳ và xảy ra trước khi sinh 4 – 6 tuần. Biểu hiện cơn gò Braxton Hicks, mẹ sẽ có cảm giác tử cung gò cứng dưới da bụng khi tay sờ vào thành bụng. Theo What to Expect, nguyên nhân gây ra các cơn gò Braxton Hicks là do hormone trong cơ thể mẹ đang gửi "thông điệp" báo hiệu mẹ bắt đầu vào quá trình chuẩn bị sinh con.
- Với cơn gò Braxton Hicks, ban đầu mẹ sẽ không có cảm giác đau, nhưng càng về sau, tuổi thai lớn mẹ sẽ có cảm giác đau nhẹ, đặc tính của cơn gò Braxton Hicks là gò từng cơn không đều đặn, đôi khi co thắt có thể gây cho mẹ đau bụng, nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau. Trong một ngày có thể có 3 – 4 cơn gò, nhưng cũng có khi ít hơn. Cơn gò Braxton Hicks giúp cho thai nhi bình chỉnh ngôi thai trong tử cung của mẹ được tốt. Ngôi thai trở nên ngôi thuận. Trong cơn gò Braxton Hicks không cần phải dùng thuốc.
Các nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ giả
- Dấu hiệu chuyển dạ giả có thể nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, biểu hiện cơn đau bụng nhiều, đau co thắt, thường xảy ra sau khi mẹ ăn hay uống một loại thực phẩm có nhiễm khuẩn. Cơn đau bụng có thể kèm theo nôn ói, tiêu chảy. Trên lâm sàng có xuất hiện cơn gò nhẹ, khi đo [Monitoring sản khoa thì không có cơn gò tử cung thật sự. Khám âm đạo thì cổ tử cung đóng kín.
- Việc điều trị dùng thuốc chống co thắt như: spasmaverin, spasless có thể giảm cơn co thắt, kết hợp điều trị thuốc đặc trị rối loạn tiêu hóa, tùy thuộc việc đánh giá nguyên nhân gây đau bụng mà mẹ có thể được dùng thuốc kháng sinh đường ruột, men tiêu hóa hỗ trợ. Bệnh sẽ ổn định.
- Ngoài ra cơn chuyển dạ giả do nguyên nhân khác như: cơn đau quặn thận do sỏi, viêm ruột thừa, viêm đại tràng co thắt … đều gây cơn đau bụng và kéo tử cung có cơn gò nhẹ. Khi xác định cơn gò bằng Monitoring sản khoa thì hoàn toàn không có cơn gò và cổ tử cung đóng kín khi khám âm đạo. Việc điều trị của mẹ cần khai thác bệnh sử kỹ và khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân sẽ đem lại kết quả tốt.
Các cơn co thắt trong quá trình chuyển dạ giả không làm giãn cổ tử cung như chuyển dạ thật và hầu hết các chuyên gia tin rằng co bóp tử cung sẽ làm săn chắc cơ tử cung và tăng lưu lượng máu đến thai. Mặt khác, các cơn co này cũng giúp đẩy thai nhi vào vị trí thích hợp cho quá trình chuyển dạ. Trong quá trình các cơn co diễn ra, đầu của em bé được đẩy xuống gần khung xương chậu và cổ tử cung, để em bé có thể dễ dàng chui qua ống sinh khi chuyển dạ thật.
Tham khảo: Hiện tượng đau đẻ
Cần làm gì để giảm bớt khó chịu khi gặp phải các cơn đau chuyển dạ giả?
Trên thực tế mẹ không cần quá lo lắng vì chuyển dạ giả là một cách bình thường để cơ thể thích nghi, và sẵn sàng với những cơn chuyển dạ thật. Nếu quá khó chịu, mẹ hãy thử một vài cách dưới đây:
- Đi dạo, thay đổi vị trí hoặc đứng dậy và di chuyển sẽ giúp các cơn co thắt chuyển dạ giả dừng lại.
- Nếu đã hoạt động nhiều, hãy ngủ hoặc nghỉ ngơi trong chốc lát.
- Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc nghe nhạc.
- Uống đủ nước
- Massage thư giãn.
Một số lưu ý cho mẹ vào những tháng cuối mang thai
Lời khuyên cho mẹ gần đến ngày sinh, mẹ cần chuẩn bị đồ dùng cho bé và đồ dùng cho mẹ khi đi sinh, thời gian nằm viện có thể từ 3 – 7 ngày, tùy thuộc vào việc sinh thường hay sinh mổ. Mẹ cần chuẩn bị ngay từ bây giờ (khi thai nhi 35 tuần – 37 tuần) đầy đủ những đồ dùng cần thiết, những hồ sơ giấy tờ, thông tin mà Bệnh viện yêu cầu, trên các trang điện tử của Bệnh viện, sẽ có những thông tin dành cho mẹ bầu đi sinh, mẹ có thể tham khảo. Hồ sơ khám thai của mẹ cần được xếp ngay ngắn, theo từng đợt khám thai, các kết quả khám thai, kết quả siêu âm thai, kết quả xét nghiệm và những hồ sơ khác mẹ cần để trong một cái túi hồ sơ. Đặc biệt mẹ cần lưu ý photo giấy chứng minh thư của mẹ, sổ hộ khẩu có tên của mẹ. Chuẩn bị tiền, hay sổ bảo hiểm được chi trả.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh thật sự mẹ cùng bố đến bệnh viện và mang theo đầy đủ hồ sơ và đồ dùng cần thiết.
Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối
Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật sự giúp cho mẹ nhớ kỹ hơn
| Dấu hiệu chuyển dạ thật sự | Dấu hiệu chuyển dạ giả |
Cơn gò tử cung | Tiến triển tăng dần theo quá trình chuyển dạ: đều đặn, mỗi lúc một mạnh lên, dài ra và mau hơn. Cơn gò tử cung gây đau. | Cơn gò tử cung thất thường, không đều, không tăng lên rõ rệt về tần số và cường độ. Cơn gò tử cung không gây đau. |
Xóa mở cổ tử cung | Cổ tử cung biến đổi, Có hiện tượng xóa và mở rộng dần theo quá trình chuyển dạ. | Cổ tử cung hầu như không tiến triển sau một thời gian theo dõi. |
Túi ối | Đã thành lập. (Ôí dẹt hoặc ối phồng) | Chưa thành lập |
Tâm lý mẹ bao giờ gần đến ngày sinh cũng đều lo lắng và mất ngủ, mỗi khi xuất hiện có cơn đau bụng thì bối rối, cảm giác lo lắng nhiều hơn. Hy vọng bài viết trên phần nào cũng giải tỏa được nỗi lo lắng của mẹ.
Để biết thêm, mời bạn đọc bài Sinh con
Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.
Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN.
Từ khóa » Hiện Tượng Gò Tử Cung Là Gì
-
Nhận Biết Về Cơn Gò Tử Cung | Tâm Anh Hospital
-
Phân Biệt Cơn Gò Chuyển Dạ, Cơn Gò Sinh Lý Và Thai Máy | Vinmec
-
Hiểu đúng Về Các Cơn Gò Tử Cung | Vinmec
-
Hiểu đúng Về Cơn Gò Tử Cung Và Cách Phân Biệt Với Thai Máy
-
Cách Phân Biệt 3 Loại Cơn Gò Tử Cung Mà Mẹ Bầu Cần Biết!
-
Cơn Gò Tử Cung - Dấu Hiệu, Phân Loại Và Cách Xử Trí Mẹ Bầu Cần Nên ...
-
Cơn Gò Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Cơn Gò Khi Mang Thai: Bác Sĩ Hướng Dẫn Phân Loại Và Cách Giảm đau
-
Bí Quyết Phân Biệt Các Loại Cơn Gò Tử Cung Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua
-
Triệu Chứng Gò Tử Cung Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm? - Avisure Mama
-
️ 5 Kiểu Cơn Gò Tử Cung Trong Thai Kỳ Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Tìm Hiểu Về Cơn Gò Tử Cung Cơn đau Bụng - Bệnh Viện Thu Cúc
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC CƠN GÒ TRONG THAI KỲ
-
CHUYỂN DẠ VÀ DẤU HIỆU CẦN BIẾT - Y Khoa Diamond