Dấu Hiệu Gãy Xương Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả

1. Phân loại gãy xương và biến chứng gãy xương

1.1. Phân loại gãy xương theo tính chất gãy xương

Bao gồm: Gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn. Cụ thể như sau:

- Gãy xương không hoàn toàn xương nghĩa là xương chỉ bị tổn thương một phần và không bị mất hoàn toàn tính liên tục của nó.

+ Gãy dưới cốt mạc: Thông thường những trường hợp này, đường gãy thường nằm dưới cốt mạc, cốt mạc không bị rách ổ gãy và đa số các trường hợp đều không di lệch. Ở trẻ em do lớp cốt mạc dày dai khó bị rách nên thường gặp phải tình trạng gãy dưới cốt mạc.

+ Gãy rạn hoặc nứt xương: Là tình trạng vết nứt chỉ ở một phía của vỏ xương.

+ Gãy cành xanh: Ở loại gãy xương này: Một bên vỏ xương sẽ bị gãy toác, trong khi đó, bên còn lại bị cong lõm vào gây ra di lệch gập góc.

+ Gãy lún: Thường gặp ở vùng xương xốp, khi những bè xương xốp bị lún ép lại do chịu tác động của một lực ép, nén. Một số trường hợp gãy lún có thể kể đến như gãy lún thân đốt sống hoặc bệnh nhân bị gãy lún mâm chày.

- Gãy xương hoàn toàn: Là tình trạng xương bị gãy và mất hoàn toàn tính liên tục.

1.2. Phân loại theo di lệch của các đầu xương gãy

+ Gãy xương không di lệch: Đây là các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương nhưng các đầu xương không bị di lệch. Loại gãy xương này cũng được xếp trong nhóm các trường hợp gãy xương không hoàn toàn.

+ Gãy xương có di lệch.

1.3. Phân loại theo đặc điểm thương tổn ở tổ chức phần mềm

+ Gãy xương kín: Là khi bệnh nhân bị gãy xương nhưng không kèm theo vết thương ở tổ chức phần mềm và ổ gãy không bị thông với môi trường bên ngoài.

+ Gãy xương hở: Là tình trạng gãy xương thông với môi trường bên ngoài qua vết thương ở tổ chức phần mềm.

1.4. Phân loại theo cơ chế gãy xương

- Chấn thương trực tiếp: Là tình trạng bị gãy xương tại vị trí bị lực tác động trực tiếp. Đối với những trường hợp này, xương thường bị gãy ngang hoặc cũng có thể gãy thành nhiều mảnh. Không những vậy, lực chấn thương còn có thể khiến cho các tổ chức phần mềm tại vị trí chấn thương bị tổn thương.

- Chấn thương gián tiếp: Là tình trạng gãy xương có thể xảy ra ở một vị trí xa đối với vị trí bị chấn thương tác động. Dưới đây là một số dạng lực tác động:

+ Lực giằng giật, co kéo: Thương gây ra bong đứt các mấu, mỏm xương - đây chính là nơi bám của các gân, dây chằng.

+ Lực gập góc: Là loại lực tác động có thể làm tăng độ cong của xương, xương có thể gãy thành các mảnh chéo hoặc mảnh rời hình cánh bướm. .

+ Lực xoay: Thường gặp với trường hợp bệnh nhân bị ngã, chân tỳ giữ trên mặt đất và người bị xoay.

+ Lực đè ép: Thường xảy ra ở các vùng xương xốp, chẳng hạn như ở phần gót khi bị ngã từ trên cao mà gót đập xuống đất, hay bị lún mâm chày, gãy xẹp thân đốt sống,…

1.5. Biến chứng gãy xương

Khi gãy xương, cơ thể người bệnh có thể phải đối mặt với những nguy cơ biến chứng như sau:

Mất máu: Tùy vào mức độ gãy, vị trí gãy, người bệnh có thể bị mất một lượng máu đáng kể và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

phát hiện dấu hiệu gãy xương nhờ phương pháp chụp X-quang

Phát hiện gãy xương nhờ phương pháp chụp X-quang

Gây chấn thương các cơ quan, các mô và những cấu trúc xung quanh. Chẳng hạn như nếu gãy xương sọ có thể khiến não bị tổn thương,…

Khiến xương phát triển chậm đối với những trường hợp trẻ nhỏ bị gãy xương.

Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe xương khớp sau này.

Đối với những trường hợp nặng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh.

Vì thế, những trường hợp gãy xương cần được điều trị càng sớm càng tốt.

2. Dấu hiệu gãy xương là gì

2.1. Các triệu chứng lâm sàng

Những dấu hiệu của tình trạng gãy xương phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, vị trí gãy xương.

Đau là triệu chứng phổ biến của tình trạng gãy xương

Đau là triệu chứng phổ biến của tình trạng gãy xương

Các trường hợp bị gãy xương kín thường sẽ có những triệu chứng lâm sàng như sau:

- Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Bệnh nhân đau nhiều, nhưng nếu bất động tốt thì sẽ giảm đau nhanh. Mức độ đau có thể là đau nhẹ, đau vừa, hay đau nặng phụ thuộc vào độ rách của màng xương (chính là nơi có những tận cùng thần kinh), tổn thương phần mềm, mạch máu, thần kinh,…

- Giảm hoặc mất cơ năng chi bị gãy: Khi bị gãy xương, bệnh nhân bất lực vận động hoàn toàn hoặc có thể không hoàn toàn phần chi gãy.

- Sưng nề, bầm tím: Đây là dấu hiệu cho thấy sự tổn thương của phần mềm. Càng tổn thương nghiêm trọng thì mức độ sưng nề, bầm tím càng tăng. Tình trạng chảy máu từ tủy xương, sự điều hòa quá trình đông cầm máu.

- Biến dạng trục chi: Khi gãy xương có di lệch rất có thể dẫn đến biến dạng, lệch trục, ngắn chi ở vùng chi gãy. Bệnh nhân bị căng cơ nhẹ và bong gân thường không có triệu chứng biến dạng chi.

- Cử động bất thường giữa hai đầu xương gãy thường xảy ra khi gãy xương, tuy nhiên không được cố ý tìm vì dễ làm bệnh nhân sốc và tổn thương phần mềm.

- Nghe thấy tiếng cọ xát hai đầu gãy, lạo xạo xương.

2.2. Dấu hiệu gãy xương bằng hình ảnh

Tình trạng gãy xương sẽ cho thấy rõ ràng hơn qua phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

Chụp X-quang phần xương bị chấn thương có thể thấy rõ được vị trí gãy, đường gãy và các di lệch của xương.

Một số trường hợp có thể được chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp khác như chụp CT scan, chụp cộng hưởng từ hoặc có thể là máy quét xương.

Cần chú ý những tổn thương sụn khớp và mô mềm.

3. Phương pháp điều trị gãy xương

Mục tiêu của điều trị gãy xương:

+ Giúp phần xương bị gãy phục hồi và có thể về lại hình thể giải bình thường hay gần bình thường đến mức có thể.

+ Các chuyên gia y tế sẽ giúp bệnh nhân cố định vững xương gãy để xương nhanh lành trở lại trong điều kiện thuận lợi.

+ Phục hồi và điều trị các biến chứng, có thể là biến chứng tại chỗ hay biến chứng toàn thân.

+ Phục hồi khả năng vận động, sinh hoạt, nghề nghiệp,… của bệnh nhân.

Một số phương pháp điều trị bệnh có thể kể đến như:

Điều trị bảo tồn: Đây là phương pháp thường được áp dụng với các trường hợp gãy đơn giản và không di lệch hay di lệch không hoàn toàn, các bệnh nhân bị gãy cắm gắn, hoặc gãy di lệch nhưng đã được phẫu thuật để nắn chỉnh.

+ Nẹp vải, đai Desault cho các xương chi trên

+ Băng dính cố định với các trường hợp gãy xương đòn, xương sườn, ngón tay và chân,….

+ Nẹp bột hoặc bó bột khi ổ gãy chi trên và dưới.

+ Bệnh nhân được yêu cầu bất động tại giường với một số gãy cắm gắn cổ xương đùi,…

Băng bột cố định điều trị vết thương

Băng bột cố định điều trị vết thương

Điều trị phẫu thuật: Nếu áp dụng nắn hay điều trị bảo tồn thất bại, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp điều trị phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật cũng áp dụng với điều trị gãy xương hở hay gãy xương phạm khớp di lệch, hoặc gãy xương do bệnh lý, gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh,…

Bên cạnh đó là phương pháp phục hồi chức năng: góp phần phục hồi chức năng cho chi gãy, tránh các biến chứng do nằm lâu, do bất động chi gãy.

Từ khóa » Các đường Gãy Của Xương