Dấu Hiệu Hậu Sản Mòn Sau Sinh Và Cách điều Trị Tốt Nhất Cho Mẹ - VOH

Mục lục
  1. Hậu sản mòn là gì?
  2. Nguyên nhân hậu sản mòn sau sinh con
  3. Các triệu chứng hậu sản mòn dễ phát hiện
  4. Hậu sản mòn có nguy hiểm không?
  5. Cách chữa hậu sản mòn sau sinh như thế nào?
  6. Hậu quả của bệnh hậu sản mòn sau sinh

Hậu sản mòn - một khái niệm còn khá mới mẻ đối với những phụ nữ lần đầu sinh con. Tuy nhiên, đây không phải căn bệnh hiếm gặp và nó có thể khiến các mẹ bỉm sữa phải mệt mỏi, gầy yếu, tụt cân nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình chăm sóc bé yêu.

1. Hậu sản mòn là gì?

Hậu sản mòn là bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh (khoảng 3 tháng sau khi sinh) với những hiện tượng như gầy gò, thiếu cân do chế độ dinh dưỡng và chế độ ăn không hợp lý hoặc do tâm lý bất ổn.

Đồng thời, sản phụ bị hậu sản mòn thường sẽ khó tăng cân, da xanh xao, kiệt sức, dễ mắc bệnh, thường bị đau đầu...  Thậm chí, bệnh hậu sản mòn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn sữa mẹ, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, trí thông minh và sự phát triển của trẻ.

dau-hieu-giup-me-nhan-biet-hau-san-mon-sau-sinh-voh-3
Tình trạng hậu sản mòn sau sinh

2. Nguyên nhân hậu sản mòn sau sinh con

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản phụ bị hậu sản mòn sau sinh. Một số nguyên nhân tiêu biểu như:

  • Do quá trình mang thai và sinh con, cơ thể phụ nữ bị mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng, nên dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân.
  • Sản phụ bị kiệt sức trong lúc sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
  • Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh không hợp lý cũng có thể khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất. Hoặc do mẹ sau sinh phải suy nghĩ, làm việc quá sức hoặc quá nặng dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
  • Quan hệ tình dục quá sớm cũng làm cho tử cung hoặc vùng kín phụ nữ bị ảnh hưởng. Điều này dễ dẫn đến viêm nhiễm, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và gây ra bệnh hậu sản mòn.
  • Ngoài ra, cơ thể người mẹ bị mắc một bệnh mãn tính nào đó chưa được phát hiện và điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến tình trạng hậu sản mòn.

dau-hieu-giup-me-nhan-biet-hau-san-mon-sau-sinh-voh

Phụ nữ sau sinh bị mệt mỏi, kiệt sức cũng có thể gây ra tình trạng hậu sản mòn (Nguồn: Internet)

3. Các triệu chứng hậu sản mòn dễ phát hiện

Các mẹ có thể nhận biết bệnh hậu sản mòn qua một số triệu chứng sau đây:

  • Cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ bị nhiều bệnh tật.
  • Người mẹ bị sụt cân nhanh chóng sau sinh hoặc bị giảm cân sau đó vài tuần.
  • Mẹ thường có hiện tượng sôi bụng, xót ruột nhưng lại không muốn ăn

Với bệnh hậu sản sản mòn thông thường, cơ thể mẹ sẽ gầy gò, xanh xao dù đã được chăm sóc kỹ với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ. Còn những trường hợp bị hậu sản phù, các biểu hiện gần giống hậu sản mòn nhưng sẽ kèm theo các triệu chứng phức tạp hơn như chân tay, mặt bị nổi phù.

4. Hậu sản mòn có nguy hiểm không?

Đối với bệnh hậu sản mòn, các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ để kết luận có nguy hiểm không.

Đối với tình trạng hậu sản thông thường, gây ra các cơn mệt mỏi, đau lưng, cáu gắt do thay đổi tâm lý và chưa quen với việc chăm sóc con thì sẽ không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải tình trạng băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh... thì đây đều là bệnh khá nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt, những phụ nữ gặp phải tình trạng hậu sản mòn sau sinh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tiếp theo.

5. Cách chữa hậu sản mòn sau sinh như thế nào?

Các bác sĩ cho biết, phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn cần phải bổ sung nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ nên bổ sung 4 nhóm chất đường bột, đạm, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày. 

  • Thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây.
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày (khoảng 1.5 – 2 lít nước).
  • Nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, trong đó vitamin C, E, K, thực phẩm chứa nhiều sắt hoặc uống viên sắt tổng hợp mỗi ngày.
  • Duy trì thói quen nghỉ ngơi đầy đủ và nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để khí huyết lưu thông, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể được hấp thu tốt hơn.
  • Những bài tập thể dục cho mẹ bầu bị hậu sản mòn như: đi bộ, lắc vòng, yoga,...sẽ giúp sức khỏe mau hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Luôn giữ suy nghĩ lạc quan, tích cực, thoải mái sau khi sinh và tránh lo âu để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thời điểm sau sinh sức khỏe mẹ bầu rất yếu nên rất dễ nhiễm bệnh vì vậy cần phải giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là những vết thương.

dau-hieu-giup-me-nhan-biet-hau-san-mon-sau-sinh-1-voh

Ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ tốt cho mẹ bị hậu sản mòn sau sinh (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh không nên có quan hệ tình dục trước 2 tháng sau khi sinh, vì sau sinh cơ thể phụ nữ cần thời gian hồi phục, nếu quan hệ vợ chồng sớm sẽ khiến một số cơ quan bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm...

Ngoài ra, mẹ cũng nên chia sẻ việc nhà, việc chăm sóc bé với chồng hoặc những người thân trong gia đình để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn lấy lại sức khỏe.

6. Hậu quả của bệnh hậu sản mòn sau sinh

Sau sinh phụ nữ bị hậu sản mòn thì cơ thể sẽ bị suy yếu, gầy yếu, sức đề kháng kém, khó tăng cân nên dễ bị bệnh tật. Ngoài ra việc nạp không đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể cũng khiến mẹ bị thiếu chất dẫn đến chất lượng sữa không đảm bảo.

Khi nguồn và chất lượng mẹ không đảm bảo dẫn đến khi trẻ bú mẹ sẽ không nhận được đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể bé, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Các mẹ nên nhớ rằng, nếu bị hậu sản mòn sau sinh sẽ tạo ra nguồn sữa không đảm bảo chất lượng cho con bú. Chính vì thế, mẹ nên lưu tâm đến sức khỏe của mình, nếu cần thiết hãy đến gặp bác sĩ để có được phác đồ điều trị tốt nhất.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

Từ khóa » Hậu Sản Mòn Sau Khi Sinh