Dấu Hiệu Khó Thở, Hoa Mắt, Chóng Mặt Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Biểu hiện khó thở hoa mắt chóng mặt
Khó thở, hoa mắt, chóng mặt khiến bạn nhìn mọi vật xung quanh đang quay vòng vòng, chuyển động đi kèm với hô hấp khó khăn. Khi đó người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
- Mất thăng bằng, hô hấp khó khăn
- Quay cuồng, nghiêng ngả
- Bị kéo nghiêng về một phía
- Chóng váng đi kèm với đau đầu
- Buồn nôn và nôn
- Ù tai, nghe kém đột ngột đi kèm với đổ mồ hôi toàn cơ thể
- Đầu óc rối loạn không thể suy nghĩ
- Tinh thần không ổn định và suy giảm
- Tầm nhìn mờ, hoa mắt.
- Cánh tay, chân hoặc mặt bị tê, thậm chí là tê liệt.
- Nhiều trường hợp còn ngất xỉu
Dấu hiệu khó thở hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không?
Nhiều người khi gặp phải tình trạng này thường đặt ra câu hỏi, khó thở hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có, khi xuất hiện tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề và thường là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm sau:
Các vấn đề về tim mạch
Khó thở, hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện thường xuất hiện ở những bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch. Trong các vấn đề về tim mạch, thì suy tim và bệnh mạch vành là nguyên nhân gây khó thở, chóng mặt, hoa mắt cho người bị mắc những bệnh này. Cụ thể:
- Người bị bệnh suy tim sẽ có tốc độ vận chuyển máu qua tim đi đến các cơ quan khác chậm hơn so với người bình thường. Người bị suy tim khi hoạt động quá sức hoặc nằm nghỉ... thường sẽ bị khó thở, hoa mắt, chóng mặt.
- Động mạch vành là tình trạng các mảng bám như cholesterol và các chất khác tích tụ bên trong các động mạch vành làm cho động mạch vành bị hẹp và cứng. Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành sẽ gặp các dấu hiệu khó thở, chóng mặt, hoa mắt đi kèm với những triệu chứng khác như buồn nôn, đổ mồ hôi, đau thắt ngực...
Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật hay còn gọi là rối loạn thần kinh tự chủ và rối loạn thần kinh chức năng là tình trạng dây thần kinh thực vật bị hư hại. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có những biểu hiện sau:
- Thị lực nhìn mờ, đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng. Lúc này bạn cần đi đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám mắt
- Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, hoa mắt
- Khi đứng dậy nhanh thì sẽ bị ngất hoặc hạ huyết áp.
- Trí nhớ giảm sút
- Rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, nuốt khó, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Nhịp tim vẫn đập chậm khi tập thể dục như chạy nhanh....
- Sức khỏe yếu, không bê được những vật nặng, mồ hôi ra quá ít hoặc quá nhiều.
- Gặp các vấn đề về tiết niệu như: khó tiểu, tiểu lắt nhắt, không làm trống bàng quang bình thường
Hạ đường huyết
Khi lượng đường trong máu thấp sẽ khiến bạn bị hạ đường huyết. Người bị hạ đường huyết sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, run rẩy, tim đập nhanh và thường cảm thấy đói, đổ mồ hôi, ngủ không ngon giấc.
Thiếu máu và thiếu máu lên não
Khi các tế bào hồng cầu không đủ khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Khi bị thiếu máu, người bệnh thường sẽ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tức ngực, tim đập nhanh, chân tay lạnh toát, gặp các vấn đề về nhận thức...
Thiếu máu não là tình trạng tuần hoàn máu lên não bị giảm. Điều này khiến cho lượng oxy và chất dinh dưỡng bị giảm, tác động đến cấu trúc và chức năng của não.
Những người bị thiếu máu lên não thường bị hoa mắt, ù tai, đau đầu, khó thở, chóng mặt, thị lực và thính giác bị giảm, nhức mỏi tay chân...
Rối loạn hô hấp
Những người bị các bệnh liên quan đến phổi, tim, trạng thái cảm xúc hay chấn thương đều sẽ bị rối loạn hô hấp.
Người bị rối loạn hô hấp sẽ gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, ho có đờm xanh hoặc vàng, đôi khi tim ngừng đập, ngừng thở, đau thắt ngực...
Nguyên nhân gây ra khó thở hoa mắt chóng mặt
Khó thở hoa mắt chóng mặt ngoài là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm trên thì còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng này như:
Gặp các vấn đề về tâm lý
Khi rơi vào tình trạng quá sợ hãi, bạn cũng có thể gặp những triệu chứng như khó thở, chóng mặt, hoa mắt, đau ngực, tim đập nhanh, vã mồ hôi... hoặc khi bị rối loạn tâm lý, căng thẳng sau những chấn thương, tai nạn... bạn cũng có thể gặp những triệu chứng trên.
Thường xuyên căng thẳng, stress
Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến hệ thần kinh bị áp lực, làm tăng adrenaline trong máu. Điều này dẫn đến tăng hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Qua đó, gây ra triệu chứng tim đập nhanh, tay chân run, khó thở, tức ngực, hoa mắt, chóng mặt...
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai
Phụ nữ đang mang thai thường xuyên bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và oxy lên não. Điều này gây ra hiện tượng khó thở, hoa mắt, chóng mặt...
Ngoài ra, một vài nguyên nhân như: ở trong không gian kín quá lâu, say tàu xe, ngạt khói, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, huyết áp cao... cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khó thở, hoa mắt, chóng mặt.
Bị khó thở hoa mắt chóng mặt khắc phục như thế nào?
Khi thấy cơ thể xuất hiện tình trạng khó thở, hoa mắt, chóng mặt... bạn cần thực hiện những phương pháp sau để khắc phục:
Dừng mọi hoạt động đang làm
Khi bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở... bạn cần dừng mọi hoạt động đang làm để cơ thể trở về trạng thái cân bằng.
Lúc này, bạn cần thả lỏng cơ thể để mắt và cơ thể nghỉ ngơi một lúc, có thể ngồi thẳng dậy hoặc vừa nằm vừa ngồi cho đến khi cơ thể dễ chịu hơn.
Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Ngoài việc để cơ thể nghỉ ngơi, bạn có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng những cách sau:
- Uống nhiều nước lọc: Điều này giúp điều hòa nhiệt độ, giảm mệt mỏi, cải thiện hoạt động của não bộ, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào giúp giảm cảm giác khó thở, chóng mặt, hoa mắt.
- Uống nước đường: Cơ thể sẽ hấp thụ nước đường nhanh và cung cấp nhiệt nhanh hơn các loại nước khác. Vì thế, khi uống nước đường, cơ thể sẽ nhanh chóng hấp thu qua đó làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khó thở.
- Nước gừng hoặc trà gừng: Gừng có tác dụng tăng lưu lượng máu trong não giúp giảm hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, khó thở nhanh chóng.
- Nước pha mật ong: Trong mật ong có chứa vitamin B, C, sắt, canxi, magie nên có thể cung cấp nhanh cho cơ thể bạn những năng lượng cần thiết giúp cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt khó thở.
- Nước chanh muối: Nước chanh muối cũng là loại nước có thể giúp cơ thể bạn nhanh chóng được cân bằng.
Massage
Các bài tập massage cho mắt, thái dương sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn, giảm được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu một cách hiệu quả.
Bạn có thể tự massage bằng cách ngồi và lấy ngón tay day huyệt thái dương khoảng 15 lần hoặc massage trước trán, từ bên này thái dương qua bên kia thái dương bằng ngón tay.
Các biện pháp chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở hoa mắt chóng mặt
Khó thở, hoa mắt, chóng mặt có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể do các bệnh lý gây nên. Để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có sẽ sử dụng những biện pháp sau:
- Kiểm tra sự thăng bằng và dáng đi của bạn: Thực hiện phương pháp này để xem dáng đi của bạn khi đi bộ có bị nghiêng sang một bên hay không cũng như kiểm tra sự cân bằng khi đứng yên.
- Khám mắt: Các bác sĩ sẽ làm kiểm tra phản xạ tiền đình mắt khi bạn nhìn các vật di chuyển và khi bắt đầu di chuyển. Khám mắt và quy trình khám ra sao sẽ được các bác sĩ giới thiệu tỉ mỉ mỗi khi bạn yêu cầu khám hoặc thực hiện khám mắt định kỳ hàng năm.
- Đo chức năng thính giác: Các bác sĩ sẽ kiểm tra thính giác để biết có bệnh lý nào ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình hay không
- Khám thần kinh toàn diện: Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chẩn đoán hình ảnh để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý đe dọa tính mạng đặc biệt là đột quỵ.
- Chụp CT scan, chụp não: Khi có nguy ngờ về các bệnh liên quan đến não, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hình ảnh để theo dõi.
Trên đây là một số biện pháp chẩn đoán nguyên nhân khó thở hoa mắt chóng mặt các bác sĩ thường dùng mà các bạn có thể tham khảo.
Phòng ngừa tình trạng khó thở hoa mắt chóng mặt
Theo các chuyên gia, tình trạng khó thở, hoa mắt, chóng mặt có thể phòng ngừa khi thực hiện những điều sau:
- Sinh hoạt khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá tải. Trong thời gian làm việc nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.
- Ngủ ít nhất 7 - 8 tiếng/ngày, ngủ trưa khoảng 30 phút, không thức khuya.
- Tập thể dục thường xuyên, khoảng 30 phút/ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
- Có thể học thiền, yoga để điều hòa và cân bằng lại hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn đầy đủ các chất đường bột, protein, lipid, vitamin. Ăn uống đúng giờ giấc và nghỉ ngơi hợp lý sau khi ăn, không vận động mạnh sau khi ăn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,... hoặc các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm cay nóng, dễ dị ứng.
Hy vọng, qua bài viết trên, các bạn đã hiểu phần nào về dấu hiệu khó thở hoa mắt chóng mặt nguy hiểm ra sao. Hãy theo dõi sức khỏe cơ thể để có những biện pháp khắc phục kịp thời trước khi những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với cơ thể bạn.
Từ khóa » Khó Thở Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | OTiV
-
Căn Nguyên Của Triệu Chứng Khó Thở, Chóng Mặt Và Hướng Xử Trí
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Thường Xảy Ra Khi Nào Và Cách điều Trị Ra Sao?
-
Tim đập Nhanh Khó Thở Chóng Mặt Buồn Nôn Là Do đâu?
-
Chóng Mặt, Buồn Nôn, đau đầu, Mệt Mỏi: Những điều Cần Biết
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Điểm Danh 12 Nguyên Nhân điển ...
-
Triệu Chứng Mệt Mỏi Khó Thở Và Chóng Mặt Là Bệnh Gì?
-
Dấu Hiệu Tức Ngực Khó Thở Kèm Buồn Nôn Là Bệnh Gì
-
Buồn Nôn Chóng Mặt đau Bụng Là Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt Là Bị Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Buồn Nôn đau đầu Chóng Mặt Do đâu? Cách điều Trị Và Phòng Tránh ...
-
Chóng Mặt Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Ferrovit
-
Đau đầu, Chóng Mặt, Buồn Nôn, Khó Thở, Lạnh Trong Người Và đau Bụng
-
Cảm Giác đau, Nhức đầu, Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì?