Dấu Hiệu Mang Thai: Những Dấu Hiệu để Nhận Biết Rằng Bạn đã Có Thai
Có thể bạn quan tâm
Dấu hiệu mang thai sớm và chính xác nhất để xác định bạn đã có thai!
Bạn đang tự hỏi rằng, liệu mình đã mang thai phải không? Làm cách nào đã có thể nhận biết mình mang thai? Thông thường, cách duy nhất để có câu trả lời chắc chắn chính là thử thai. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết những triệu chứng sớm của thai kỳ qua những thay đổi của cơ thể.
Bài viết này sẽ trả lời cho bạn những thắc mắc mà bạn đang băn khoăn ngay nhé!
Mục lục
- Liệu rằng tất cả phụ nữ đều có những dấu hiệu sớm chỉ ra rằng cô ấy đã có thai?
- Những dấu hiệu mang thai thường gặp nhất
- Ra máu và đau bụng
- Thay đổi ở ngực
- Mệt mỏi
- Buồn nôn (ốm nghén)
- Trễ kinh
- Các triệu chứng sớm khác của thai kỳ
Liệu rằng tất cả phụ nữ đều có những dấu hiệu sớm chỉ ra rằng cô ấy đã có thai?
Không phải tất cả phụ nữ đều xuất hiện những dấu hiệu mang thai giống nhau. Thậm chí ở cùng một người phụ nữ, triệu chứng ở từng lần mang thai cũng khác nhau.
Dưới đây chính là một số dấu hiệu quen thuộc nhất để xác định bạn đã mang thai.
Lưu ý:
Bởi vì các triệu chứng mang thai sớm có thể xuất hiện trước kỳ hành kinh. Nên bạn có thể sẽ không nhận ra rằng mình đã có thai. Ngoài ra các triệu chứng còn có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân khác ngoài mang thai. Do đó nếu bạn nhận thấy mình có một vài triệu chứng không đồng nghĩa rằng bạn đã có thai. Cách duy nhất để chắc chắn là bạn cần thử thai.
Những dấu hiệu mang thai thường gặp nhất
Ra máu và đau bụng
Sau khi thụ thai, trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung. Hiện tượng này có thể gây ra những triệu chứng sớm nhất báo hiệu bạn đã có thai. Đó là ra máu nhỏ giọt và thỉnh thoảng kèm đau bụng nữa. Triệu chứng này được gọi là “ra máu báo thai”. Nó có thể xảy ra bất cứ khi nào sau khi thụ tinh 6 – 12 ngày.
Ngoài ra bạn có thể có triệu chứng đau bụng giống với đau bụng hành kinh. Vì thế một số phụ nữ nhầm lẫn các triệu chứng này và nghĩ rằng sự ra máu đó là khởi đầu của một chu kỳ kinh nguyệt mới. Nói chung, hiện tượng chảy máu và đau bụng này thường nhẹ nhàng.
Bên cạnh chảy máu, một số phụ nữ có thể để ý thấy rằng có một chất dịch trắng, trông như sữa chảy ra từ âm đạo. Chất này liên quan tới sự dày lên của thành âm đạo. Hiện tượng này thường xảy ra ngay sau khi thụ thai, do sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào niêm mạc âm đạo.
Hiện tượng chảy dịch này có thể tiếp tục trong suốt thai kỳ, thường vô hại và không cần điều trị. Nhưng nếu dịch tiết có mùi hôi hoặc cảm giác nóng rát và ngứa. Bạn hãy thông báo với bác sĩ để kiểm tra liệu bạn có bị nhiễm trùng nấm hay vi khuẩn hay không.
Thay đổi ở ngực
Thay đổi ở ngực là một dấu hiệu mang thai xuất hiện rất sớm ở thai kỳ. Bởi, nồng độ hormone của phụ nữ thay đổi nhanh chóng sau khi thụ thai. Do những thay đổi nội tiết này, ngực bạn có thể sưng, đau hoặc cảm giác khó chịu trong 1 hoặc 2 tuần sau đó. Hoặc bạn có thể cảm thấy ngực nặng hơn, đầy hơn hoặc cảm thấy nhạy cảm khi chạm vào. Vùng quầng vú xung quanh núm vú cũng có thể sẫm màu hơn bình thường.
Tuy nhiên, những nguyên nhân khác cũng có thể làm ngực của bạn thay đổi. Nhưng nếu sự thay đổi này là biểu hiện của có thai. Triệu chứng đau ở ngực sẽ giảm đi sau vài tuần, khi cơ thể quen với nồng độ mới của các hóc-môn trong cơ thể.
Mệt mỏi
Cảm thấy rất mệt mỏi là bình thường trong thai kỳ, và nó cũng xuất hiện rất sớm. Một người phụ nữ có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi bất thường ngay sau 1 tuần sau khi thụ thai.
Tại sao? Vì nó thường liên quan đến mức độ cao của một loại hóc-môn gọi là progesterone. Mặc dù những thay đổi khác, như đường máu thấp hơn, huyết áp thấp hơn và tăng sản xuất máu, đều có thể góp phần làm xuất hiện triệu chứng này.
Nếu triệu chứng mệt mỏi là do mang thai. Điều quan trọng là bà bầu là phải nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn thêm thực phẩm giàu protein và sắt có thể giúp bù đắp cho sự thiếu hụt của cơ thể.
Buồn nôn (ốm nghén)
Ốm nghén là dấu hiệu mang thai nổi bật nhất, nhưng không phải bà bầu nào cũng có.
Nguyên nhân chính xác của ốm nghén không được biết rõ nhưng hóc-môn thai kỳ có thể góp phần vào triệu chứng này. Buồn nôn khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày nhưng phổ biến nhất là vào buổi sáng.
Ngoài ra, một số phụ nữ thèm ăn hoặc không thể chịu đựng được một số loại thực phẩm khi họ mang thai. Điều đó cũng liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Tác động của các hóc-môn có thể mạnh đến mức thâm chí ngay cả ý nghĩ về thứ từng là thực phẩm yêu thích cũng có thể khiến cảm thấy khó chịu.
Buồn nôn, thèm ăn, và ác cảm với thức ăn có thể kéo dài cho toàn bộ thai kỳ. Nhưng may mắn thay, các triệu chứng thường giảm bớt đối với phần lớn bà bầu vào khoảng tuần thứ 13 hoặc 14 của thai kỳ.
Trong thời gian đó, hãy chắc chắn rằng bạn có một một chế độ ăn uống lành mạnh. Để bạn và em bé có các chất dinh dưỡng thiết yếu đầy đủ. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về vấn đề này.
Trễ kinh
Triệu chứng sớm rõ ràng nhất của thai kỳ và cũng là nguyên nhân khiến hầu hết phụ nữ đi thử thai – là trễ kinh. Nhưng không phải cứ trễ kinh là do mang thai.
Ngoài ra, phụ nữ có thể bị ra máu trong khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi bác sĩ những gì bạn cần lưu ý khi bị ra máu. Ví dụ, khi nào ra máu bình thường và khi nào đó là dấu hiệu của một trường hợp khẩn cấp cần được điều trị?
Có những lý do, ngoài việc mang thai, khiến bạn trễ kinh. Nó có thể là do bạn tăng hoặc giảm cân quá nhiều, các vấn đề về nội tiết tố, do mệt mỏi hoặc căng thẳng là những nguyên do khác. Một số phụ nữ trễ kinh khi họ ngừng dùng thuốc tránh thai. Nhưng nếu bạn trễ kinh và có khả năng bạn đã mang thai, bạn nên đi thử thai bằng que hoặc xét nghiệm máu.
Các triệu chứng sớm khác của thai kỳ
Mang thai gây ra những thay đổi trong cân bằng nội tiết tố của bạn. Và điều đó có thể gây ra các triệu chứng, dấu hiệu mang thai khác bao gồm:
- Đi tiểu nhiều. Đối với nhiều phụ nữ, điều này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 hoặc thứ 8 sau khi thụ thai. Mặc dù điều này có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu.
- Táo bón. Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone cao hơn bình thường có thể khiến bạn bị táo bón. Progesterone khiến thức ăn đi chậm hơn qua ruột của bạn. Để giảm bớt triệu chứng táo bón, bạn hãy uống thêm nhiều nước, tập thể dục và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
- Dễ thay đổi tâm trạng. Đây là phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Về cơ bản triệu chứng này cũng liên quan đến những thay đổi hormone.
- Nhức đầu và đau lưng. Nhiều phụ nữ mang thai bị đau đầu nhẹ thường xuyên, đau lưng cũng phổ biến.
- Chóng mặt và ngất xỉu. Những điều này có thể liên quan đến hiện tượng giãn mạch máu, hạ huyết áp và hạ đường huyết ở phụ nữ mang thai.
Một phụ nữ mang thai có thể có tất cả các triệu chứng này, hoặc có thể chỉ có một hoặc hai. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu mang thai khó chịu nào. Bạn hãy hãy thông báo cho bác sĩ để có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Nguồn: https://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-am-i-pregnant#1
Xem thêm các kiến thức về thai kỳ, sản khoa tại đây!
Admin( Bác sĩ )Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Từ khóa » Bụng Cồn Cào Buồn Nôn Có Phải Mang Thai
-
Bụng Nóng Cồn Cào Khi Mang Thai Phải Làm Sao? - Thuốc Dân Tộc
-
Buồn Nôn Và Nôn Trong Giai đoạn Sớm Của Thai Kỳ - MSD Manuals
-
Lý Giải: Bụng Cồn Cào Khi Mang Thai Có Phải Vì đói? - Elipsport
-
Buồn Nôn Khi Mang Thai: Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Sau 1 Tuần đầu Tiên Chính Xác Nhất
-
Bụng Cồn Cào Khi Mang Thai - Ăn Sai Cách Thôi Mà! - MarryBaby
-
Tổng Hợp Những Dấu Hiệu Mang Thai 3 Tháng đầu Chị Em Cần Biết
-
Buồn Nôn Có Phải Dấu Hiệu Sắp Sinh Hay Không? | TCI Hospital
-
Nguyên Nhân Khiến Bụng Cồn Cào Khi Mang Thai Và Cách Giải Quyết
-
Bà Bầu Bị Bụng Cồn Cào Phải Làm Sao? Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi ...
-
9 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn Gái đã "dính Bầu" - Kenh14
-
Đau Dạ Dày Khi Mang Thai - Nỗi ám ảnh Khôn Nguôi
-
Xử Trí Nôn ói 3 Tháng Cuối Thai Kỳ