Dấu Hiệu Mang Thai Tuần đầu Và Cách Kiểm Tra - FaGoMom
Có thể bạn quan tâm
Những dấu hiệu mang thai tuần đầu sẽ có biểu hiện khá rõ rệt khi cơ thể có những biểu hiện thay đổi bất ngờ ở phụ nữ. Chị em cần phải biết sớm, ngoài việc sử dụng que thử thai hoặc chính xác nhất là thử nông độ beta HCG. Với những biểu hiện ở bài viết dưới đây, được chi em trong gia đình FaGoMom tổng hợp lại, chia sẻ với chị em hiểu rõ hơn về dấu hiệu mang thai tuần đầu.
Trong tuần đầu sau khi đã thụ thai thành công, thai nhi đang trong quá trình phát triển ổn định, bởi vậy chúng sẽ làm thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể của người mẹ. Với những dấu hiệu bất thường trong tuần đầu cũng xuất hiện theo, báo hiện cho bạn biết việc có em bé, và các biểu hiện này sẽ càng rõ rệt hơn khi thai nhi ngày một lớn dần, và đặc biệt khi thai được 12 tuần tuổi thì các triệu chứng ốm nghén sẽ rõ hơn.
Có rất nhiều người, còn có biểu hiện nghén khi có bta hCG dương tính, tăng dần và kèm theo sẹ chậm rãi khi tới thai kỳ.
Dấu hiệu mang thai tuần đầu (Ảnh minh họa)
Những dấu hiệu mang thai tuần đầu:
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi khác thường so với bình thường. Những dấu hiệu mang thai trong tuần đầu sẽ có các triệu chứng, biểu hiện cụ thể rõ ràng, chị em nên kiểm tra máu của mình để biết chính xác xem có phải mang thai không. Bởi trên thực tế có rất nhiều người có các triệu chứng, thử que dương tính và thử máu lại không mang thai.
+ Biểu hiện chậm kinh:
Dấu hiệu mang thai trong tuần đầu dễ dàng nhận biết, chính xác nhất là các hiện tượng bị chậm kinh nguyệt. Nếu đã quá chu kỳ kinh nguyệt từ 3-5 ngày, không thấy có kinh thì khả năng bạn đã mang thai.
Nguyên nhân chính là do phôi thai được hình thành, cơ thể của người mẹ sẽ sản sinh ra các beta hCG, những loại hormone này sẽ biểu hiện cho thai kỳ và theo dõi về sự phát triển của thai trong 6 tuần đầu, với chức năng duy trì thai kỳ và làm giảm về sự tích trứng. Kho noãn rụng thụ tinh sẽ làm thay đổi nội tiết tố ở nữ giới, ức chế về quá trình phát triển của noãn khiến cho phụ nữ có thai không có hành kinh.
+ Bị ra máu báo thai:
Máu báo thai chính là hiện tượng phôi thai đã được hình thành, quá trình thụ thai đã thành công. Khi trứng được gặp tinh trùng thụ tinh sẽ làm ổ trong thành tử cung, phôi bình thường sẽ được làm tổ ở nội mạc tử cung và gây ra hiện tượng ra máu. Ra máu báo có thai sẽ không hại và nguy hiểm đến mẹ, nên mẹ hoàn toàn yên tâm và không nên lo lắng gì nhiều. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu mang thai ở tuần đầu.
Ra máu báo hiệu có thai (Ảnh minh họa)
Máu báo có thai thường có màu đỏ, màu hồng, màu nâu. Lượng máu sẽ ít nên để kiểm tra chính xác bạn nên đeo băng vệ sinh hàng ngày để tiện cho việc kiểm tra nhất. Máu báo có thai xuất hiện cùng với một số triệu chứng bị đau nhẹ, các cơn xuất huyết do phôi thai đang trong quá trình làm tổ, bám vào thành niêm mạc tử cung.
Khi ra máu báo có thai chính là dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm nhất trong tất cả các dấu hiệu, bởi vậy mẹ cần lưu ý để kiểm tra và giữ cho thai nhi được tốt nhất.
+ Dịch trong âm đạo nhiều:
Bạn thấy dịch trong âm đạo tiết ra nhiều hơn, dính và thường có màu trắng, trắng đục thì đây là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu chị em cần lưu ý. Dịch được tiết ra chính là sự thay đổi trong cơ thể của phụ nữ, khi phôi thai được hình thành.
+ Thân nhiệt tăng cao:
Khi mang thai, thân nhiệt của người mẹ sẽ tăng lên, bởi vậy bà bầu lúc nào cũng cảm thấy nóng hơn so với bình thường. Thân nhiệt tăng chính là do lượng Progesterone được tiết ra nhiều hơn mỗi khi mang thai.
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy nóng, người khó chịu và lúc nào cũng muốn uống các đồ mát, ngồi chỗ mát mỗi khi thời tiết bình thường thì có thể bạn đã mang thai và đang có dấu hiệu mang thai ở tuần đầu.
+ Mũi thính hơn so với bình thường:
Khi mang thai, khứu giác sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường, các mùi đồ ăn, nước hoa hoặc bất cứ mùi nào đó mẹ sẽ gửi được. Với các khứu giác nhạy cảm, ngửi nhanh có nhiều mùi sẽ khiến cho các mẹ dễ cảm thấy buồn nôn, ối mửa và sợ mùi thức ăn, nước hoa,…
+ Đi tiểu nhiều:
Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào ban đêm là dấu hiệu mang thai tuần đầu, mẹ nào cũng sẽ gặp phải và ở những tuần sau khi tình trạng này còn có biểu hiện rõ hơn. Nguyên nhân là thai nhi được hình thành trong tử cung chính là kích thước tử cung to lên mỗi khi nằm chèn xuống bàng quang gây ra kích thích, dễn buồn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần hoặc mặc dù bạn không muốn uống nước.
+ Buồn nôn, ói mửa:
Đây chính là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên khá đặc trưng ở phụ nữ, và dễ dàng nhận biết có thai nhất. Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi, dạ dày của mẹ cũng sẽ nhạy cảm hơn với đồ ăn, cùng với các khứu giác khá thính nên mùi đồ ăn, các loại thực phẩm sẽ khiến cho mẹ liên tục buồn nôn, đẩy hết các loại thức ăn ra ngoài.
Buồn nôn, ói mửa (Ảnh minh họa)
Khi thai nhi mới được hình thành, chưa được ổn định nên tình trạng buồn nôn, ói mửa liên tục cũng có tác dụng trong việc bảo vệ thai nhi trước các thực phẩm gây hại sẩy thai.
+ Căng ngực, đau tức:
Khi bị ngực căng, núm vú sẽ có cảm giác bị đau tức, sưng và thậm chí đây chính là những dấu hiệu mang thai tuần đầu. Khi mới có thai, cơ thể của người mẹ sẽ chuẩn bị cho việc sản xuất ra sữa cho em bé, cùng với việc sản sinh ra tuyến sữa thì ngực sẽ to dần lên, đầu vú cũng có cảm giác bị đau nhức, sưng lên bởi lượng sữa xuất hiện và bị tích tụ lại.
Dấu hiệu khi mang thai này khá giống với dấu hiệu có kinh nguyệt, bởi vậy chị em cần phải lưu ý và quan sát thật kỹ lưỡng các dấu hiệu mang thai khác để có thể xác minh được chính xác nhất.
+ Bị chuột rút:
Trong quá trình mang thai, thường xuyên bị chuốt rút, đặc biệt vào các tháng cuối kỳ mang thai, thời kỳ đầu khi mới mang thai thì bạn sẽ thi thoảng bị chuột rút nhưng không quá nhiều.
Để giảm tình trạng bị chuột rút, gây ra tê đau chân tay thì chị em cần chăm chỉ đi dạo, tập yoga để thải thiện và giảm thiểu các tình trạng ngày ngay lập tức.
+ Biểu hiện bị ốm nghén:
Mang thai trong tuần đầu thì dấu biệu ốm nghén chưa thực sự kinh khung, nhưng biểu hiện rõ rệt nhất trong tuần đầu khi mang thai mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, ốm nhẹ, nôn ói, chán ăn,… Nguyên nhân của ốm nghén chính là do sự thay đổi của hormone, khi em bé đang được hình thành trong bụng mẹ dẫn tới.
Dấu hiệu bị ốm nghén trong quá trình mang thai tuần đầu này chiếm tới 90% phụ nữ đều phải trải qua 3 tháng đầu của thai kỳ, và sau đó sẽ giảm dần. Nhưng có nhiều chị em phụ nữ ốm nghén tới khi sinh và bị sụt cân bởi do không ăn được, và mệt mỏi.
+ Nhạy cảm:
Khi mang thai, chị em thường nhạy cảm hơn và rất dễ buồn, dễ khóc, dễ bị nổi cáu. Bởi trong quá trình mang thai nồng độ progesterone và estrogen sẽ cao hơn so với bình thường, chúng tác động trực tiếp tới tâm lý, cảm súc khiến cho chị em phụ nữ nhạy cảm hơn so với bình thường.
+ Buồn ngủ:
Đây chính là một trong những biểu hiện, triệu trứng dễ nhận biết nhất khi mang thai. Trong tuần đầu mới mang thai, mẹ bầu thường rất buồn ngủ, nghiện ngủ và có thể ngủ cả ngày nhưng vẫn buồn ngủ.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do khi mang bầu cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều progesterone và làm tác động tới benzodiazenpine và kích thích sản xuất ra GABA dẫn tới hiện tượng buồn ngủ, nghén ngủ ở các chị em phụ nữ.
+ Tiết ra nhiều nước bọt:
Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn, khiến cho các mẹ cảm thấy buồn nôn, muốn ói liên tục. Đây chính là dấu hiệu trong tuần đầu mang thai và là ngyên nhân dẫn đến từ sự thay đổi của hormone trong cơ thể khi mang thai được hình thành. Nhưng với dấu hiệu này chỉ có trong tuần đầu thai kỳ và sẽ hoàn toàn biến mất về sau đó.
Để tránh tình trạng buồn nôn, do các tuyến nước bọt tiết ra nhiều, thì chị em có thể súc miệng thường xuyên cùng với nước sinh lý để hạn chế về tình trạng nôn, ói, khó chịu.
+ Khó thở và mệt mỏi:
Khi mang bầu, mẹ bầu luôn cảm thấy khó thở, khiến cho mình mệt nhọc hơn, khó thờ và thở sẽ hụt hơi là dấu hiệu của việc mang thai tuần đầu dễ nhận thấy. nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng của các hormone trong cơ thể, bởi vậy mẹ cần nhiều oxy hơn.
Dấu hiệu ốm nghén, khó thở, mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Các mẹ cần tránh ngồi trong phòng chật chội, kín, thiếu không khí vào, nên ngôi ở những nơi thông thoáng, rộng rãi, dễ chịu để dễ thở và thoải mái nhất.
+ Bị táo bón:
Với sự xuất hiện hành trình của em bé luôn thay đổi khiến cho sự thay đổi về nội tiết tố, tăng áp lực xuống vùng bàng quang, xương chậu của người mẹ. Bởi vậy, chúng sẽ ảnh hưởng, làm tác động lớn tới hệ tiêu hóa gây ra tình trạng bị đầy hơi, táo bón ở mẹ.
Không những thế, có nhiều mẹ còn có những dấu hiệu khi mang thai tuần đầu như: bị rôm sảy, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, tăng cân, đau bụng dưới, rụng tóc, thèm đồ chua, đồ ngọt, ngất xỉu,….
Hướng dẫn kiểm tra mang thai chính xác nhất:
Với dấu hiệu mang thai tuần đầu cùng các triệu chứng ở trên, nhưng mới chỉ ở tuần có nhiều dấu hiệu khác thường thực sự rõ ràng và chắc chắn, khiến cho chị em đã có bâu hay chưa. Để biết kết quả chính xác nhât thì bạn nên kiểm tra bằng các cách như sau:
+ Sử dụng que thử thai:
Kiểm tra bằng que thử thai là cách kiểm tra thai tiện dụng nhất, mang lại kết quả chính xác lên tới 90%. Còn nếu que thử 2 vạch thì khả năng cao là bạn đã có thai và các dấu hiệu mang thai ở tuần đầu là đúng và chính xác.
Sử dụng que thử thai để kiểm tra (Ảnh minh họa)
Để an tâm hơn thì bạn có thể mua 4-5 chiếc que thử thai để về thử và thử vào các thời gian khác nhau trong ngày để so sánh kết quả.
+ Siêu âm, xét nghiệm máu, kiểm tra về nồng độ beta hCG:
Khi chưa yên tâm, chưa tin vào que thử thai thì bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm beta hCG và siêu âm để biết rõ chính xác có thai thật chưa. Với phương pháp này thì cho ra kết quả 100% và độ sai lệch khá thấp.
Chậm kinh tầm 4-5 ngày và các dấu hiệu khi mang thai tuần đầu thì kết quả có thai chỉ ở mức độ tương đương thôi. Để rõ ràng và biết chính xác 100% thì sau 1-2 tuần tiếp theo bạn nên thử que thử thai và đến bệnh viện để kiểm tra lại và nên có kế hoạch để dưỡng thai, sinh con được tốt nhất.
Xét nghiệm hCG kiểm tra mang thai (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi mang thai tuần đầu tiên:
Gia đình FaGoMom có vài lời khuyên hữu ích cho các mẹ khi mang thai ở tuần đầu tiên như dưới đây:
+ Khi bạn bị đau răng, gặp nha sĩ thì nên co họ biết là bạn đang mang thai. Với các tia X có thể sẽ làm ảnh hưởng tới thai nhi trong thời gian này.
+ Cần nhận biết và tránh xa các mối nguy hiểm trong môi trường xung quanh có khả năng làm ảnh hưởng tới việc phân chia tế bào trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ như: thuốc trừ sâu, các chất hóa học,…
+ Nên tránh xa các đồ uống có cồn và không được sử dụng thuốc trừ khi đó là những loại thuốc được chỉ đinh sử dụng riêng cho bạn.
+ Cũng không được quên việc cần bổ sung vitamin có axi folic.
+ Nên tránh xa những nơi công cọng đông người hội họp nhằm giảm các nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm và bị thiếu oxy.
Trong bài viết trên này chúng tôi đã chia sẻ với bạn về cách nhận biết mang thai tuần đầu, chắc chắn với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình mang thai. Qua đây, bạn có thêm kinh nghiệm vàng để chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như thai nhi được khỏe mạnh.
Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!
Xem thêm: Quá trình thu thai diễn ra như thế nào?
Từ khóa » Các Triệu Chứng Mang Thai Tuần đầu Tiên
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết
-
30 Cách Nhận Biết Sớm Dấu Hiệu Có Thai Tuần đầu Tiên - DoctorTuan
-
20 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) CHUẨN XÁC Chỉ Sau 1 Tuần Quan Hệ
-
Có Thể Nhận Biết Dấu Hiệu Của Mang Thai Tuần đầu? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Mang Thai Tuần đầu Sau Khi Quan Hệ Chính Xác Nhất
-
Các Dấu Hiệu Mang Thai Tuần đầu | BvNTP
-
6 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Mẹ Nào Cũng Nên Biết
-
Bật Mí Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Ngay Từ Tuần đầu Vô Cùng Chính Xác
-
Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu Tiên Rõ Nhất
-
6 Lưu ý Khi Mang Thai Tháng đầu Mẹ Cần Biết
-
Mang Thai Theo Từng Tuần Từ 1 – 12 Tuần, Mẹ Nên Làm Gì?
-
30 Dấu Hiệu Có Thai Sớm Và Chuẩn Xác Nhất - MarryBaby
-
Những Dấu Hiệu Có Thai Tuần đầu Và Sự Thay đổi Của Cơ Thể Mẹ Bầu
-
10 Dấu Hiệu Có Thai Sau 1 Tuần Quan Hệ Chính Xác Nhất - Monkey