Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn đã Nhiễm Vi Khuẩn Hp - Gastimunhp
Có thể bạn quan tâm
Nhiễm vi khuẩn Hp thường không có triệu chứng đặc trưng, chỉ tới khi người bệnh bị đau dạ dày với những biểu hiện khác nhau thì vi khuẩn Hp mới được phát hiện. Trong những trường hợp như vậy, biện pháp điều trị bắt buộc là diệt trừ vi khuẩn Hp kèm theo điều trị triệu chứng.
Nội dung chính
- 1 Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp
- 2 Khi nào nên đi gặp bác sỹ?
- 3 Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp
- 4 Biến chứng
- 5 Điều trị
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay Hp) xảy ra khi loại vi khuẩn này khu trú trong dạ dày. Nhiễm khuẩn này thường xảy ra từ khi chúng ta còn nhỏ và có mặt trong dạ dày của khoảng trên 50% dân số thế giới, là nguyên nhân gây ra Viêm dạ dày – tá tràng, Loét dạ dày – tá tràng, Ung thư dạ dày,.
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ bị nhiễm khuẩn Hp, bởi vì loại nhiễm khuẩn này không có triệu chứng đặc trưng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng, bác sỹ sẽ cho bạn kiểm tra nhiễm khuẩn Hp bởi loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp
Hầu hết mọi người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì. Cho tới giờ, người ta cũng chưa hoàn toàn hiểu tại sao như vậy, nhưng rõ ràng là có một số người kể từ khi sinh ra đã có khả năng kháng lại tác hại của vi khuẩn Hp. Cụ thể, có tới 50% dân số thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% người bị loét dạ dày – tá tràng, 1-3% bị Ung thư dạ dày.
Thường thì khi phát hiện cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày thì người bệnh đã bị viêm, loét dạ dày tá tràng, dẫn đến các hiện tượng đau bụng, đau âm ỉ, khó chịu. Một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày mà bạn có thể gặp phải như sau:
- Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
- Đau bụng tăng lên khi đói.
- Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
- Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
- Chán ăn
- Ợ nhiều
- Đầy bụng
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân
Còn với đối tượng trẻ nhỏ, nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ khó phát hiện hơn và thường không có dấu hiệu đặc trưng. Vi khuẩn Hp ở trẻ em thường gây ra các bệnh về dạ dày như người lớn. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ khi nhiễm phải vi khuẩn Hp đó là u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng,…
Ở trẻ em triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày thường khá riêng biệt so với người lớn. Đau quanh rốn, cảm giác đau vùng thượng vị nằm giữa rốn và xương ức là những cảm giác rất dễ xảy ra ở trẻ em khi bị nhiễm vi khuẩn Hp. Một số trẻ có biểu hiện ợ chua, những trẻ bị loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Hp sẽ nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.
Tuy nhiên một số trẻ lại không có những biểu hiện gì đặc biệt mà chỉ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Khi nào nên đi gặp bác sỹ?
Gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào tồn tại dai dẳng. Bạn nên tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán ngay nếu gặp các trường hợp sau:
- Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
- Khó nuốt.
- Phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
- Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.
Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp
- Sống trong điều kiện đông đúc: sống trong gia đình hoặc cộng đồng đông người có nguy cơ cao nhiễm Hp.
- Nguồn nước không đảm bảo: là yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm Hp.
- Sống ở các nước đang phát triển: những người sống ở các nước đang phát triển, trong môi trường đông đúc, điều kiện vệ sinh kém có nguy cơ bị nhiễm Hp cao hơn.
- Sống với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Nếu bạn sống với người đang nhiễm Hp, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm Hp từ người đó.
Biến chứng
Loét dạ dày tá tràng: khi sinh sống trong dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra men urase có tác dụng trung hòa acid dịch vị, đồng thời phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày giúp vi khuấn tồn tại được và chui sâu xuống lớp niêm mạc dạ dày bên dưới. Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn Hp còn tiết ra các độc tố gây viêm, hậu quả là dẫn tới viêm dạ dày. Lớp nhầy bảo vệ bị phá hủy tạo điều kiện cho acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo ra các ổ loét. Khoảng 20% trong số bệnh nhân nhiễm Hp bị viêm dạ dày và có khoảng 10% tiến triển thành loét dạ dày.
Thủng dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại trong ổ loét lâu ngày có thể ăn thủng lớp niêm mạc, thanh mạc dạ dày và xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày.
U malt: một loại u lymphoma liên quan đến niêm mạc dạ dày có mối quan hệ mật thiết với nhiễm khuẩn Hp.
Ung thư dạ dày: là biến chứng nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong rất cao (tỉ lệ tử vong trong 5 năm khi phát hiện ung thư dạ dày ở Việt Nam lên tới 91%). Vi khuẩn Hp được xác định là tác nhân nhóm I gây Ung thư dạ dày (theo WHO) và có liên quan tới 90% các ca uing thư dạ dày được phát hiện hàng năm. Các ca bệnh ung thư dạ dày thường chủ yếu được tìm thấy ở độ tuổi trung niên mà hiếm khi gặp ở trẻ nhỏ. Điều này cũng được lý giải một phần liên quan tới việc nhiễm Hp kéo dài từ thời thơ ấu, trải qua thời gian mới diễn tiến thành ung thư dạ dày.
Điều trị
Để điều trị vi khuẩn Hp, bác sỹ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp. Trong đó có ít nhất 2 loại kháng sinh cùng với 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày, có thể kèm theo muối Bismuth. Các thuốc giảm tiết acid dạ dày như: thuốc ức chế bơm proton (PPIs) như Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole…, thuốc chẹn kênh H2 như Cimetidine, Ranitidine…. Các thuốc kháng sinh thường được dùng trong tiệt trừ Hp như: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tinidazole, Tetracyclin, Levofloxacin…
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ Hp kháng thuốc gia tăng nhanh chóng, một mặt các nhà khoa học vẫn đi tìm kiếm các loại kháng sinh mới đặc hiệu hơn trên vi khuẩn Hp, nhưng việc tìm ra các loại kháng sinh mới cần rất nhiều thời gian, trong khi các kháng sinh hiện tại của chúng ta đang dần trở nên kém hiệu quả. Chính vì vậy các biện pháp kết hợp mới để gia tăng hiệu quả diệt Hp, giảm nguy cơ lây nhiễm, tái nhiễm Hp được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Và một trong những bước tiến lớn của khoa học đó là đã phát triển thành công dòng kháng thể giúp có tác dụng ức chế trực tiếp men urease – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn Hp xâm nhiễm, tồn tại dai dẳng và gây bệnh viêm dạ dày, gọi là OvalgenHP.
Nghiên cứu lâm sàng trên các bệnh nhân viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp cho thấy với phác đồ đầu tay (PPI + Amox + Clari) chỉ đem lại tỉ lệ thành công khoảng 40%, chủ yếu do vi khuẩn hp đề kháng với kháng sinh Clarithromycin trong phác đồ. Nhưng khi phối hợp phác đồ trên cùng OvalgenHP thì tỉ lệ thành công được nâng lên tới 78%. Điều này chứng tỏ, kháng thể OvalgenHP khi sử dụng phối hợp với thuốc đã giúp tăng hiệu quả điều trị và phát huy được hiệu quả ngay cả trong trường hợp vi khuẩn đã kháng kháng sinh trước đó. Bên cạnh đó, kháng thể OvalgenHP còn có thể sử dụng ở những người nhiễm Hp chưa có biểu hiện biểu hiện lâm sàng, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày do khuẩn Hp.
Theo Mayo Clinic – Hoa Kỳ
Xem thêm: | Vi khuẩn HP lây qua đường nào | Điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn hp
Viết bình luậnTừ khóa » Các Triệu Chứng Bị Hp Dạ Dày
-
Nhiễm Khuẩn H.p (Helicobacter Pylori): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Cách Phát Hiện Vi Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày | Vinmec
-
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa Nhiễm Vi ...
-
Nhiễm Helicobater Pylori (HP) Dạ Dày: Làm Cách Nào để Nhận Biết ...
-
Làm Sao Biết Mình Bị Nhiễm Vi Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày?
-
Vì Sao Nhiễm Vi Khuẩn HP - Những Triệu Chứng Nhiễm Vi Khuẩn HP
-
Có Vi Khuẩn Hp Trong Dạ Dày: Triệu Chứng Và Biến Chứng
-
Vi Khuẩn HP Là Gì? Dấu Hiệu Nhiễm Vi Khuẩn HP - DeHP
-
Nhiễm Khuẩn HP - Khi Nào "CẦN" Và "KHÔNG CẦN" điều Trị ...
-
Vi Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày: Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa
-
Helicobacter Pylori - Bệnh Viện Ung Bướu Đà Nẵng
-
Vi Khuẩn Hp Có Thật Sự Nguy Hiểm?
-
Dấu Hiệu Cho Biết Bạn Đã Bị Nhiễm Vi Khuẩn Hp
-
Viêm Loét HP Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp điều Trị ...