DẤU HIỆU NHẬN BIẾT & CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM ĐEN VI ...
Có thể bạn quan tâm
Tác nhân gây bệnh: - Bệnh đốm vi khuẩn do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangiferae gây ra. Triệu chứng của bệnh: - Gây hại từ khi trái bắt đầu cứng bao đến trái lớn. Bệnh gây hại trên các giống xoài.
>> Triệu chứng trên lá: chóp lá có các đốm nhỏ màu nâu vàng, nhiều đốm bệnh liên kết thành mãng lớn sần sùi, bệnh nặng lá bị khô đi và rụng sớm
>> Trên trái, vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu đen hoặc những vết nứt dọc hình chân chim, chung quanh có quầng vàng, từ vết nứt mủ xì ra mang theo vi khuẩn tràn ra ngoài. Trái bị bệnh thường thối từng mãng và rụng. Vỏ trái bị tổn thương, dịch mũ có hòa trộn với vi khuẩn làn tràn ra xung quanh và làm lan cho các bộ phận phía dưới của cây như trái, cành, lá, phát hoa.
Vườn trồng dày, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn tồn tại trên lá và trái bệnh, theo mưa gió xâm nhập qua vết xây xát hoặc vết chích của côn trùng.
- Vi khuẩn có thể lây lan từ cây này sang cây khác bằng nhiều cách, trong đó mưa là nguyên nhân phổ biến làm lây lan bệnh. Vì vậy bệnh phát triển nhanh và mạnh vào những tháng mưa nhiều và nhất là từ tháng 9 đến tháng 11. - Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn trùng (bọ trĩ, nhện đỏ,…) Khả năng lưu tồn - Vi khuẩn có khả năng lưu tồn lâu trong lá, cành bệnh. - Vi khuẩn có thể tồn tại 6-18 tháng trong xác bả thực vật trên mặt đất. * Biểu hiện của bệnh vi khuẩn - đốm đen trên bông xoài rất khó phân biệt với biểu hiện bên ngoài của bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides.- Cách phân biệt bệnh đốm đen vi khuẩn và bệnh thán thư hại xoài:
Bệnh đốm đen vi khuẩn (Lá bên trái), Bệnh thán thư (Lá bên phải)
Bệnh đốm đen vi khuẩn gây hại trên cả những cành non và những nhánh cây đã già.
Trong khi đó bệnh thán thư thì không có những triệu chứng như trên.Mối liên quan giữa Ruồi đục trái và Bệnh đốm đen vi khuẩn trên xoài:
+ Từ vết nứt do vi khuẩn gây ra trên xoài, ruồi đục trái có điều kiện tấn công vào làm trái bị thối rất nhanh. Ruồi đục trái có tên khoa học Bactrocera dorsalis.
+ Trên xoài, ruồi đục trái thường gây hại vào giai đoạn trái xoài già, tuy nhiên trên những trái xoài chưa già bị nứt, ruồi đục trái cũng có thể đẻ trứng vào và ấu trùng phát triển bên trong trái, làm trái thối mềm và rụng. Ở những vườn xoài bị nhiễm bệnh đốm vi khuẩn gây nứt trái thường bội nhiễm ruồi đục trái với mật số cao và có thể làm thiệt hại năng suất 100%.
+ Ngoài tác hại làm thất thu năng suất nghiêm trọng, ruồi đục trái còn là đối tượng kiểm dịch rất khắt khe của nhiều nước nhập khầu trái cây trên thế giới vì thế cần được kiểm soát nghiêm ngặt trong sản xuất.
Dưới đây là một số biện pháp quản lý bệnh đốm vi khuẩn:
- Phòng trừ bệnh đốm vi khuẩn ngăn ngừa nứt trái sẽ hạn chế sự gây hại của ruồi đục trái.
- Hàng năm sau thu hoạch nên tỉa cành tạo thông thoáng.
- Thiết kế liếp trồng hình mai rùa, cao ráo thoát nước tốt trong mùa mưa để hạn chế ẩm độ trong vườn.
- Không nên trồng xoài quá dày, để vườn luôn được thông thoáng.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, nên bón thêm phân hữu cơ đã hoai mục để tăng cường sức chống đỡ bệnh cho cây. Khi cây đã bị bệnh nên bón thêm phân kali.
- Không nên lấy giống (mắt ghép, cành ghép, cành chiết ...) ở những cây đã bị bệnh.
- Không nên sử dụng những cây giống khi phát hiện có những biểu hiện đã bị bệnh trên lá.
- Với những vườn nằm trong vùng trống trải, gió nhiều, nên trồng cây chắn gió.
- Với những cây, những vườn đã có biểu hiện bị bệnh thì không nên tưới nước theo kiểu phun mưa sẽ dễ dàng làm cho bệnh lây lan từ những lá hoặc trái ở tầng trên xuống những lá hoặc trái ở phía dưới thấp.
- Thường xuyên kiểm tra vườn xoài để thu gom những trái, những lá đã bị bệnh đưa ra khỏi vườn rồi tiêu huỷ để hạn chế nguồn bệnh. Chú ý không được vứt bỏ những lá trái bị bệnh xuống mương chưa nước tưới vườn. Nếu làm tốt biện pháp này sẽ có hiệu quả phòng ngừa rất cao.
- Áp dụng những biện pháp thích hợp để phòng trị các loại sâu ăn lá, vì vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá của các loại sâu này. - Thăm vườn thường xuyên, phòng định kỳ đặc biệt là thời tiết ẩm cao, trong mùa mưa bằng chế phẩm nano bạc đồng & nano đồng oxyclorua để phòng trừ nấm bệnh và vẫn đảm bảo an toàn, không độc hại cho cây trồng & môi trường.
- Với những vườn đang bị hại nhiều có thể dùng một trong vài loại thuốc như: Kasuran 47WP, Kasumin 2L ... để phun trị bệnh. Liều lượng và cách sử dụng thuốc các bạn có thể đọc hướng dẫn có in trên vỏ bao bì. - Bảo trái là biện pháp tốt nhất để bảo vệ và hạn chế nấm bệnh và ruồi đục trái
Nguồn: vietnamnongnghiepsachTừ khóa » Bông Xoài Bị Khô
-
Cách Khắc Phục Xoài Có Hiện Tượng Khô Bông, Rụng Bông.
-
Phòng Trị Bệnh Thán Thư, Thối đen Bông Xoài - Trừ Nấm Nano
-
Bông Xoài Bị Khô- Cách Xử Lý - YouTube
-
Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Bảo Vệ Bông, Trái Xoài Non Trong Mùa Mưa
-
Phòng Trị Bệnh Thán Thư Và đốm đen Gây Hại Bông, Trái Non Cây Xoài
-
Những Loại Bệnh Hại Thường Gặp Trên Cây Xoài Và Cách Phòng Trừ
-
Bệnh Vi Khuẩn - đốm đen Trên Bông Xoài
-
Để Bông Xoài đậu Trái Tốt
-
Khánh Hòa: Xoài Rụng Bông Hàng Loạt - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Phòng Trừ Bệnh Thán Thư Và Khô đọt Hại Xoài Trong Mùa Mưa - 2lua
-
Biện Pháp Hạn Chế Hiện Tượng Rụng Hoa Và Rụng Trái Non Trên Xoài
-
MÙA MƯA CẦN THẬN TRỌNG THÁN THƯ TRÊN XOÀI
-
Kinh-nghiem-phong-tru-benh-than-thu--rung-bong-xoai--Phan-hai ...