[Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm] Viêm Ruột Thừa ở Trẻ Em - FaGoMom

Viêm ruột thừa ở trẻ em là một trong những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Vì thế khi có những dấu hiệu của bệnh thì cha mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Sau đây, Fagomom sẽ chỉ ra một số nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm ruột thừa.

1. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa ở trẻ em

Viêm ruột thừa ở trẻ em

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dạng túi cùng, hẹp và dài vài centimet dính vào manh tràng. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già.

Viêm ruột thừa ở trẻ em là tình trạng ruột thừa bị viêm do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm ruột thừa là do lòng ruột thừa tích tụ quá nhiều chất nhầy hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa.

Viêm ruột thừa ở trẻ còn có thể do hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn này xảy ra, các vi khuẩn bình thường cư trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa, làm cho ruột thừa bị viêm, sưng và chứa đầy mủ. Nếu không được nhanh chóng điều trị, ruột thừa có thể bị vỡ.

Xem thêm: Fagomom cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà chất lượng, giá cạnh tranh

2. Dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em

Trẻ bị sốt cao từ 37-39 độ C

Trẻ bị đau bụng: Đau bụng là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em. Cơn đau bắt đầu xung quanh hoặc trên rốn. Cơn đau có thể nặng hoặc chỉ đau nhẹ và gây khó chịu và sau đó di chuyển đến vùng góc dưới phải bụng.

Trẻ biếng ăn: Nếu trẻ không muốn ăn 1 – 2 bữa thì điều này bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng không muốn ăn kéo dài nhiều ngày thì bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra.

Trẻ bị sốt cao: Trẻ bị sốt từ 37-39 độ C, một số trường hợp viêm cấp có thể sốt cao trên 40 độ C. Điều này cho thấy trong cơ thể trẻ đang xảy ra một tình trạng viêm nhiễm nào đó cần được chẩn đoán sớm để điều trị.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Viêm ruột thừa ở trẻ em khiến trẻ bị chướng bụng, có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Do bị kích thích tới nhu động ruột nên sẽ kéo theo biểu hiện nôn và buồn nôn.

Trẻ bị đau khi đi tiểu: Khi bị đau khu vực vùng bụng dưới, trẻ có thể có cảm giác đau khi đi tiểu. Trẻ bị viêm ruột thừa cũng có thể dẫn đến rối loạn đi tiểu thường xuyên.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện không đầy đủ, do đó các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám khi thấy con có những biểu hiện bất thường.

3. Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về quá trình xuất hiện và diễn tiến của các triệu chứng và thăm khám vùng bụng của bệnh nhân.

Bác sĩ có thể nhẹ nhàng ấn vào chỗ đau. Khi đột ngột thả tay ấn ra, cảm giác đau do viêm ruột thừa thường tăng nhiều hơn, đây là dấu hiệu cho thấy phúc mạc vùng lân cận đã bị viêm. Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bố mẹ cho trẻ làm một vài kiểm tra để xác định xem trẻ có bị viêm ruột thừa không. Một số kiểm tra có thể làm là:

Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em 

3.1 Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em 

Đây sẽ là xét nghiệm đầu tiên mà bác sĩ đề nghị bố mẹ cho trẻ làm vì đây là cách dễ dàng nhất để kiểm tra số lượng bạch cầu cao, dấu hiệu của nhiễm trùng

3.2 Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em 

Xét nghiệm này dùng để chẩn đoán xem trẻ có bị nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng bàng quang không. Có một số protein nhất định trong nước tiểu được xem là chỉ dấu để giúp xác định trẻ bị viêm ruột thừa.

3.3 Siêu âm bụng chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em 

Hình ảnh viêm ruột thừa: Đường kính > 6mm, thành dày > 3 mm, đè không xẹp, thâm nhiễm mỡ xung quanh, ấn đầu dò siêu âm gây đau

3.4 Chụp CT chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em

Trong trường hợp nghi ngờ viêm ruột thừa nhưng mà siêu âm, xét nghiệm không xác định được thì có thể chụp CT bụng để chẩn đoán.

CT được đánh giá là phương pháp phù hợp cho việc đánh giá bệnh lý ruột thừa bởi vì nó có thể xác định rõ thành đại tràng cũng như mô mỡ quanh đại tràng với độ nhạy là 93% và độ đặc hiệu là 100% trong việc chẩn đoán hoặc loại trừ viêm ruột thừa.

3.5 Chụp MRI chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em 

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được đánh giá là khả thi để giúp bác sĩ quan sát rõ hơn về ruột thừa và xem nó có bị viêm hay không. Chụp MRI tương đối chính xác với độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này đối với viêm ruột thừa lên tới 85% và 97% tương ứng.

Xem thêm: Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột: Nguyên nhân, cách phòng tránh

4. Biến chứng của viêm ruột thừa ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm ruột thừa, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến vỡ ruột thừa và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

Viêm phúc mạc: Khi ruột thừa bị vỡ, dịch tiêu hóa và dịch viêm sẽ tràn khắp ổ bụng và gây ra viêm phúc mạc.

Áp xe ruột thừa: Nếu ruột thừa viêm và bị vỡ nhưng chưa tràn vào ổ bụng nhờ mạc nối và các quai ruột bao bọc xung quanh làm thành hàng rào khu trú vùng viêm không lan ra ổ bụng tạo thành khối áp xe ruột thừa. Lúc này người bệnh đau hố chậu phải và sốt cao hoặc rất cao.

Nhiễm khuẩn huyết: Là hiện tượng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn từ ruột thừa vào dòng máu và đi khắp cơ thể. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Những biến chứng khác có thể xảy ra như tình trạng tạo cục máu đông, vấn đề tim mạch, khó thở.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ: 8 dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

5. Phương pháp điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em

5.1 Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em bằng kháng sinh

Nếu bệnh nhân chỉ có một vài triệu chứng viêm ruột thừa và bác sĩ phẫu thuật xét thấy bệnh nhân không cần phẫu thuật ngay lập tức và có thể được điều trị bằng kháng sinh để theo dõi sự cải thiện. Tuy nhiên điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể có hiệu quả nhưng bệnh lại có khả năng tái phát.

Mổ nội soi là phương pháp hiện đại nhất hiện nay

5.2 Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em bằng phương pháp mổ nội soi

Cách điều trị thông thường nhất khi xác định được triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em là phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể là phẫu thuật hở hoặc phẫu thuật thông qua một vài lỗ nhỏ ở bụng (mổ nội soi).

Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ đưa vào ổ bụng bệnh nhân một camera video hình ảnh và những thiết bị chuyên dùng cho việc cắt ruột thừa. Phẫu thuật nội soi sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, vết thương ít đau và ít để lại sẹo.

5.3 Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em bằng phương pháp mổ hở

Trong những trường hợp ruột thừa nằm ở vị trí bất thường, hoặc có biến chứng. Việc tiếp tục phẫu thuật nội soi không thể thực hiện được hoặc có thể không an toàn. Hoặc trong những trường hợp mà ruột bị viêm, quá chướng hơi hay ổ bụng quá bẩn không thể làm sạch bằng phẫu thuật nội soi thì lựa chọn tốt hơn là nên chuyển mổ mở.

Viêm ruột thừa ở trẻ là căn bệnh khó lường, khi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở uy tín nhất để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bạn có những câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc trẻ, hãy liên hệ đến Fagomom để được hỗ trợ sớm nhất.

Thông tin liên hệ: 

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00

Chủ nhật : 8:00 - 11:30

Kết nối với chúng tôi:

- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

Từ khóa » Chẩn đoán Viêm Ruột Thừa ở Trẻ Em