Dấu Hiệu Nhận Biết Suy Giảm Miễn Dịch - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
Có thể bạn quan tâm
Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng và các mối đe dọa khác. Nếu hệ miễn dịch bị tấn công hoặc suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
TIN LIÊN QUANSuy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch tạo ra quá ít kháng thể. Khi đó cơ thể sẽ không đủ sức chống đỡ bệnh tật.
Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại là suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát. Suy giảm miễn dịch nguyên phát là bệnh di truyền gây những đợt nhiễm trùng tái phát thường xuyên hoặc khó điều trị. Nhiều người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát do bẩm sinh thiếu một số chất miễn dịch bảo vệ cơ thể làm cho họ dễ nhạy cảm với các vi trùng và mắc bệnh do nhiễm trùng. Suy giảm miễn dịch thứ phát là do hóa chất hoặc nhiễm phải tác nhân gây suy giảm miễn dịch, có thể là hậu quả của hóa trị, phóng xạ, suy dinh dưỡng,...
Nguyên nhân của suy giảm miễn dịch
Nhiều rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát được di truyền từ một hoặc cả hai cha mẹ. Các vấn đề trong mã di truyền hoạt động như một kế hoạch chi tiết để sản xuất các tế bào của cơ thể (DNA) gây ra nhiều khiếm khuyết của hệ miễn dịch. Có hơn 300 loại rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát đã được xác định, có thể được phân loại thành 6 nhóm dựa trên một phần của hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng: Thiếu hụt tế bào B (kháng thể); Thiếu tế bào T; Sự thiếu hụt tế bào B và T kết hợp; Khiếm khuyết Phagocytes; Bổ sung thiếu sót; Không biết (vô căn).
Yếu tố nguy cơ duy nhất được biết là có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát, làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Dấu hiệu của suy giảm miễn dịch
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của suy giảm miễn dịch nguyên phát là bị nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài hoặc khó điều trị. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ rối loạn suy giảm miễn dịch. Những dấu hiệu dễ nhận thấy, cần nghĩ đến suy giảm miễm dịch như:
Suy nhược tinh thần: Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác đã bị giảm khả năng miễn dịch.
Dễ cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình là dễ bị cảm lạnh, cảm cúm.
Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, không chỉ việc cầm máu chậm hơn người khác, mà những người có hệ miễn dịch thấp còn rất dễ bị nhiễm trùng, quá trình phục hồi chậm. Người suy giảm miễn dịch cũng dễ mắc viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai mũi họng... và bệnhthường xuyên tái phát.
Tiêu hóa kém: Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.
Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy cả ngày không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể...
Ngoài ra suy giảm miễn dịch còn các triệu chứng khác trên cơ thể. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bệnh thì cần đi khám và điều trị kịp thời.
Thanh Hiển
(Theo Báo Sức khỏe & Đời sống)
ad syt ad
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Hệ Miễn Dịch Rối Loạn
-
Thế Nào Là Bệnh Tự Miễn? | Vinmec
-
Tổng Quan Các Rối Loạn Về Miễn Dịch - MSD Manuals
-
Thế Nào Là Suy Giảm Hệ Miễn Dịch? | Vinmec
-
Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng
-
Bệnh Tự Miễn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Rối Loạn Hệ Miễn Dịch: Một Hậu Quả Do COVID-19 Gây Ra
-
Làm Sao để Sống Khỏe Mạnh Khi Có Một Hệ Miễn Dịch Yếu - Medinet
-
Điều Trị Rối Loạn Miễn Dịch Bằng Tế Bào Gốc | Future Clinic
-
16 Triệu Chứng Tiết Lộ Của Cơ Thể Bạn đang Bị Rối Loạn Hệ Miễn Dịch
-
Điều Trị Bệnh Tự Miễn (rối Loạn Miễn Dịch) - Future Clinic
-
Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Là Gì? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Rối Loạn Miễn Dịch Và Dị ứng
-
Nhận Biết Hệ Miễn Dịch Suy Giảm
-
Gợi ý Những Mẹo Giúp Quản Lý Hệ Thống Miễn Dịch Suy Yếu | Medlatec