Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Nhiễm Giun Kim

  Chúng ta thường có thói quen tẩy giun định kỳ song lại quên mất rằng trẻ em cũng cần được uống thuốc để loại bỏ ký sinh trùng này. Việc ăn uống không hợp vệ sinh, chơi đùa ở những nơi bụi bẩn là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc các bệnh giun sán, đặc biệt là giun kim. Vậy những dấu hiệu cảnh báo trẻ nhiễm giun kim là gì?

  Theo các bác sỹ cho biết, giun kim hay còn có tên tiếng anh là Enterobius vermicularis, chúng ký sinh trong đường ruột của bệnh nhân và thường bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng vào ban đêm. Khi ở bên trong cơ thể, giun đực và giun cái giao phối sau đó giun cái sẽ bò ra rìa hậu môn để đẻ trứng, mỗi lần giun cái đẻ khoảng 4.000 – 200.000 trứng. Sau khi được sinh ra nếu gặp điều kiện thuận lợi ấu trùng giun sẽ phát triển nhanh chóng. Khi giun đẻ trứng sẽ gây ra hiện tượng ngứa tại hậu môn, trẻ gãi gãi vô tình sẽ mang ấu trùng giun từ hậu môn đến các đồ ăn, thức uống và đi vào cơ thể. Khi đã đi vào bên trong cơ thể ấu trùng giun sẽ tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành và bắt đầu một chu kỳ sống mới. Một bộ phận ấu trùng khác sẽ được đào thải ra bên ngoài và nếu như chúng ta không thực hiện ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể bị tái nhiễm các loại ấu trùng này qua rau quả, thực phẩm hay đồ dùng sinh hoạt, đặc biệt là trẻ nhỏ.

dau bung giun

  Những dấu hiệu cảnh báo trẻ nhiễm giun kim.

  – Ngứa rát hậu môn. Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trẻ nhiễm giun đó là hậu môn thường xuyên ngứa rát, đặc biệt là vào buổi tối. Lý giải hiện tượng này các bác sỹ cho biết vào ban đêm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, giun cái sau khi giao phối sẽ bò ra hậu môn để đẻ trứng khiến trẻ có cảm giác ngứa rát, khó chịu.

  –  Đau bụng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng ở trẻ như ngộ độc thức ăn, cảm lạnh, các bệnh lý về dạ dày, lồng ruột. Tuy nhiên, nếu như trẻ thường xuyên kêu đau bụng xung quanh rốn, đau quặn, cương cứng thành từng cục thì cha mẹ cần chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị giun tấn công.

  – Rối loạn tiêu hóa. Trẻ nhiễm giun kim thường có dấu hiệu đó là chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, đi ngoài phân lỏng, phân nát, phân có lẫn chất nhầy và lẫn máu.

  – Trẻ gầy yếu. Những trẻ nhiễm giun kim thường có dấu hiệu đó là gầy yếu, xanh xao, biếng ăn dẫn đến thấp bé, còi xương, suy dinh dưỡng.

  – Gặp các vấn đề về thần kinh. Trẻ thường có dấu hiệu như khó chịu, bứt rứt, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc, dễ giật mình.

  Nếu như bạn phát hiện các dấu hiệu trên thì cần đưa trẻ đi khám và lấy thuốc uống ngay. Do trẻ em hệ tiêu hóa còn non yếu, nhạy cảm nên cha mẹ không nên tự ý lấy thuốc bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cha mẹ nên tham khảo thật kỹ ý kiến bác sỹ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về cách thức sử dụng, liều dùng cũng như chế độ kiêng khem trong thời gian dùng thuốc.

  Để được các chuyên gia trực tiếp tư vấn và giải đáp về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ bạn có thể liên lạc theo hotline 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 các bác sỹ sẽ giải đáp cụ thể hơn.

Từ khóa » Trẻ Gãi Rốn