Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Lạnh

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Trẻ em - Nhi - Sơ sinh
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà

Trần Hồng Nụ

07-08-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bé vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển thế chất của bé nếu không được khắc phục sớm. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao? Hãy cùng Bệnh viên Đa Khoa Phương Đông tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách điều trị bệnh cảm lạnh và phòng tránh bệnh lý này!

  • Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhanh khỏi hơn

  • Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nội dung chính
  • Cảm lạnh là bệnh gì?
  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh cảm lạnh
  • Những dấu hiệu khi trẻ sơ sinh cảm lạnh
  • Biến chứng khó lường khi trẻ sơ sinh cảm lạnh
  • Điều trị cảm lạnh ở trẻ sơ sinh
  • Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị cảm lạnh đến gặp bác sĩ?
  • Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh cảm lạnh phải làm sao?

Cảm lạnh là bệnh gì?

Cảm lạnh là một loại bệnh liên quan đến đường hô hấp trên bao gồm mũi và họng. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh ít gây nguy hiểm và hầu như không để lại biến chứng nguy hiểm. Nhưng căn bệnh này lại gây ra những khó chịu cho cơ thể của người mắc bệnh. Nguyên nhân chính gây nên bệnh cảm này là các loại virus. Nổi bật và thường gặp nhất là virus Rhinovirus. Bệnh này thường diễn ra trong 7-10 ngày tuỳ tình trạng sức khoẻ của người bệnh và sẽ khỏi. 

Trẻ sơ sinh thuộc nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm lạnh. Bởi khi trẻ mới chào đời, hệ miễn dịch của bé vốn yếu ớt và cần thời gian để hoàn thiện, thích nghi với môi trường mới. Đó cũng là lý do vì sao sức đề kháng của trẻ sơ sinh yếu và dễ bị virus xâm nhiễm, gây cảm lạnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh bị cảm lạnh không hẳn là điều xấu, loại virus cảm lạnh sẽ giúp cải thiện và tăng cường sức đề kháng cho bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh cảm lạnh

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thường quấy khóc, nhất là vào ban đêmTrẻ sơ sinh bị cảm lạnh thường quấy khóc, nhất là vào ban đêm

Biến chứng khó lường khi trẻ sơ sinh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài dai dẳng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Trẻ bị viêm tai giữa cấp tính: Là biến chứng thường gặp nhất khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh mà không được can thiệp điều trị kịp thời. Khi bị viêm tai giữa, bé sẽ có cảm giác đau, ngứa tai, chán ăn, khóc đêm, nôn trớ, sốt,...
  • Viêm họng: Cảm lạnh khi diễn biến  phức tạp có thể khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng. Các triệu chứng điển hình của bệnh này là sốt cao, ho và đau rát họng.
  • Hen suyễn: Khi bị cảm lạnh nặng, trẻ sơ sinh thường thở khò khè và tức ngực. Đặc biệt, đối với những trẻ đã bị hen suyễn bẩm sinh, thì bệnh lý này rất dễ làm khởi phát những cơn hen cấp tính.
  • Viêm phổi: Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi,… rất dễ dẫn đến viêm phổi nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời. Đây được xem  là biến chứng nguy hiểm nhất đối với trẻ khi bị cảm lạnh.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cần bú nhiều hơn để bù nướcTrẻ sơ sinh bị cảm lạnh cần bú nhiều hơn để bù nước

Bên cạnh đó, khi điều trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh tại nhà, phụ huynh cũng cần tránh những việc sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cảm lạnh cho trẻ sơ sinh. Bởi loại thuốc này hoàn toàn không có tác dụng đối với việc diệt virus gây bệnh.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ sơ sinh khi chưa sự cho phép của bác sĩ.
  • Thuốc giảm ho và thuốc Aspirin chống chỉ định với đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Không để trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ khi bé đang bị cảm lạnh.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị cảm lạnh đến gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 tháng, khi có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh tốt nhất ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám ngay. Bởi bé còn quá nhỏ để có thể chống chọi với căn bệnh này khi không có sự giúp đỡ của y, bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cũng nên đi khám bác sĩ khi có một trong các triệu chứng sau:

  • Trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi sốt cao từ 38 độ C trở lên.
  • Trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi sốt cao trên 39 độ C.
  • Bé bị phát ban da.
  • Trẻ sơ sinh bỏ bú, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Bé có triệu chứng ho kéo dài kèm đờm.
  • Đờm của trẻ khi tiết ra có màu vàng, xanh hoặc lẫn máu.
  • Trẻ sơ sinh bị khò khè, khó thở.
  • Trẻ bị sốt liên tục nhiều tiếng không hạ.
  • Trẻ bị mất nước với triệu chứng môi khô, khát sữa, nếp véo da mất chậm,...
  • Bé mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, quấy khóc liên tục.
  • Các đầu ngón tay hoặc môi của bé tím tái.

Từ khóa » Cách Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Lạnh