Dấu Hiệu Phân Biệt Bong Gân, Trật Khớp Và Gãy Xương - JEX

Phân biệt bong gân, trật khớp và gãy xương

Xương và khớp của chúng ta phải đối diện với vô số nguy cơ gây chấn thương mỗi ngày và những tổn thương thường gặp nhất phải kể đến bong gân, trật khớp và gãy xương. Là ba chấn thương xương khớp hoàn toàn khác nhau, nhưng vì chúng lại mang những biểu hiện khá tương đồng như đau nhức, sưng tấy và khó cử động khớp… thế nên nhiều người thường nhầm lẫn.

1. Bong gân

Bong gân là tình trạng giãn hoặc rách dây chằng – các sợi mô liên kết xương với xương do một lực tác động đột ngột. Những khớp xương dễ bị bong gân là cổ chân, cổ tay và đầu gối.

Đây là chấn thương phổ biến trong hoạt động thể dục thể thao bởi người tập luyện thường phải chuyển hướng cử động nhanh và mạnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể bị bong gân ngay cả khi đang chạy hoặc đi bộ bình thường.

2. Trật khớp

Cũng giống như bong gân, trật khớp xảy ra khi có một tác động đột ngột và mạnh lên khớp khiến các đầu xương bị bong khỏi vị trí ban đầu. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương này có thể nặng – nhẹ khác nhau ở mỗi người (có người tự lành nhưng có người phải nhờ đến sự trợ giúp của y tế).

Các khớp có nguy cơ bị trật cao nhất là khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, háng, ngón tay và cổ chân. Khi bị trật khớp, việc “bất động” vị trí khớp bị chấn thương là điều cần vô cùng cần thiết để tránh tổn thương cho các bộ phận trong khớp, nhất là mạch máu và dây thần kinh.

3. Gãy xương

Hiện tượng rạn nứt hoặc tách rời ở một đoạn xương bất kì được gọi là gãy xương. Chấn thương này có thể xảy ra đối với 206 chiếc xương của bộ khung xương nhưng xương tay, xương chân, xương đùi, xương vai, cột sống, cổ và xương sườn là những vị trí có nguy cơ cao hơn cả.

Tên

Gãy xương không chỉ ở khớp mà có thể xảy ra tại bất kỳ đoạn xương nào

Trường hợp xương gãy đâm ra ngoài da hoặc bị gãy thành mảnh nhỏ cần được chăm sóc khẩn cấp để tránh đâm chọc gây tổn thương mô mềm và các nội tạng. Gãy xương không chỉ do tác động cơ học mà còn bởi một số bệnh lý như loãng xương, lao xương, viêm xương…

Đều là những chấn thương cơ học, thế nên bong gân, trật khớp và gãy xương mang nhiều nét tương đồng khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Sau đây, Chuyên gia Jex sẽ giúp các bạn nhận diện chính xác từng vấn đề thông qua những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng nhất:

Chấn thương

Dấu hiệu nhận biết

Bong gân

  • Đau nhói như điện giật

  • Sưng đỏ quanh khớp và có chiều hướng to lên

  • Khớp lỏng lẻo và yếu

  • Giảm và hạn chế cử động khớp

Trật khớp

  • Đau dữ dội

  • Hình dáng khớp bị biến dạng

  • Sưng kèm bầm tím vùng quanh khớp

  • Không thể cử động khớp bình thường (mất chức năng khớp)

Gãy xương

  • Đau khi cử động, giảm đau khi bất động

  • Xương nhô lên hoặc có thể đâm qua da

  • Nghe thấy rõ âm thanh “rắc”

  • Mất chức năng ở vùng gãy xương (không cử động được)

Dấu hiệu bị bong gân

Bong gân sẽ có dấu hiệu sưng đỏ phần mềm quanh khớp

Cả ba chấn thương bong gân, trật khớp và gãy xương đều không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ hạn chế và cản trở vận động khiến cuộc sống bị gián đoạn. Đặc biệt, những trường hợp bị trật khớp kèm gãy xương hoặc gãy xương dò tủy hay đầu xương bị gãy đâm qua da, đâm vào phổi… phải đưa đi cấp cấp ngay lập tức.

Mỗi chấn thương sẽ có cách điều trị y khoa riêng tùy vào tình trạng của từng trường hợp cụ thể, nhưng nếu áp dụng quy tắc sơ cứu dưới đây ngay tại thời điểm xảy ra bong gân, trật khớp và gãy xương xảy ra sẽ giúp các bạn giảm bớt đau nhức, sưng tấy cũng như hạn chế phạm vi ảnh hưởng:

Giữ phần xương và khớp bị chấn thương trong trạng thái bất động, không di chuyển khớp và sờ nắn xương. Sau đó, nới lỏng quần áo vùng chấn thương và sát khuẩn bằng muối sinh lý nếu gãy xương hở (xương đâm qua da).

Dùng túi đá chuyên dụng hoặc bọc đá lạnh vào chiếc khăn mềm, rồi chườm nhẹ nhàng quanh vị trí chấn thương sẽ làm giảm sưng, giảm đau giúp xương khớp dễ chịu hơn.

Sử dụng nẹp y tế hoặc nẹp gỗ/nhôm để cố định từ khớp trên đến khớp dưới chỗ gãy; dùng băng thun chuyên dụng quấn quanh ngực (nếu nghi gãy xương sườn)  để giữ cố định xương khớp. Nhưng cần lưu ý là không được quấn nịt quá chặt vì sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, gây bầm tím.

Nẹp cố định vị trí chấn thương

Băng nẹp cố định vùng bị chấn thương giúp giảm sưng tấy

Luôn nâng cao vị trí bị chấn thương khi nằm hoặc ngồi sẽ giúp máu lưu thông từ tim đến vết thương và ngược lại dễ dàng hơn, từ đó giảm sưng tấy.

Quy tắc sơ cứu tại chỗ thật sự hữu dụng nhưng chỉ được khuyến khích áp dụng cho những trường hợp bong gân, trật khớp và rạn xương nhẹ. Nếu nhận thấy xương đâm rách da, phần mềm quanh vết thương bị tê kèm đau dữ dội và sưng lớn, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay lập tức (gọi cấp cứu).

Bài liên quan: Viêm bao gân cổ tay: Nguyên nhân, dấu hiệu thường gặp

Không ai mong muốn chấn thương xương khớp như bong gân, trật khớp và gãy xương xảy đến với mình, nhưng để ngăn chặn 100% các vấn đề này là điều không thể. Thế nhưng, chúng ta có thể tránh tối đa những rủi ro này, bảo vệ xương khớp chắc khỏe bằng cách:

  • Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất tốt cho xương khớp như canxi, collagen, Magie, Kali, vitamin D.

  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao giúp gia tăng sức bền và độ chắc chắn cho xương khớp.

  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ khớp khi tham gia các môn thể thao mạnh, hay va chạm.

  • Chú ý không gian sống luôn đủ ánh sáng và khô ráo để tránh vấp ngã.

  • Mang đồ bảo hộ nếu làm việc trên cao hoặc tại các công trường xây dựng.

Những điều tưởng nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày như chạy nhanh trên mặt đường trơn trượt, vặn hoặc xoay người gấp…cũng có thể gây bong gân trật khớp hoặc gãy xương. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần chủ động bảo vệ cơ thể trong mọi tình huống để hạn chế tối đa nguy cơ này.

Từ khóa » Trình Bày Chấn Thương Bong Gân Và Sai Khớp