Dấu Hiệu Sâu Răng ăn Vào Tủy Và Những Cách Chữa HIỆU QUẢ NHẤT
Có thể bạn quan tâm
Khi răng sâu vào tủy, cần điều trị từ sớm để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy khi điều trị răng sâu vào tuỷ có đau không? Có những biện pháp nào phổ biến hiện nay? Lắng nghe Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha khoa Paris) giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
- 1. Nguyên nhân và triệu chứng răng sâu vào tủy
- 2. Điều trị răng sâu vào tủy có đau không?
- 3. Quy trình điều trị răng sâu vào tuỷ
- 4. Biến chứng của răng sâu vào tủy có thể xảy ra nếu để lâu
- 4.1. Áp xe răng
- 4.2. Không thể phục hồi chức năng ăn nhai
- 4.3. Nguy cơ mất răng vĩnh viễn
- 4.4. Tăng mức độ nghiêm trọng bệnh tim mạch, tiểu đường
- 5. Cách điều trị răng sâu vào tủy
- 5.1. Cách 1: Điều trị nội nha
- 5.2. Cách 2: Nhổ răng sâu
- 6. Chăm sóc và giảm đau sau điều trị răng sâu vào tủy
- 7. Các biện pháp phòng ngừa răng sâu vào tủy
- 8. Một số câu hỏi thường gặp
- 8.1. Sâu răng vào tuỷ có nguy hiểm không?
- 8.2. Sâu răng vào tuỷ có hàn trám được không?
- 8.3. Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- 9. Địa chỉ chữa sâu răng vào tuỷ an toàn, hiệu quả tại Nha Khoa Paris
1. Nguyên nhân và triệu chứng răng sâu vào tủy
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, những nguyên nhân chính gây ra răng sâu vào tuỷ:
- Thói quen ăn uống nhiều đường, uống nhiều nước ngọt có ga, ăn vặt thường xuyên.
- Vệ sinh răng miệng không thường xuyên, sai cách.
- Không điều trị sâu răng từ sớm, vi khuẩn phát triển và ăn mòn men răng.
Các triệu chứng răng sâu vào tuỷ theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn chớm đầu: Biểu hiện răng sâu vào tuỷ giai đoạn đầu thường là ê buốt nhẹ khi nhai, ăn uống đồ nóng/lạnh, vô tình chạm phải. Ở giai đoạn này, vi khuẩn tấn công men răng và ngà răng (1).
- Giai đoạn vi khuẩn ăn sâu vào tuỷ: Cảm giác đau nhức, ê buốt đến thường xuyên và dữ dội hơn. Đặc biệt cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, stress, ăn không ngon miệng, đảo lộn sinh hoạt hàng ngày.
- Giai đoạn chết tủy: Không cảm thấy đau do tủy đã chết nhưng thấy lợi sưng đỏ chảy máu, xuất hiện ổ áp xe ở chân răng, răng bị đổi màu, hôi miệng (2).
2. Điều trị răng sâu vào tủy có đau không?
Quá trình điều trị tủy răng không gây đau do trước khi thực hiện, bác sĩ đã tiêm tê vào vùng nướu, tại vị trí răng cần điều trị. Cùng với đó là công nghệ nha khoa hiện đại sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm bớt khó chịu cho khách hàng.
3. Quy trình điều trị răng sâu vào tuỷ
Cảm giác đau nhức khi điều trị răng sâu vào tuỷ sẽ khác nhau theo từng giai đoạn, dưới đây là thông tin chi tiết:
- Trước khi điều trị: Đau nhức dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi ăn uống đồ nóng lạnh.
- Giai đoạn gây tê: Khi tiêm thuốc tê, khách hàng sẽ cảm thấy hơi châm chích tại vị trí tiêm. Khi thuốc tê có tác dụng, khách hàng sẽ cảm thấy vùng môi, má bị tê cứng tạm thời.
- Giai đoạn điều trị: Sau khi thuốc tê có tác dụng, khách hàng sẽ không cảm thấy đau nhức. Bác sĩ tiến hành mở buồng tuỷ và loại bỏ phần tuỷ bị viêm nhiễm. Sau đó, sử dụng vật liệu trám bít để lấp đầy ống tuỷ, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Giai đoạn sau khi điều trị: Sau khi thuốc tê hết tác dụng, khách hàng có thể cảm thấy hơi đau nhức hoặc ê ẩm tại vị trí điều trị. Cảm giác này có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau hoặc chườm đá và sẽ hết hẳn sau 2 – 3 ngày.
4. Biến chứng của răng sâu vào tủy có thể xảy ra nếu để lâu
Bệnh sâu răng vào tuỷ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, mất răng vĩnh viễn, suy giảm chức năng ăn nhai… Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và tính thẩm mỹ trên khuôn mặt.
4.1. Áp xe răng
Áp xe răng (Tooth abscess) xuất hiện sau khi sâu răng vào tuỷ kéo dài gây viêm tủy răng, tạo nên những túi mủ ở chân răng gọi là áp xe. Tình trạng này gây ra đau đớn và lan xuống vùng xương hàm gây ra các biến chứng như sưng hàm, lệch mặt, sưng hạch bạch huyết ở cổ. Nếu không điều trị kịp thời sẽ lan ra thần kinh trung ương rất nguy hiểm.
4.2. Không thể phục hồi chức năng ăn nhai
Khi sâu răng đã ăn sâu vào tuỷ, nếu không được điều trị ngay sẽ viêm nhiễm xuống chóp răng và lan rộng ra xung quanh tạo thành nang chân răng. Nang phát triển to trong xương hàm sẽ gây khó khăn trong việc điều trị, khiến người bệnh không thể ăn nhai như bình thường.
4.3. Nguy cơ mất răng vĩnh viễn
Khi răng sâu vào tuỷ, vi khuẩn xâm nhập và phá huỷ mô răng, khiến chúng trở nên yếu mòn và có nguy cơ rụng vĩnh viễn. Một trong những dấu hiệu ban đầu của tình trạng này đó là chảy máu chân răng và viêm lợi kéo dài, dùng rất nhiều thuốc nhưng không khỏi.
4.4. Tăng mức độ nghiêm trọng bệnh tim mạch, tiểu đường
Vi khuẩn lây lan nhanh từ các ổ viêm trong xương hàm là tác nhân khiến cho bệnh tim mạch, tiểu đường trầm trọng và khó điều trị hơn.
5. Cách điều trị răng sâu vào tủy
Có 2 cách điều trị sâu răng tuỷ đó là điều trị nội nha và nhổ răng cũ, trồng răng mới. Tuỳ vào mức độ sâu hiện tại mà bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh phương pháp tối ưu nhất.
5.1. Cách 1: Điều trị nội nha
Áp dụng khi răng sâu tuỷ ở mức độ nhẹ, lỗ sâu không quá to, răng vẫn còn phần lớn thân.
Bác sĩ sẽ mở ống tủy bằng khoan chuyên dụng, sau đó loại bỏ mô tuỷ bị viêm nhiễm, hoại tử. Sau đó, sử dụng vật liệu trám để bịt kín ống tủy, bảo vệ răng trước sự xâm nhập của vi khuẩn.
Tuy nhiên, răng sau khi lấy tủy dễ vỡ, chịu lực kém nên bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bọc răng sứ (Dental porcelain). Cách này vừa khôi phục chức năng ăn nhai cho răng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền chắc.
5.2. Cách 2: Nhổ răng sâu
Áp dụng trong trường hợp răng sâu quá nặng, men răng và ngà răng bị phá hủy nghiêm trọng, không thể thực hiện chức năng ăn nhai. Người bệnh đau buốt kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu cũ, sau đó trồng răng mới bằng phương pháp implant để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
6. Chăm sóc và giảm đau sau điều trị răng sâu vào tủy
Sau khi điều trị tủy, việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành, giảm đau và kéo dài tuổi thọ của răng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:
Chế độ ăn uống
- Hạn chế thức ăn cứng, dai, đòi hỏi lực nhai nhiều (3).
- Tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây kích ứng vết thương.
- Ăn mềm, nghiền nhỏ, dễ nhai như cháo, súp, khoai tây nghiền, đồ ăn hầm chín.
Vệ sinh răng miệng
- Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng ít nhất 2 – 3 lần/ngày, tránh chà xát quá mạnh vào vùng răng mới điều trị.
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng để làm sạch vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Các biện pháp giảm đau:
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của nha sĩ.
- Chườm đá hoặc túi lạnh lên má tại vị trí răng mới điều trị để giảm sưng và đau.
Ngoài những lưu ý trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề khác như:
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia để đảm bảo vết thương mau lành, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ.
7. Các biện pháp phòng ngừa răng sâu vào tủy
Để phòng ngừa sâu răng tuỷ, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng và kiểm tra răng định kỳ. Chỉ khi phòng ngừa triệt để sẽ giúp hạn chế bệnh tình nặng hơn.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chứa fluoride để loại bỏ tối đa thức ăn thừa và vi khuẩn.
- Ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, chải tất cả bề mặt của răng, bao gồm cả góc khuất bên trong.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có nhiều tinh bột để giảm nguy cơ sâu răng (4).
- Kiểm tra răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, không chờ đến khi răng đau mới đi khám.
- Không chủ quan trước mọi dấu hiệu dù là nhỏ nhất để tránh những biến chứng trước khi quá muộn.
8. Một số câu hỏi thường gặp
Trong quá trình tìm hiểu về sâu răng vào tuỷ, bên cạnh vấn đề về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị, chắc chắn, bạn sẽ gặp một số thắc mắc dưới đây. Cùng lắng nghe bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm giải đáp chi tiết từng câu hỏi:
8.1. Sâu răng vào tuỷ có nguy hiểm không?
Sâu răng vào tuỷ rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng như áp xe răng, nhiễm trùng, suy giảm chức năng nhai, mất răng vĩnh viễn… Vi khuẩn sâu răng xâm nhập vào tủy gây ê buốt, đau đớn kéo dài ảnh hưởng đến cả sức khoẻ và tinh thần của người bệnh. Từ đó, sinh ra tâm lý sợ hãi, stress dài ngày, suy nhược cơ thể.
Hơn nữa, vi khuẩn từ vùng này có thể lan qua cơ thể và gây ra các vấn đề sức khỏe như viêm xoang, viêm tai…
8.2. Sâu răng vào tuỷ có hàn trám được không?
Sâu răng vào tuỷ có thể hàn trám được trong trường hợp sâu nhẹ, lỗ sâu nhỏ, cấu trúc răng còn nguyên vẹn. Hàn trám được thực hiện để ngăn không cho vi khuẩn tấn công và lây lan sang những răng khác. Tuy nhiên, nếu lỗ sâu to, chân răng lung lay, men răng và ngà răng bị phá hủy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai thì cần hút tuỷ và bọc răng sứ.
8.3. Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
Chi phí trám răng sâu tại Nha Khoa Paris dao động khoảng 100.000 – 5.000.000 VNĐ/răng. Tuỳ vào mức độ sâu, chất liệu trám mà sẽ có mức giá khác nhau. Thường răng sâu lỗ to sẽ có chi phí cao hơn răng sâu lỗ nhỏ. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bảng giá dưới đây:
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Trám tạm Eugenate | Răng | 100.000 |
Trám răng sữa | Răng | 200.000 |
Hàn răng GIC (Glass Inomer Cement) (Trám Fuji) | Răng | 250.000 |
Trám cổ răng | Răng | 300.000 |
Trám răng thẩm mỹ LASER TECH | Răng | 700.000 |
Trám Inlay – Onlay sứ | Răng | 5.000.000 |
9. Địa chỉ chữa sâu răng vào tuỷ an toàn, hiệu quả tại Nha Khoa Paris
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ chữa sâu răng vào tuỷ an toàn, uy tín, chi phí phải chăng thì Nha Khoa Paris chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm nhổ răng sâu bằng máy siêu âm Piezotome thế hệ mới cho phép nhổ răng không đau giúp tiết kiệm thời gian tối đa, đem đến trải nghiệm thoải mái nhất cho khách hàng.
Trong trường hợp bác sĩ chỉ định khách hàng hàn trám răng thì công nghệ Laser Tech sử dụng chất liệu trám nhân tạo thành phần khoáng hóa giống 90% với ngà răng thật. Bác sĩ sẽ tạo hình xoang trám rồi đặt lên lỗ sâu. Sau đó, chiếu tia laser để cố định miếng trám trên bề mặt răng.
Nha Khoa Paris sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm xử lý hàng nghìn ca sâu răng vào tuỷ từ đơn giản đến phức tạp. Khách hàng sẽ được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, dứt điểm với chi phí hợp lý nhất.
Nếu quý khách đang gặp tình trạng răng sâu vào tuỷ gây đau nhức, mệt mỏi, hãy điền form đăng ký hoặc liên hệ hotline 1900 6900 để được tư vấn xử lý sớm.
Trên đây là những giải đáp chi tiết của bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm xoay quanh vấn đề điều trị răng sâu vào tủy có đau không. Mong rằng, qua bài viết của Nha Khoa Paris, bạn đọc sẽ có những kiến thức để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu răng, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
Từ khóa » Cách Trị Sâu Răng ăn Vào Tủy
-
Răng Sâu Vào Tủy – Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Răng Sâu ăn Vào Tuỷ Có Những Cách Chữa Trị Như Thế Nào?
-
Răng Sâu Lâu Ngày Vào Tủy Dẫn đến Viêm Tủy Và Các Biến Chứng Nên ...
-
Cách điều Trị Răng Hàm Bị Sâu Vào Tủy | Vinmec
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị TRIỆT ĐỂ
-
Sâu Răng ăn Vào Tủy Có Nguy Hiểm Không?
-
Nhận Biết Sớm Sâu Răng Vào Tủy Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Răng Sâu Vào Tủy Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
CÁCH ĐIỀU TRỊ RĂNG HÀM BỊ SÂU TO VÀO TỦY - Nha Khoa 3T
-
4 Cách Chữa Viêm Tủy Răng Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả?
-
Sâu Răng ăn Vào Tủy Gây Nguy Hiểm Như Thế Nào? - Vidental Care
-
Trẻ Bị Sâu Răng Ăn Vào Tủy: Chẩn Đoán Và Điều Trị
-
Cách Trị Sâu Răng Triệt Để Chỉ Trong Vòng Hai Ngày
-
Răng Sâu Vào Tủy: Hậu Quả Của Không điều Trị Sâu Răng