Dấu Hiệu Sảy Thai Sớm Khi Thai Chưa Vào Tử Cung Là Gì?
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Hiện tượng sảy thai sớm tự nhiên là gì?
- Nguyên nhân sảy thai sớm tự nhiên do đâu?
- Dấu hiệu dọa sảy thai sớm mẹ bầu nên nắm rõ
- Những dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung
- Khi có dấu hiệu sảy thai sớm, mẹ bầu nên làm gì?
- Cách điều trị tình trạng sảy thai sớm
- Biện pháp hạn chế nguy cơ sảy thai sớm
- Sảy thai sớm bao lâu thì có thai lại?
- Những câu hỏi thường gặp về hiện tượng sảy thai sớm
Sảy thai sớm là tình trạng mà nhiều mẹ bầu gặp phải và thường gây lo lắng không biết lý do tại sao hoặc mới lần đầu mang thai đã bị sảy thai. Vậy dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung là gì? Việc này có ảnh hưởng gì đến việc có thai sau này không? Trong bài viết sau, Huggies sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các vấn đề này!
Tham khảo thêm:
- Nhìn bụng biết có thai như thế nào? Cách nhận biết có thai
- 5+ cách tính ngày rụng trứng: Tránh thai và thụ thai AN TOÀN, HIỆU QUẢ
- Nguyên nhân sảy thai, Dấu hiệu & Cách phòng ngừa
Hiện tượng sảy thai sớm tự nhiên là gì?
Sảy thai sớm, còn gọi là sảy thai tự nhiên, là hiện tượng mất thai trong 13 tuần đầu của thai kỳ, tức khi thai 3 tháng tuổi. Đây là một vấn đề khá phổ biến, với tỷ lệ xảy ra ước tính khoảng 10% trong số các trường hợp mang thai đã được biết đến.
Sảy thai sớm tự nhiên có thể được chia thành ba dạng chính, mỗi dạng có những đặc điểm và yêu cầu xử lý khác nhau:
- Dạng 1 - Sảy thai tự nhiên: Trong dạng này, thai phụ trải qua hiện tượng ra huyết và túi thai tự động rơi ra ngoài. Đây là dạng phổ biến nhất của sảy thai sớm, thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi gặp phải tình huống này, mẹ bầu cần được theo dõi và chăm sóc y tế để đảm bảo sức khỏe.
- Dạng 2 - Thai lưu: Dạng thứ hai xảy ra khi thai phụ có túi thai, phôi thai và tim thai đã phát triển, nhưng sau đó tim thai ngừng hoạt động. Tuy túi thai vẫn nằm trong lòng tử cung, tình trạng này được gọi là thai lưu. Thai phụ cần phải lấy thai lưu ra sớm để tránh nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai.
- Dạng 3 - Trứng trống: Dạng thứ ba là tình trạng trứng trống, tức là thai phụ có túi thai nhưng không có phôi thai bên trong. Đây là một hình thức thai ngừng phát triển. Trường hợp này cần được can thiệp y tế sớm để tránh nguy cơ nhiễm trùng tử cung và nhiễm trùng huyết, do vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường này.
Tham khảo thêm: Mấy tuần có tim thai? Thời điểm siêu âm và lưu ý
Sảy thai sớm xảy ra trước khi thai đủ 13 tuần tuổi thai. (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân sảy thai sớm tự nhiên do đâu?
Sảy thai sớm tự nhiên do những nguyên nhân sau đây:
- Cấu trúc tử cung bất thường: Thai phụ có thể mắc phải các bất thường bẩm sinh ở tử cung như tử cung đôi, tử cung có sừng, vách ngăn, tử cung là một dãy xơ,... hoặc thai phụ mắc các bệnh như u cơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi nạo phá thai không đúng kỹ thuật, lạc nội mạc trong tử cung,... Những điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, gây nguy cơ sảy thai tự sớm tự nhiên.
- Các vấn đề về nội tiết: Thai phụ có nội tiết bất thường như suy hoàng thể, không cung cấp đủ nội tiết cho thai nhi phát triển, dẫn đến tình trạng suy thai. Hoặc phụ nữ bị buồng trứng đa năng, rất khó mang thai và dễ bị sảy thai.
- Bệnh lý nội khoa: Thai phụ mắc các bệnh lý nội khoa như bệnh tiểu đường thai kỳ, tuyến giáp, tim mạch hay thiếu máu. Nếu chưa được điều trị ổn định thì chưa nên mang thai để tránh tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí là sảy thai sớm.
- Nhiễm sắc thể: Khoảng 90% trường hợp sảy thai sớm tự nhiên có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Tình trạng này xảy ra ở vợ hoặc chồng hoặc cả 2 ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào của hợp tử, tạo thành phôi thai bất thường và khó duy trì.
- Các yếu tố miễn dịch: Tình trạng rối loạn tự miễn dịch như hội chứng antiphospholipid gây ra hiện tượng viêm tắc mạch vi dẫn thể. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi thai, thai ngừng phát triển.
Xem thêm: Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Trong hầu hết các trường hợp, không thể tìm ra nguyên nhân sảy thai sớm chính xác. (Nguồn: Huggies)
Dấu hiệu dọa sảy thai sớm mẹ bầu nên nắm rõ
Chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội và chuột rút là những triệu chứng phổ biến nhất của sảy thai sớm. Mặc dù khó xác định nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên tình trạng này phổ biến hơn ở những phụ nữ đã từng bị sảy thai trước đó. Các dấu hiệu đe dọa sảy thai sớm mà các mẹ bầu nên nắm rõ:
- Bất kỳ hiện tượng chảy máu âm đạo nào trong 20 tuần đầu thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung. Một số người còn bị chuột rút ở bụng hoặc đau lưng dưới.
- Khi bị sảy thai, bà bầu thường bị đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng lưng và bụng dưới. Khi có bất kỳ triệu chứng nào nói trên, thai phụ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Tham khảo thêm: Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai mẹ bầu cần tránh
Khi bị sảy thai sớm sẽ có dấu hiệu đau bụng âm ỉ (Nguồn: Sưu tầm)
Những dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung
Để mang thai thì trứng phải gặp gỡ với tinh trùng, tiến hành quá trình tạo phôi thai sau đó di chuyển vào tử cung làm tổ và phát triển, sau đó thai di chuyển vào tử cung. Nếu chẳng may phôi thai không vào được tử cung thì sẽ mất đi cơ hội làm mẹ. Có rất nhiều phụ nữ gặp trường hợp thai chưa vào tử cung, còn gọi là sảy thai tự nhiên. Đây là điều mà thai phụ khó tránh khỏi và thường có những dấu hiệu sảy thai sớm sau:
1. Chảy máu âm đạo
Xuất huyết âm đạo bất thường là dấu hiệu thường gặp của sảy thai sớm. Bất kỳ hiện tượng chảy máu âm đạo nào trong 20 tuần đầu thai kỳ đều có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, đặc biệt nếura máu như hành kinh hoặc có màu đỏ, loãng vàra máu cục khi mang thai tháng đầu. Ngay cả những trường hợp máu ra ít nhưng kéo dài liên tục trong vòng 10 ngày mẹ cũng không nên xem nhẹ.
2. Mất triệu chứng thai nghén - Dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung
Thai phụ không còn các biểu hiện ốm nghén như ngực không còn căng tức, không còn thấy buồn nôn,...
3. Đau lưng, đau bụng dưới
Đau lưng, đau bụng dưới từng cơn liên tục, cảm giácđau bụng khi mang thaikhó thể chịu đựng nổi. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung điển hình nhất.
4. Dịch âm đạo bất thường
Dịch nhờn ở âm đạo xuất hiện bất thường và kém theo những cục máu đông, có chất lỏng màu hồng là dấu hiệu bạn sắp sảy thai. Đặc biệt là khi dịch nhờn có mùi hôi nặng.
5. Chuột rút kèm chảy máu
Mẹ bầu bị chuột rút kèm chảy máu và áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng là dấu hiệu rất rõ ràng chỉ ra rằng bạn chuẩn bị sảy thai.
6. Thử thai âm tính
Sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm có thai dương tính sau đó âm tính là dấu hiệu điển hình của mang thai ngoài tử cung.
Hình ảnh túi thai bị sảy như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm)
Khi có dấu hiệu sảy thai sớm, mẹ bầu nên làm gì?
Khi có dấu hiệu động thai hoặc sảy thai sớm, mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt. Nếu kết quả là dọa sảy thai, thai phụ chỉ cần:
- Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe.
- Theo dõi triệu chứng và ghi chép thông tin quan trọng.
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng.
- Nghỉ ngơi, mẹ bầu có thể tập các bài tập thể dục khi mang thai nhẹ nhàng và giảm hoạt động để bảo vệ thai nhi.
- Không quan hệ tình dục trong thời điểm này.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh xoa bụng.
Nếu kết quả chẩn đoán sảy thai sớm, bác sĩ có thể đưa ra những cách xử lý như:
- Nếu sảy thai sớm ở tuần đầu, có thể tự loại bỏ mô thai và không cần phẫu thuật,
- Bác sĩ có thể đưa thai ra khỏi tử cung bằng thuốc và các biện pháp phù hợp nếu nhau và thai đã ra đến cổ tử cung.
- Nếu sảy thai hoàn toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra buồng tử cung thai phụ sách hay chưa. Nếu còn sót nhau thai thì sẽ tiến hành nạo hút buồng tử cung.
- Bác sĩ cũng có thể chỉ định đợi các mô tự đẩy ra khỏi cơ thể.
Tham khảo thêm: 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
Khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử trí. (Nguồn: Sưu tầm)
Cách điều trị tình trạng sảy thai sớm
Khi có dấu hiệu nghi ngờ sảy thai sớm, thai phụ cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Điều trị không phẫu thuật
Quyết định phương pháp điều trị tình trạng sảy thai sớm như thế nào còn tùy thuộc vào tiên lượng của mỗi người. Nếu trường hợp thai phụ không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ khuyến khích sau khi sảy thai nên chờ một thời gian để mô thai loại bỏ một cách tự nhiên. Việc này thường mất thời gian không quá 2 tuần, trong một số trường hợp đặc biệt thì có khả năng mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định dùng thuốc để loại bỏ các phần mô còn sót lại.
Khi mô thai được đào thải ra ngoài sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu. Tình trạng này sẽ nặng hơn và kéo dài so với khi ra máu kinh nguyệt.
Khi bị sảy thai sớm, phần mô thai bị đào thải ra ngoài sẽ trông giống như cục máu đông. Sau khi loại bỏ mô thai, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra xem tất cả các mô thai đã được loại bỏ hết hay chưa. Nếu chưa, thai phụ có thể phải tiếp tục điều trị bằng phẫu thuật.
Tham khảo thêm: Cách phòng tránh sảy thai mẹ cần biết
Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp thai phụ sảy thai sớm nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu nặng,... thì sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật. Một số phương pháp điều trị phẫu thuật có thể áp dụng như sau:
- Hút chân không: Sử dụng một ống mỏng gắn vào thiết bị hút chân không, đưa vào buồng tử cung để thu lấy mô thai.
- Nong và nạo tử cung: Cổ tử cung được nong rộng và sử dụng dụng cụ để loại bỏ mô thai.
Sau phẫu thuật, thai phụ không nên sử dụng tampon hoặc quan hệ tình dục trong vòng 1-2 tuần để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Nếu có triệu chứng như chảy máu nhiều hơn 2 giờ liên tục, đau dữ dội, sốt, ớn lạnh,... nên đến thăm khám kịp thời.
Xem thêm: Mang Thai Ra Máu Nhưng Không Đau Bụng Liệu Có Nguy Hiểm?
Thai phụ cần được người thân quan tâm, động viên, khích lệ, tránh gây áp lực hay lo sợ. (Nguồn: Sưu tầm)
Biện pháp hạn chế nguy cơ sảy thai sớm
Dưới đây là các biện pháp hạn chế nguy cơ sảy thai sớm:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản 3 - 5 tháng trước khi mang thai.
- Tiêm ngừa một số bệnh như Rubella.
- Xét nghiệm gen sàng lọc các bệnh di truyền.
- Nên kiểm tra sức khỏe sinh sản cho cả người chồng, điều trị các bệnh lây qua đường tình dục nếu có.
Tham khảo thêm: Thực phẩm tốt cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ
Sảy thai sớm bao lâu thì có thai lại?
Sau khi bị sảy thai sớm, khoảng 2 tuần thì hiện tượng rụng trứng sẽ quay trở lại và bạn có thể tiếp tục mang thai. Nếu bạn không muốn có thai ngay lập tức, hãy sử dụng các phương pháp tránh thai như đặt vòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đợi kỳ kinh nguyệt tiếp theo để cơ thể trở về nhịp sinh lý bình thường, chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp.
Với những thai phụ mang thai lần đầu, việc sảy thai sớm là một cú sốc tâm lý nặng. Vì vậy, người thân nên ở bên cạnh để chăm sóc về cả sức khỏe lẫn tâm lý của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu chẳng may xảy ra điều bất hạnh, đừng ngần ngại chia sẻ với mọi người. Điều này sẽ giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn.
Đối với những thai phụ đã từng bị sảy thai sớm muốn có thai lại thì nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3 - 5 tháng trước khi mang thai để bác sĩ khám và đánh giá cơ thể, sức khỏe có phù hợp để mang thai hay không. Vì những người phụ nữ có tiền sử sảy thai sớm có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe cả mẹ và bé hơn.
Sảy thai bao lâu có kinh lại còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và tỷ lệ hoocmon sinh dục nữ. (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp về hiện tượng sảy thai sớm
Dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu là gì?
Vào tuần thai thứ 2, nếu thai phụ cảm thấy các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới giống như triệu chứng trước kỳ kinh, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo như khó thở, chảy máu vùng kín, và tức ngực cũng có thể xuất hiện. Khi gặp phải những dấu hiệu này, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ và chẩn đoán kịp thời.
Sảy thai tự nhiên có đau bụng không?
Sảy thai tự nhiên thường đi kèm với cơn đau bụng, đây là một trong những dấu hiệu điển hình nhất. Cơn đau có thể xuất hiện dưới dạng từng cơn hoặc liên tục. Mức độ đau có thể khác nhau giữa các thai phụ, nhưng nếu bạn gặp phải cơn đau bụng nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.
Làm gì sau khi bị sảy thai tự nhiên?
Sau khi bị sảy thai tự nhiên, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và xác định xem có cần điều trị thêm hay không. Hãy nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, và chia sẻ cảm xúc với người thân để vượt qua cú sốc tâm lý. Theo dõi các dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài hoặc đau dữ dội và đến cơ sở y tế nếu cần. Cuối cùng, chăm sóc bản thân và chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo một cách an toàn.
Dấu hiệu sảy thai 6 tuần như thế nào?
Dấu hiệu sảy thai ở tuần thứ 6 thường bao gồm một số triệu chứng đáng chú ý. Đau bụng thường xuất hiện sau khi có dấu hiệu chảy máu, với cơn đau có thể đến nhanh hoặc kéo dài, từ nhẹ đến đau nhói, và có thể giống như đau thắt lưng hoặc cảm giác áp lực ở vùng chậu. Ngoài ra, thai phụ có thể thấy chất lỏng hoặc mô chảy ra từ âm đạo. Một dấu hiệu khác là cảm giác tim đập nhanh. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Sảy thai sớm là biến chứng mà không chị em nào mong muốn. Việc nhận biết dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung và nguy cơ sảy thai là điều mà thai phụ cần biết để phòng tránh và xử lý kịp thời khi có dấu hiệu sảy thai. Mẹ đừng quên truy cập chuyên mục Mang thai hoặc Góc chuyên gia của Huggies khi có bất kỳ thắc mắc gì nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Sinh non: Nguy cơ sinh non và biện pháp phòng ngừa
- Sinh con thành công sau thai lưu: Kinh nghiệm mang thai
- Thai trứng (chửa trứng) là gì? Dấu hiệu, cách điều trị thai trứng
Nguồn tham khảo:
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9688-miscarriage
- https://www.acog.org/womens-health/faqs/early-pregnancy-loss
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pregnancy-loss-miscarriage/symptoms-causes/syc-20354298
Xem thêm các sản phẩm Huggies với giá cực ưu đãi kèm nhiều quà tặng hấp dẫn:tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum
Từ khóa » đã Bị Sảy Thai
-
Làm Thế Nào để Biết Mình Bị Sảy Thai - Vinmec
-
Triệu Chứng Sảy Thai: Dấu Hiệu Cảnh Báo Và Yếu Tố Nguy Cơ - Vinmec
-
Các Dấu Hiệu Sảy Thai Thường Gặp - Nguyên Nhân, Chẩn đoán, điều Trị
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Và Dọa Sảy Thai Mẹ Bầu Nào Cũng Cần “nằm Lòng”
-
Bà Bầu Bị Sảy Thai - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Cần Làm Gì để Ngăn Ngừa Sảy Thai Liên Tiếp?
-
Sảy Thai Tự Nhiên - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Chi Tiết Các Dấu Hiệu Sảy Thai Sớm Theo Từng Tuần Mẹ Có Thể Nhận Biết
-
Những Biến Chứng Sau Khi Sảy Thai - Nhà Thuốc Long Châu
-
Thai Chưa Vào Tử Cung đã Bị Sảy Có Nguy Hiểm đến Mẹ Bầu Hay ...
-
Giải đáp: Phụ Nữ Bị Sảy Thai Có ảnh Hưởng đến Sinh Sản Không?
-
Sau Sảy Thai Bao Lâu Có Thể Có Thai Lại được Và Những Lưu ý
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Sớm Bà Mẹ Mang Thai Cần Biết
-
Sảy Thai Bao Lâu Thì Mang Thai Lại được