Dấu Hiệu Sớm Nhiễm Khuẩn đường Ruột Ai Cũng Cần Lưu ý | Medlatec

1. Những dấu hiệu sớm nhiễm khuẩn đường ruột mà bạn không nên bỏ qua

Nhiễm khuẩn đường ruột do các loại vi khuẩn, nấm, hay ký sinh trùng gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi nhóm tuổi, mọi đối tượng. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm nhiễm khuẩn đường ruột mà bạn không nên bỏ qua:

  • Chán ăn

Một trong những dấu hiệu sớm của tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột là cảm giác chán ăn. Người bệnh thường không có hứng thú với bữa ăn hoặc khi ăn sẽ cảm giác đồ ăn không ngon miệng.

Nhiễm khuẩn đường ruột do các loại vi khuẩn, nấm, hay ký sinh trùng gây ra

Nhiễm khuẩn đường ruột do các loại vi khuẩn, nấm, hay ký sinh trùng gây ra

  • Đau bụng, buồn nôn và nôn

Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh nhân thường gặp phải biểu hiện đau bụng, đau co thắt bụng và đau theo cơn liên tục, mỗi cơn đau có thể diễn ra trong khoảng 3 đến 4 phút. Lúc đầu cơn đau thường ở mức độ nhẹ, nhưng sau đó mức độ đau sẽ tăng dần. Dù ăn rất ít hoặc chỉ uống nước nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn liên tục.

  • Tiêu chảy

Dấu hiệu thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột chính là tiêu chảy. Khi những tác nhân gây hại tấc công đường ruột, kích thích đường ruột dẫn tới tiêu chảy. Lúc này, tính chất phân của của người bệnh cũng thay đổi. Phân lỏng và thường có lẫn chất nhầy.

Đau quặn bụng là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường ruộtĐau quặn bụng là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường ruột

  • Gặp một số vấn đề sức khỏe tâm thần

Ngoài những dấu hiệu sớm nhiễm khuẩn đường ruột nói trên, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần do căn bệnh này gây ra. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản và lười vận động. Hơn nữa, triệu chứng tiêu chảy, đau bụng,… cũng khiến cho chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ.

2. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Như đã nói ở phía trên, tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng người già và trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch kém.

Người có thói quen ăn rau sống dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Người có thói quen ăn rau sống dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Phần lớn những trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột đều có liên quan đến thực phẩm thiếu vệ sinh có chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu bạn ăn phải những thực phẩm không rõ nguồn gốc, “thực phẩm bẩn” thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ rất cao. Bên cạnh đó, những thực phẩm đóng hộp cũng có thể chứa một số loại vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa.

Đối với người Việt Nam, thói quen ăn rau sống cũng chính là một trong những lý do khiến chúng ta bị nhiễm trùng đường ruột. Vi khuẩn E.coli có thể ẩn nấp trong các loại rau này mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường. Nếu không rửa kỹ trước khi ăn thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề về đường tiêu hóa.

Những người không có thói quen rửa tay trước khi ăn, uống nước chưa được đun sôi cũng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc mắc phải một số bệnh về đường tiêu hóa.

Cần chú ý rằng, người bệnh nhiễm khuẩn đường ruột có thể lây nhiễm cho người khỏe mạnh qua đường ăn uống hoặc dùng chung nhà vệ sinh. Do đó người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện.

3. Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Nếu phát hiện những dấu hiệu sớm nhiễm khuẩn đường ruột và chăm sóc bệnh nhân đúng cách thì bệnh sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, đối với một số tình trạng bệnh kéo dài quá lâu mà không có phương pháp can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh.

Nhiễm khuẩn đường ruột gây hội chứng ruột kích thích

Nhiễm khuẩn đường ruột gây hội chứng ruột kích thích

Có thể kể đến như:

- Khi tình trạng nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng, dạ dày của người bệnh sẽ bị tổn thương và có thể gây ra tình trạng chảy máu dạ dày.

- Gây viêm loét đại trực tràng.

- Gây hội chứng ruột kích thích.

- Những triệu chứng nhiễm trùng đường ruột kéo dài, nhất là tình trạng tiêu chảy kéo dài có nguy cơ gây mất nước. Nếu không được bù nước kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

4. Một số hướng dẫn chăm sóc người bị nhiễm khuẩn đường ruột tại nhà

Khi chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột, cần lưu ý những vấn đề sau:

- Người bệnh cần được bổ sung nước, chất điện giải để cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước.

- Nếu bệnh nhân là trẻ em và người cao tuổi thì cần chú ý chăm sóc đặc biệt hơn.

- Bệnh nhân có thể bổ sung sữa chua, men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn đường ruột, nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế sự phát triển của khuẩn bệnh gây hại.

Người bệnh nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước

Người bệnh nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước

- Với những trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng kéo dài, bệnh nhân cần đến khám tại những cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, thực hiện xét nghiệm(thông thường là xét nghiệm mẫu phân), chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh. Sau khoảng 1 tuần vài tuần, cơ thể bệnh nhân sẽ phục hồi trở lại.

Mỗi người nên có ý thức bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bằng cách rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nguồn nước sạch. Cần lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, thực phẩm sạch. Nên ăn chín, uống sôi. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Nếu bạn có dấu hiệu sớm nhiễm khuẩn đường ruột, tình trạng bệnh kéo dài, bạn có thể liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm với các chuyên gia của Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Từ khóa » Tác Hại Của đường Ruột Bẩn