Dấu Hiệu Suy Giãn Tĩnh Mạch Khi Mang Thai - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Khám thai theo lịch hẹn ở tuần 12, bác sĩ sản phụ khoa chỉ định chị Thảo Vy (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) khám thêm chuyên khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực khi nhận thấy chị có các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bên cạnh việc nổi gân xanh vùng bắp chân, chị Vy thường xuyên bị đau nhức, tê bì chân về chiều tối. Chị phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên chỉ cần mang vớ tĩnh mạch, ngồi kê cao chân, hạn chế đứng ngồi nhiều. Sau một tháng tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, các triệu chứng giảm nhiều.
ThS.BS Lê Thị Ngọc Hằng - khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết chị Vy là một trong rất nhiều thai phụ được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch thai kỳ bệnh viện tiếp nhận trong thời gian gần đây. Đây là tình trạng mạch máu bị giãn ra, biểu hiện thành đường gân xanh nổi lên ở vùng chân. Với những phụ nữ có bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới trước đó thì khi mang thai, các triệu chứng bệnh thường nặng hơn. Việc nhận biết sớm dấu hiệu giãn tĩnh mạch giúp bác sĩ có biện pháp hỗ trợ thích hợp để giảm bớt lo lắng, khó chịu cho các mẹ bầu, ngăn bệnh tiến triển.
Bác sĩ Hằng cho biết thêm, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân chính gây suy giãn tĩnh mạch, ngoài ra còn do thai lớn chèn ép vào các tĩnh mạch ổ bụng, cản trở tĩnh mạch trở về tim. Tuy nhiên, điều may mắn là phần lớn các tĩnh mạch giãn sẽ trở về kích thước ban đầu trong vòng một năm sau sinh.
Những phụ nữ mang thai nhiều lần có nguy cơ bị bệnh tĩnh mạch chi dưới cao hơn so với người mang thai lần đầu. Biểu hiện thường gặp ở thai phụ bị giãn tĩnh mạch là:
Phù chân: Nhiều thai phụ bị sưng phù vùng cổ chân, thậm chí cả chân ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xuất hiện do tăng huyết áp thai kỳ.
Giãn tĩnh mạch chân: Tĩnh mạch giãn mạng lưới thường xảy ra ở tháng thứ nhất hoặc tháng thứ hai của thai kỳ. Nguyên nhân là do cơ chế giảm hồi lưu tĩnh mạch. Tĩnh mạch giãn mạng nhện có thể xảy ra trong suốt thai kỳ, cũng có thể tự phát. Tĩnh mạch nông giãn tồn tại trong suốt thai kỳ, biến mất sau sinh.
Ngoài ra, thai phụ còn gặp các triệu chứng khó chịu ở chân như đau nhức, tê mỏi, chuột rút, nặng chân, châm chích khi đứng lâu, ngồi nhiều. Một số người còn bị ngứa chân. Những triệu chứng này sẽ giảm khi thai phụ đi lại, mang vớ áp lực hoặc nghỉ ngơi kê chân cao.
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm?
Suy tĩnh mạch đa phần chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ. Không có bằng chứng nào cho thấy bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi. Một số trường hợp gặp phải biến chứng vỡ tĩnh mạch giãn gây chảy máu hoặc huyết khối tĩnh mạch, hội chứng hậu huyết khối. Tuy nhiên, các biến chứng này rất hiếm khi xảy ra.
Huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện ở khoảng 0,14 -1% các trường hợp, có thể xảy ra ở gần cuối thai kỳ hay sau khi sinh. Việc chẩn đoán, điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn vì các thuốc kháng đông được dùng để trị huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây biến chứng sinh non, thai chết lưu, dị dạng thai...
Hội chứng hậu huyết khối thường phát triển ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, xảy ra ở một vài trường hợp thai phụ có huyết khối tĩnh mạch sâu trong suốt thai kỳ. Thuyên tắc phổi là nguyên nhân gây đột tử ở phụ nữ mang thai do việc di chuyển của cục máu đông từ chân lên phổi gây tắc động mạch phổi.
Điều trị
Bác sĩ Hằng thông tin, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch thai kỳ chủ yếu hướng đến cải thiện chất lượng sống cho thai phụ, giảm đau nhức, khó chịu, cảm giác lo lắng do tình trạng giãn tĩnh mạch gây ra. Phương pháp chủ yếu là điều trị bảo tồn bao gồm mang vớ y khoa, thay đổi lối sống, tập luyện thể thao, vật lý trị liệu phù hợp. Một số loại thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai khi có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ định phẫu thuật hoặc chích xơ tĩnh mạch hiếm khi được thực hiện. Trong trường hợp có huyết khối tĩnh mạch nông gây viêm đau, bác sĩ có thể tiến hành lấy tĩnh mạch tại chỗ qua gây tê.
Điều may mắn là đa số các tĩnh mạch giãn trong thai kỳ sẽ nhỏ lại hoặc biến mất sau sinh, triệu chứng cũng được cải thiện. Một số trường hợp suy tĩnh mạch chân khi mang thai chuyển nặng hơn sau sinh. Khi đó, tùy theo mức độ, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp điều trị xâm lấn như: chích xơ, phẫu thuật, loại bỏ tĩnh mạch bằng sóng cao tần.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thai phụ cần hạn chế ngồi hay đứng lâu, kê chân cao (15-20 cm cao hơn mức tim) khi nằm nghỉ, mang vớ áp lực khi bắt đầu có triệu chứng đến ít nhất 4 tuần sau sinh, tập luyện các bài tập chân... Điều này giúp giảm sự ứ trệ tĩnh mạch gây ra các triệu chứng khó chịu khi mang thai.
Tại khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các chuyên gia thực hiện siêu âm doppler mạch máu để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân. Phương pháp này giúp xác định tổn thương của các van tĩnh mạch, tĩnh mạch, từ đó bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh giãn tĩnh mạch gây ra.
Hạ Vũ
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
- Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường .Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858
-TP HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP HCM. Hotline: 028 7102 6789
- Website: https://tamanhhospital.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Từ khóa » Chân Nổi Gân Xanh Có Thai
-
Hỏi đáp: Chân Nổi Gân Xanh Có Thai Là Dấu Hiệu Tốt Hay Xấu?
-
Chân Nổi Gân Xanh = Có Thai? - Tuổi Trẻ Online
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Suy Giãn Tĩnh Mạch Khi Mang Thai
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Khi Mang Thai - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Ba Tháng đầu Thai Kỳ - Y Học Cộng Đồng
-
Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bệnh Gì? Cách Chữa Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Nổi Gân Xanh ở Cổ Và Tay Chân Có Phải Là Dấu Hiệu Mang Thai Không ?
-
Bà Bầu Nối Gân Xanh ở Tay Liệu Có Nguy Hiểm? - Chăm Con Chuẩn
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Với Bà Bầu? - Vinmec
-
SUY GIÃN TĨNH MẠCH THAI KỲ - CẦN QUAN TÂM & LƯU Ý GÌ?
-
Nổi Gân Xanh Khắp Người, Bà Bầu Cần Chú ý điều Gì? - TheAsianparent
-
Triệu Chứng Suy Giãn Tĩnh Mạch ở Phụ Nữ Mang Thai - Siêu Thị Y Tế
-
Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bị Gì - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Nổi Gân Xanh ở Có Khi Mang Thai - Mua Trâu