Dấu Hiệu Tiểu đường Thai Kỳ Mẹ Bầu Cần Lưu ý - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Mang Thai
  4. Thai kỳ
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả Thai kỳ Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả Đào Nhàn Đào Nhàn

06/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa sự sống của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Vậy các mẹ đã nắm rõ những biểu hiện tiểu đường thai kỳ và phương pháp tầm soát glucose trong máu hay chưa?

Thế nào là bệnh tiểu đường thai kỳ? Đâu là nguyên nhân gây bệnh?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu thai phụ tăng cao. Bệnh thường phát triển mạnh khi thai nhi được 24 đến 28 tuần tuổi. Sau khi sinh xong khoảng 1 - 3 tháng, tiểu đường thai kỳ có thể tự biến mất, lượng đường trong máu người mẹ trở về mức bình thường.

Đường trong máu tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, trường hợp thai phụ không kiểm soát tốt lượng đường, bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường type 2 hoặc tiếp tục phát bệnh trong lần mang thai tiếp theo. Bên cạnh đó, thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn. Thậm chí, những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé đều có thể xảy ra.

Theo phân tích của các chuyên gia, lượng đường trong máu của mỗi người sẽ được điều hòa nhờ insulin do cơ thể tự sản xuất ra. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai có thể gây rối loạn quá trình sản xuất insulin. Khi lượng insulin không sản xuất đủ, lượng đường trong máu sẽ tăng cao dẫn tới tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, việc mẹ mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi), người thừa cân, béo phì hoặc từng có tiền sử đái tháo đường,...cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ. Vậy khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ có triệu chứng gì?

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ không lây nhưng lại có xu hướng phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Dấu hiệu bị tiểu đường trong thai kỳ khá giống triệu chứng thông thường khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hầu hết các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ đều rất giống với triệu chứng của thai kỳ khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết dấu hiệu mẹ bị tiểu đường thai kỳ khi:

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống

  • Thường xuyên thấy khát nước, đặc biệt vào ban đêm và buồn đi tiểu

  • Nước tiểu có kiến bâu

  • Huyết áp tăng cao

  • Vùng kín bị nấm, ngứa ngáy, khó chịu kéo dài

  • Sút cân bất thường

Ngay khi thấy những biểu hiện bị tiểu đường thai kỳ, các chị em cần nhanh chóng đi khám để kiểm tra lượng glucose trong máu. Trường hợp bác sĩ chẩn đoán bị bệnh sẽ tư vấn, chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường thai kỳ

Khi bị tiểu đường thai kỳ, cả thai phụ và thai nhi đều có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với mẹ

Sức khỏe mẹ bầu bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ khiến mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, tiền sản giật, giản sật,... cao cấp 4 lần so với những thai phụ khác.

  • Nguy cơ thai chết lưu, sinh non, đa ối, vỡ ối đe dọa tính mạng của trẻ và mẹ.

  • Khó sinh: tình trạng glucose trong máu tăng cao có thể truyền sang thai nhi, khiến tuyến tụy của bé phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất insulin cân bằng lượng đường. Điều đó đã khiến phần thân trên và vai của thai nhi phát triển nhanh, gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.

Nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Trẻ mắc hội chứng hạ đường huyết sau sinh: Sau khi sinh, cơ thể trẻ vẫn phải tiếp tục sản xuất insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây. Do đó, lượng đường trong máu trẻ sẽ xuống thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Thậm chí nếu không được kiểm tra và phát hiện sớm, tình trạng của bé có thể chuyển biến nặng sang co giật dẫn đến hôn mê và tổn thương não.

  • Thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển so với tuổi, thai to quá hoặc tử vong,...

  • Béo phì: Mẹ bị thừa cân và tiểu đường khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3,5 lần so với những đứa trẻ khác.

  • Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: Những đứa trẻ bị sinh non có nguy cơ cao mắc hội chứng này vì phổi chưa phát triển đầy đủ.

  • Da em bé dễ bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh.

Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả

Cách điều trị bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai hiệu quả nhất chính là kiểm soát tốt lượng đường trong máu thai phụ, luôn duy trì chỉ số ở mức an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Để làm được điều này, các mẹ bầu cần lưu ý:

Tuân thủ chế độ ăn cho người bị bệnh tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ ăn dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải đảm bảo duy trì glucose trong máu ở mức an toàn, đồng thời cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho mẹ và bé. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ bầu nên dung nạp khoảng 2.200 – 2.500 calo/ngày để duy trì cân nặng thai kỳ ở mức lý tưởng. Trường hợp thai phụ đang bị thừa cân thì chỉ nên dung nạp khoảng 1.800 calo/ngày.

Tỉ lệ calo được khuyến cáo áp dụng cho các thai phụ bị bệnh tiểu đường ở mức cụ thể như sau:

  • Lượng calo từ các nguồn protein (động vật và thực vật): 10 – 20%

  • Lượng calo từ chất béo chưa bão hòa: <30%

  • Lượng calo từ chất béo bão hòa: <10%

  • Lượng calo từ carbohydrate: 40%

Thường xuyên tập thể dục

Vận động vừa sức bằng phương pháp tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tùy vào thể trạng của từng người, thời gian tập sẽ khác nhau. Tốt nhất mẹ bầu nên cố gắng duy trì tập các bài tập nhẹ nhàng trung bình 15 - 30 phút mỗi ngày.

Theo dõi lượng đường trong máu

Khi bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu theo dõi kiểm tra lượng glucose trong máu thường xuyên. Điều này nhằm mục đích đánh giá mức độ hiệu quả theo phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ của bác sĩ. Thời điểm kiểm tra có thể trước và sau bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

Uống thuốc

Uống thuốc hoặc tiêm insulin điều trị tiểu đường thai kỳ cần theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung insulin bằng phương pháp uống thuốc hoặc tiêm cũng sẽ được cân nhắc sử dụng trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và kê đơn thuốc khi thai phụ đã thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, lối sống nhưng bệnh không thuyên giảm.

Lập biểu đồ sự phát triển của thai nhi

Trong những tuần cuối của thai kỳ, các biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường thai kỳ rất dễ xảy ra. Chính vì thế, để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao kích thước của thai nhi. Trường hợp nhận thấy sự phát triển quá nhanh và thai đã đủ 37 tuần trở lên, bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm hơn ngày dự kiến sinh.

Xem thêm:

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?
  • Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao và nguy hiểm thế nào mẹ bầu đã biết?

Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng không có cách phòng ngừa tuyệt đối. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh lại có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh và cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai.

Một số phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ Monkey muốn chia sẻ đến các mẹ bầu như sau:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm thực phẩm nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Ví dụ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,...

  • Vận động nhẹ nhàng thường xuyên, phù hợp với thể trạng: Nên vận động khoảng 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, tưới cây, dọn dẹp nhà cửa,...

  • Luôn duy trì cân nặng ở mức vừa phải, đặc biệt là trước và trong khi mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai không được thực hiện các biện pháp giảm cân vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng giúp giảm dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ nhanh chóng

Như đã nói ở trên, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe người bị tiểu đường thai kỳ. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng, thai phụ vẫn cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Chất tinh bột

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều tinh bột. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bạn nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt còn vỏ cám, ngũ cốc nguyên cám, gạo tấm, bún tươi, các loại đậu nguyên hạt,...

Ngoài ra, bạn không nên ăn gạo trắng, bánh mì, khoai tây, các loại bánh ngọt, nước trái cây, nước uống có đường,... Ăn quá nhiều tinh bột có thể khiến đường huyết tăng cao.

Chất đạm

Phụ nữ mang thai nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất đạm để vừa có thể ổn định lượng đường trong máu, vừa cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng như: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu, sữa,...

Chất béo

Mẹ bầu nên lựa chọn chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu thực vật như dầu ô liu, dầu gấc, omega-3 có trong cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ,... Cần tránh xa các thực phẩm thịt đóng hộp, thịt xông khói, mỡ/da/nội tạng động vật, xúc xích,...

Vitamin và khoáng chất

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng cho mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé như: sắt, canxi, axit folic, kẽm, vitamin A, B, D,... Các vi chất này có nhiều trong hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt bò, thịt lợn, rau xanh, rau quả màu vàng, hạt óc chó, hạnh nhân,...

Ngoài việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên lưu ý chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa cách nhau khoảng 2-3 tiếng. Đồng thời chia đều lượng tinh bột cần dung nạp trong một ngày để lượng đường huyết trong máu được duy trì ổn định.

Như vậy, bài viết này đã chỉ ra các biểu hiện tiểu đường thai kỳ giúp các mẹ bầu dễ dàng nhận biết hơn khi mang thai. Monkey hy vọng các mẹ luôn thực hiện chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân và của thiên thần đang chuẩn bị chào đời.

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Đào Nhàn Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
  • TOP những loại bài thuốc đông y chữa ốm nghén hiệu quả nhất cho mẹ
  • Những điều mẹ bầu 22 tuần nên biết
  • Các phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi mẹ bầu cần biết
  • Bị ốm nghén vào chiều tối: Dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả nhất!
  • Bà bầu đi bộ có tốt không? Các lưu ý cho mẹ về vận động an toàn
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Mang Thai trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Lời chúc cho bé mới chào đời bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất! Lời chúc cho bé mới chào đời bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất! 35+ lời chúc cho người yêu xa bằng tiếng Anh lãng mạn, ý nghĩa 35+ lời chúc cho người yêu xa bằng tiếng Anh lãng mạn, ý nghĩa 30+ lời chúc hay dành cho bác sĩ bằng tiếng Anh trong những dịp đặc biệt! 30+ lời chúc hay dành cho bác sĩ bằng tiếng Anh trong những dịp đặc biệt! 100+ Những lời chúc bạn đi nước ngoài bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất 100+ Những lời chúc bạn đi nước ngoài bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất 50+ Mẫu lời chúc mừng chiến thắng tiếng Anh ấn tượng nhất 50+ Mẫu lời chúc mừng chiến thắng tiếng Anh ấn tượng nhất Lời chúc cho bé mới chào đời bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất! Lời chúc cho bé mới chào đời bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất! 35+ lời chúc cho người yêu xa bằng tiếng Anh lãng mạn, ý nghĩa 35+ lời chúc cho người yêu xa bằng tiếng Anh lãng mạn, ý nghĩa 30+ lời chúc hay dành cho bác sĩ bằng tiếng Anh trong những dịp đặc biệt! 30+ lời chúc hay dành cho bác sĩ bằng tiếng Anh trong những dịp đặc biệt! 100+ Những lời chúc bạn đi nước ngoài bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất 100+ Những lời chúc bạn đi nước ngoài bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất 50+ Mẫu lời chúc mừng chiến thắng tiếng Anh ấn tượng nhất 50+ Mẫu lời chúc mừng chiến thắng tiếng Anh ấn tượng nhất

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Cách Nhận Biết Bà Bầu Bị Tiểu đường Thai Kỳ