Dấu Hiệu Ung Thư Vòm Họng Mà Bạn Nên Biết - YouMed

Nội dung bài viết

  • Tổng quan về bệnh ung thư vòm họng
  • Dấu hiệu ung thư vòm họng
  • Cách tự kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ?
  • Chẩn đoán ung thư vòm họng như thế nào?

Ung thư vòm họng thường bắt đầu từ các tế bào phẳng nằm trong cổ họng của bạn. Bệnh cảnh này phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi và ở nam giới hơn phụ nữ. Vậy những dấu hiệu ung thư vòm họng là gì? Hãy cùng Thạc Sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa 1 Phan Lương Huy tìm hiểu qua bài viết sau.

Tổng quan về bệnh ung thư vòm họng

1. Nguyên nhân ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng xảy ra khi các tế bào trong cổ họng của bạn phát triển đột biến gen. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống sau khi các tế bào khỏe mạnh bình thường sẽ chết. Các tế bào tích tụ có thể tọa thành một khối u trong cổ họng của bạn.

Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng

Không rõ nguyên nhân nào gây ra đột biến, từ đó dẫn đến ung thư vòm họng. Nhưng các bác sĩ đã xác định các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Yếu tố nguy cơ

Một số thói quen trong lối sống làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng, bao gồm:1

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Ung Thư, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Hút thuốc lá;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Thể chất dinh dưỡng kém;
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu trái cây và rau quả;
  • Tiếp xúc với một số hóa chất độc hại chẳng hạn như amiăng, bụi than…
  • Vệ sinh răng miệng kém;
  • Hội chứng di truyền (tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng);
  • Nhiễm virus, bao gồm virus u nhú ở người (HPV) và virus Epstein-Barr;
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Ung thư vòm họng cũng có liên quan đến các loại ung thư khác. Trên thực tế, một số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng được chẩn đoán đồng thời với bệnh ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư bàng quang…Điều này có thể là do những bệnh ung thư này có một số yếu tố nguy cơ giống nhau.

Tóm lại, bằng cách áp dụng một lối sống lành mạnh, bao gồm tránh rượu và thuốc lá, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.

3. Các giai đoạn ung thư vòm họng

Mỗi loại ung thư đều có các quy tắc riêng về giai đoạn, mô tả mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng nhìn chung, giai đoạn 1 và 2 là những bệnh ung thư nhỏ hơn và vẫn nằm trong một vùng của cơ quan. Các bệnh ở giai đoạn 3 có thể đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cổ họng. Và ung thư giai đoạn IV có thể đã lan đến các hạch bạch huyết và các bộ phận khác nhau của đầu, cổ hoặc ngực. Các bệnh ung thư giai đoạn 4 nghiêm trọng nhất là đã di chuyển đến các bộ phận xa của cơ thể như phổi, gan…

Nếu bác sĩ tìm thấy các tế bào ung thư trong cổ họng, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác định giai đoạn hoặc mức độ ung thư. Các giai đoạn từ 0 đến 4:1

Giai đoạn 0

Đây là giai đoạn đầu của quy mô. Giai đoạn này diễn tả các tế bào bất thường trong niêm mạc cổ họng có khả năng trở thành ung thư.

Giai đoạn 1

Ung thư vòm họng giai đoạn 1 là giai đoạn rất sớm của bệnh ung thư. Khối u không quá 2 cm và ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết.

Giai đoạn 2

Ung thư vòm họng giai đoạn 2 mô tả một khối u lớn hơn 2 cm nhưng không quá 4 cm. Và giai đoạn này cũng chưa di căn đến các hạch bạch huyết.

Giai đoạn 3

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 mô tả khối ung thư lớn hơn 4cm hoặc đã di căn đến một hạch bạch huyết ở cùng bên cổ với khối u. Hạch đó nhỏ hơn 3cm.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn phát triển nhất của ung thư vòm họng. Khối u có thể có kích thước bất kỳ, nhưng nó đã lan rộng đến:

  • Mô lân cận, chẳng hạn như cổ, khí quản, tuyến giáp, thực quản, hàm, miệng hoặc các vị trí khác
  • Một hạch bạch huyết lớn (kích thước lớn hơn 3 cm) ở cùng bên cổ với khối u, nhiều hạch bạch huyết có kích thước bất kỳ ở cùng bên cổ với khối u hoặc một hạch bạch huyết có kích thước bất kỳ ở bên cổ đối diện với khối u.
  • Các bộ phận xa của cơ thể ngoài cổ họng, chẳng hạn như phổi.

Ung thư vòm họng giai đoạn 4 có thể được chẩn đoán lần đầu tiên. Nhưng nó cũng có thể là ung thư vòm họng tái phát (ung thư tái phát sau khi điều trị). Ung thư có thể quay trở lại phần cơ thể nơi nó phát triển ban đầu (tái phát khu vực), trong các hạch bạch huyết hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể (tái phát xa).

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 và giai đoạn 4 có nhiều khả năng tái phát sau khi điều trị ban đầu hơn so với các giai đoạn ung thư trước.

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có những triệu chứng gì? Việc điều trị và chăm sóc người bệnh ra sao? Tất cả thông tin về vấn đề này đã được YouMed trình bày qua bài viết Ung thư vòm họng giai đoạn cuối: điều trị và cách chăm sóc người bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo để có thêm thông tin cho mình nhé.

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Việc phát hiện và điều trị sớm ung thư vòm họng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến trầm trọng. Tuy nhiên, có thể khó phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu. Các dấu hiệu của bệnh cũng thay đổi tùy thuộc vào vị trí của khối u. Các dấu hiệu ung thư vòm họng có thể có bao gồm:1

  • Thay đổi giọng nói;
  • Khó nuốt;
  • Giảm cân;
  • Đau họng;
  • Nhu cầu liên tục làm sạch cổ họng;
  • Ho dai dẳng, có thể ho ra máu;
  • Sung hạch bạch huyết ở cổ;
  • Thở khò khè;
  • Đau tai;
  • Khàn tiếng.

Hãy đến khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số trên và chúng không cải thiện sau hai đến ba tuần.

Đau họng

Cảm giác đau, khô họng xuất hiện trong thời gian dài mà không có xu hướng thuyên giảm là một trong những triệu chứng phổ biến của ung thư vòm họng.

Đau, rát họng là một trong những dấu hiệu phổ biến của ung thư vòm họng.

Khàn giọng

Ung thư vòm họng có khả năng làm thay đổi giọng của người bệnh. Giọng nói của người bệnh có thể sẽ trở nên trầm, khàn hơn hoặc giống như giọng lúc đang bị cảm lạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nói lắp bắp một số từ hoặc gặp khó khăn trong phát âm một số âm tiết.

Khó khăn trong việc nuốt

Ung thư vòm họng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau hoặc nóng rát khi nhai và nuốt thức ăn. Người bệnh thường có cảm giác như đồ ăn bị vướng lại ở họng.

Việc khó nuốt kéo dài có thể là một dấu hiệu của ung thư vòm họng
Việc khó nuốt kéo dài có thể là một dấu hiệu của ung thư vòm họng

Viêm, sưng họng

Người bị ung thư vòm họng có thể sẽ gặp tình trạng sưng, nổi u ở họng do hạch bạch huyết bị sưng. Đây là một dấu hiệu phổ biến của ung thư vòm họng, cũng như các loại ung thư đầu cổ khác. Những u sưng mất đi sau một thời gian thường không phải là dấu hiệu của ung thư. Các u sưng gây ra do ung thư thường sẽ dần trở nên lớn hơn theo thời gian.

Sụt cân

Sụt cân là dấu hiệu phổ biến của nhiều loại ung thư khác nhau, kể cả ung thư vòm họng. Nguyên nhân dẫn đến sụt cân có thể là do ung thư vòm họng khiến việc nhai, nuốt thức ăn trở nên khó khăn và đau đớn nên dẫn đến sụt cân.

Ngoài những dấu hiệu trên, ung thư vòm họng còn có thể gây khó khăn trong việc mở miệng, di chuyển lưỡi cũng như chảy máu cam, đau đầu… Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu kể trên không đồng nghĩa với việc chắc chắn bị ung thư vòm họng, mà có thể là do các nguyên nhân khác. Do đó, để chấn đoán chính xác có bị ung thư vòm họng hay không, cần đến gặp bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết.

Chảy máu mũi cũng là một dấu hiệu của ung thư vòm họng
Chảy máu mũi cũng là một dấu hiệu của ung thư vòm họng

Cách tự kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà

Việc tự kiểm tra tại nhà là một cơ hội để bạn có thể hiểu rõ cơ thể mình hơn và nhận biết các dấu hiệu bất thường. Sau đây là 4 bước tự kiểm tra tại nhà giúp bạn có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến ung thư vòm họng:2

  1. Kiểm tra xung quanh cổ đế phát hiện có các u sưng bất thường hay không.
  2. Kiểm tra môi và bên trong má.
  3. Cắn nhẹ răng lại và kiểm tra phần nướu.
  4. Mở miệng, và kiểm tra lưỡi (trên, dưới và hai bên lưỡi), vòm họng và khu vưc dưới lưỡi bằng cách sử dụng đèn pin và gương.

Khi thực hiện các bước này, bạn hãy để ý các bất thường có thể xuất hiện như: đốm trắng hoặc đỏ bên trong miệng (môi, má, lưỡi,…), các u sưng ở miệng, cổ hoặc vòm họng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này và không mất đi sau 2 tuần hoặc trở nên trầm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám chi tiết hơn.

Việc tự kiểm tra tại nhà có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư vòm họng
Việc tự kiểm tra tại nhà có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư vòm họng

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường được nêu trên liên tục trong nhiều tuần mà không thuyên giảm, hoặc có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Hãy đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Việc chuẩn bị cho buổi thăm khám cũng rất quan trọng để giúp bác sĩ có thể nắm được tình hình hiện tại của bệnh nhân; cũng như hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết Ung thư vòm họng: Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám? để có những gợi ý giúp buổi khám bệnh diễn ra suôn sẻ nhé!

Chẩn đoán ung thư vòm họng như thế nào?

Các xét nghiệm ung thư vòm họng giúp chẩn đoán bệnh có thể bao gồm:

1. Kiểm tra sức khỏe

Khi tới khám bác sĩ, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu như đau họng, khàn tiếng, ho dai dẳng mà không cải thiện và không có lời giải thích cho các dấu hiệu thì có thể nghi ngờ là ung thư vòm họng.

Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, cổ họng và có thể đưa ngón tay đeo găng tay vào miệng để kiểm tra những vùng khó nhìn thấy. Hoặc bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị để quan sát kỹ hơn cổ họng của bạn.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn có thể bị ung thư, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm và thủ tục tùy thuộc vào loại ung thư nghi ngờ.

2. Xét nghiệm máu

Có thể lấy mẫu để kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn.

3. Sinh thiết

Sinh thiết thu thập một mẫu mô và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đó là cách duy nhất để biết chắc chắn một khối u có phải là ung thư hay không và nó là loại gì. Quy trình này có thể được thực hiện bằng phẫu thuật, kim nhỏ hoặc ống nội soi – một ống mềm có camera đưa xuống cổ họng qua mũi hoặc miệng. Kĩ thuật này sẽ được thực hiện trong phòng mổ với gây mê toàn thân.

4. Nội soi thanh quản

Một ống mềm, mỏng có đèn chiếu sáng ở đầu (ống nội soi) sẽ được đưa qua mũi, miệng hoặc một vết rạch để tìm các bất thường trong cổ họng. Nội soi thanh quản giúp bác sĩ có cái nhìn cận cảnh hơn về cổ họng của bạn.

5. Siêu âm

Một thiết bị nhỏ được gọi là bộ chuyển đổi được sử dụng để phát ra sóng âm thanh vọng lại khi chúng và vào một thứ gì đó dày đặc như cơ quan hoặc khối u.

6. Chụp X-quang

Bạn có thể chụp X-quang phổi để kiểm tra sức khỏe tổng thể hoặc để xem liệu ung thư có di căn đến phổi hay không.

7. Chụp CT

Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) sử dụng chùm tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết bên trong cơ thể bạn.

8. Chụp MRI

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể bạn.

9. Chụp PET

Chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron) kết hợp với chụp CT thường được khuyến khích. Chất phóng xạ được tiêm vào cơ thể để hiển thị các tế bào ung thư.

Triển vọng về ung thư vòm họng phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư khi nó được chẩn đoán và điều trị. May mắn thay, hầu hết các bệnh ung thư vòm họng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, có nghĩa là triển vọng nhìn chung tốt hơn so với một số loại ung thư khác. Vì vậy, nếu bạn đang có những biểu hiện của các dấu hiệu ung thư vòm họng ở trên, hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Từ khóa » X Quang Cổ Họng