Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Dấu hiệu và cách xử trí bệnh lý mạch máu ngoại biên 01:57 PM 02/03/2018 Bệnh bao gồm những tổn thương hoặc thuyên tắc ảnh hưởng đến các mạch máu nằm cách xa tim. Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng những động mạch cung cấp máu cho đầu. Tuy nhiên, bệnh lý mạch máu ngoại biên chủ yếu ảnh hưởng đến hệ động mạch ở chân và bàn chân. Khoảng 1/2 trường hợp bệnh cảnh không có triệu chứng ban đầu. Với những người có bệnh lý mạch máu ngoại biên kèm triệu chứng, thường đau ở chân khi đi bộ là một trong các dấu hiệu gợi ý. Các cơn đau thường biến mất trong vòng vài phút sau khi ngừng đi. Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nhưng chủ quan vì không biết đang đối mặt với một trong những bệnh lý về mạch máu ngoại biên nguy hiểm, ngày càng phổ biến. Viêm tĩnh mạch: Thông thường, viêm tĩnh mạch cánh tay xảy ra ít hơn là chân. Đối với viêm tĩnh mạch nông xuất hiện các dấu hiệu đỏ, nóng và tĩnh mạch lúc này như một cọng dây cứng, có thể đau khi sờ vào. Triệu chứng toàn thân có thể sốt kèm theo mệt mỏi. Khi khám thực thể thấy có dấu hiệu đỏ và phù nhẹ dọc theo các đoạn tĩnh mạch. Sờ thì thấy vùng tĩnh mạch viêm như một chuỗi hạt cứng, rất đau khi đụng vào.Đối với viêm tĩnh mạch sâu xuất hiện với cơn đau dữ dội hơn, có thể sốt. Dạng này nguy hiểm ở chỗ nó có khả năng gây ra huyết khối tĩnh mạch, thậm chí thuyên tắc phổi. Do đó, bệnh nhân khi phát hiện bất thường cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tim - mạch để được khám và xử trí đúng. Giãn tĩnh mạch: Bình thường, máu tĩnh mạch chảy về tim với một vận tốc hằng định, được trợ giúp bởi sự co cơ và các van tĩnh mạch. Van tĩnh mạch hoạt động như cánh cổng một chiều ngăn không cho dòng máu chảy ngược trở lại dưới tác động của trọng lực. Tuy nhiên, khi dòng máu lưu chuyển quá chậm hoặc van bị tổn thương hay viêm nhiễm, các tĩnh mạch đặc biệt là tĩnh mạch nông ở chân sẽ giãn căng ra và xoắn lại thành từng búi. Bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ cao hơn đối với những ai có tiền căn gia đình người thân bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, người lớn tuổi, phụ nữ, bị thừa cân và những người phải đứng trong một thời gian dài có tỷ lệ giãn tĩnh mạch cao hơn. Khi mắc bệnh, biểu hiện dễ thấy là dấu nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, xanh tím trên da, giống rắn bò. Bệnh nhân cảm giác đau, châm chích ở chân. Mắt cá chân thường phù vào cuối ngày. Giãn tĩnh mạch có thể được xử trí ngoại khoa hoặc bằng phương pháp nội khoa kèm theo sử dụng băng ép. Người bị giãn tĩnh mạch cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì nhằm giảm áp lực tĩnh mạch và tránh đứng lâu. Tắc động mạch: Động mạch ngoại biên có thể bị tắc do các mảng xơ vữa, khi dòng máu đến bị thiếu hụt, chân tay vùng tương ứng sẽ bị đau và tê. Dòng máu nuôi dưỡng thiếu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở các chi bị ảnh hưởng. Nếu động mạch bị hẹp tắc nặng, dòng máu nuôi bị chặn lại các mô tế bào vùng tương ứng bị hoại tử, nhiều lúc phải cắt cụt chi. Tùy vào vị trí tắc, bệnh nhân có thể đau ở cẳng chân, đùi, hay vùng mông. Thông thường, cường độ đau tỉ lệ thuận với mức độ tắc. Trong những trường hợp nặng, ngón chân trở nên xanh tím, bàn chân lạnh, mạch yếu. Nghiêm trọng hơn nữa, mô thiếu máu sẽ bị hoại tử, khi đó cắt cụt là không thể tránh khỏi. Đôi khi chuột rút xảy ra ở lúc bệnh nhân đi bộ. Càng hoạt động nhiều cơn đau càng tăng lên. Tình trạng này gọi là cơn đau cách hồi, tức là khi bệnh nhân đi một đoạn thì bị đau, nghỉ sẽ hết đau nhưng đi tiếp thì lại đau nữa. Tuy nhiên, nhiệt độ lạnh và một vài loại thuốc cũng có thể gây đau chân tương tự. Bệnh Buerger: Bệnh Buerger là nguyên nhân gây viêm các mạch máu ở chân và tay, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân. Bệnh này làm thu hẹp và tắc nghẽn các mạch máu nên lưu lượng máu đến bàn tay và bàn chân giảm. Đây là nguyên nhân gây đau và các triệu chứng khác và cuối cùng có thể dẫn đến tổn thương và gây chết mô (hoại tử) ở tay và/hoặc chân. Vì máu không thể đi tới tất cả các bộ phận của bàn tay và/hoặc chân nên khi mắc biểu hiện thường thấy là bàn tay và bàn chân có thể cảm thấy lạnh và hơi sưng. Tay chân có thể tái nhợt hoặc trở nên đỏ, xanh hoặc tím nhạt. Đau ở bàn tay, bàn chân là một trong những triệu chứng chính của căn bệnh và đôi khi người bệnh thấy bỏng rát ở những vùng đó. Cơn đau có thể xảy ra ở chân hoặc bàn chân khi đi bộ và được gọi là đau cách quãng (intermittent claudication, khi nghỉ ngơi thì hết đau). Khi bệnh nặng hơn, cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Đau thường nặng hơn vào ban đêm. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran hoặc tê ở bàn chân và bàn tay. Thời tiết lạnh thường sẽ làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Người ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Buerger. Tuy nhiên, bệnh được biết là thường xảy ra ở những người hút thuốc. Hút thuốc đóng vai trò như một nguyên nhân kích hoạt và gây bệnh Buerger. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ, nhất là những người nghiện thuốc lá, cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ loại trừ những căn bệnh khác có thể gây ra triệu chứng tương tự. Bệnh Raynaud: Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ. Đây là một vấn đề về lưu thông máu. Cơ thể không vận chuyển đủ máu đến các chi, vì vậy, chúng cảm thấy lạnh và tê bì. Phần lớn tình trạng này kéo dài trong thời gian ngắn khi cơ thể bạn phản ứng quá mức với nhiệt độ lạnh. Đợt tấn công của Raynaud, cơ thể hạn chế dòng chảy đến các chi. Điều này làm cho ngón tay và ngón chân lạnh, tê cóng và rồi biến sắc trắng hay xanh tím. Khi dòng máu quay trở lại, chúng ấm, có thể đỏ và bắt đầu có nhịp đập và đau. Ít trường hợp gây ảnh hưởng đến mũi và tai. Một đợt tấn công thường kéo dài chỉ vài phút. Nhưng một số trường hợp có thể kéo dài hơn 1 giờ. Đến nay, cơ chế gây bệnh vẫn chưa rõ. Có tác giả cho rằng đó là tác dụng phụ của tình trạng khác như bệnh lý mô liên kết, chấn thương, bệnh thần kinh. Không có cách điều trị cho Raynaud nguyên phát mặc dù bệnh có thể kiểm soát hiệu quả. Vì vậy, khi có biểu hiện, cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể. Theo SKĐS online. Chia sẻ
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Sưng Mạch Máu ở Cổ Tay
-
Sưng Mạch Máu ở Tay Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Suy Giãn Tĩnh Mạch Tay | Vinmec
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Những Dấu Hiệu Bất ổn Của Mạch Máu
-
Dấu Hiệu Cục Máu đông ở Tay Vấn đề Sức Khỏe Nghiêm Trọng
-
Tĩnh Mạch ở Tay Và Những điều Cần Phải Lưu ý - Vớ Y Khoa Relaxsan
-
Huyết Khối ở Cánh Tay | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cấp Cứu Vết Thương Mạch Máu Kịp Thời Và đúng Cách
-
Bệnh Động Mạch Cảnh, Đột Qụy & Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIAs)
-
Viêm Khớp Cổ Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Những Việc Cần Làm Khi Bị Bong Gân Cổ Tay Bị Sưng?
-
Bị Sưng Tay Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục • Hello ...
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Đau Các Chi - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Gân Và Bao Gân. - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tràn Dịch Khớp Cổ Tay: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa | ACC
-
4 Dấu Hiệu Tắc Nghẽn Mạch Máu ở Bàn Tay - AFamily
-
Chẩn Bệnh Liên Quan đến Tĩnh Mạch Nổi Trên Cơ Thể