Đau Họng Bên Trái Có Nguy Hiểm Không? Cảnh Báo điều Gì?
Có thể bạn quan tâm
Đau rát cổ họng bên trái là một triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, nhiều người lại rất thờ ơ và chủ quan khi gặp dấu hiệu cơ thể bất thường này. Vậy liệu đây chỉ là một triệu chứng đơn giản, hay là cảnh báo cho tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào khác? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mục lục
- 1. Đau cổ họng bên trái là gì?
- 2. Đau cổ họng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?
- 2.1. Sưng hạch bạch huyết
- 2.2. Viêm amidan
- 2.3. Tổn thương dây thanh quản
- 2.4. Chảy dịch mũi sau
- 2.5. Trào ngược dạ dày – thực quản
- 2.6. Nhiễm trùng hoặc áp-xe quanh răng
- 2.7. Ung thư
- 3. Triệu chứng khi bị đau cổ họng bên trái
- 4. Đau cổ họng bên trái có nguy hiểm không?
- 5. Đau cổ họng bên trái khi nào cần gặp bác sĩ?
- 6. Phương pháp điều trị khi bị đau cổ họng bên trái
- 6.1. Sử dụng thuốc
- 6.2. Các phương pháp khác
- 7. Lưu ý khi bị đau cổ họng bên trái
- 8. Xịt họng AFree – giải pháp xoa dịu cơn đau rát cổ họng trái
Đau cổ họng bên trái là gì?
Đau họng trái là tình trạng cổ họng bị ngứa và đau rát chỉ ở phía bên trái. Triệu chứng thường khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau rát họng trái là do virus và vi khuẩn. Các tác nhân gây bệnh này có thể tấn công vào đường hô hấp, gây viêm, đau họng. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn tới tình trạng này như do nói quá nhiều và lâu, do dị ứng, trào ngược dạ dày, thực quản…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau rát cổ họng là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả
Đau cổ họng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau họng là một triệu chứng phổ biến, thường liên quan tới cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, khi cổ họng chỉ đau ở phía bên trái, đây có thể là cảnh báo cho một bệnh lý khác. Sau đây là một số bệnh và tình trạng thường gặp, khiến bạn mắc phải triệu chứng khó chịu này:
Sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết là bộ phận có nhiều ở khu vực hai bên cổ, đóng vai trò giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Khi bị nhiễm virus hay vi khuẩn, các hạch bạch huyết này có thể bị viêm và sưng lên, gây đau rát họng.
Nếu chỉ có hạch bạch huyết phía cổ trái bị sưng, bạn sẽ gặp phải triệu chứng đau họng bên trái. Một số bệnh có thể gây sưng hạch bạch huyết bao gồm:
- Cảm cúm
- Cảm lạnh
- Viêm họng hạt
- Nhiễm khuẩn tai
- Nhiễm trùng hoặc áp xe răng
Viêm amidan
Amidan là tổ chức nằm ở hai bên phía sau cổ họng. Các virus, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng và viêm sưng bộ phận này. Đôi khi, tình trạng viêm amidan chỉ xảy ra ở một bên và khiến bạn bị đau rát cổ họng trái.
Viêm amidan cũng đi kèm với một số triệu chứng khác như:
- Khó nuốt
- Sốt
- Amidan sưng đỏ, có mủ
- Đau đầu
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Hơi thở hôi
Tổn thương dây thanh quản
Thanh quản bị tổn thương là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra đau họng. Đây là tình trạng thường gặp ở các đối tượng thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, người dẫn chương trình… Biên độ và cường độ nói cao sẽ kích thích, gây tổn thương, có thể hình thành vết loét hoặc làm dây thanh quản bị sưng tấy.
Nếu một bên dây thanh quản bị kích thích nhiều hơn, bạn sẽ chỉ thấy cổ họng trái đau rát. Bên cạnh đau họng, việc tổn thương thanh quản cũng khiến giọng nói trở nên thay đổi. Người bệnh có thể bị khàn giọng, mất giọng, ho khan, khô họng.
Chảy dịch mũi sau
Các tuyến trong mũi và cổ họng thường xuyên tiết ra chất nhầy. Tuy nhiên, khi bạn nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm hoặc bị dị ứng…, chất nhầy có thể tiết ra nhiều hơn. Nếu mũi bị nghẹt, dịch mũi có thể chảy xuống họng, gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau.
Dịch tiết này sẽ gây kích ứng, làm cổ họng đau và ngứa. Bạn có thể cảm thấy cơn đau chỉ ở phía họng trái rõ nhất là vào buổi sáng, nếu đêm hôm trước nằm ngủ nghiêng một bên.
Trào ngược dạ dày – thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày, như thức ăn và dịch vị, trào lên cổ họng và thực quản. Khi đó, acid dịch vị có thể làm tổn thương cổ họng và gây đau rát.
Đau cổ họng trái do trào ngược dạ dày thực quản thường nặng hơn vào buổi tối, khi bạn nằm ngủ. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: đau rát ngực, vướng họng, khàn tiếng, ho khan…
Nhiễm trùng hoặc áp-xe quanh răng
Áp-xe quanh răng là một ổ chứa mủ nhiễm trùng, do vi khuẩn gây ra. Túi mủ này thường hình thành ở chân răng, gây ra cơn đau dữ dội, lan đến xương hàm và tai ở một bên mặt. Các hạch bạch huyết ở cổ cũng có thể bị sưng và dẫn đến tình trạng đau rát ở cổ họng bên trái.
Tình trạng này thường liên quan đến nhiễm trùng răng khôn, do những răng này thường không có đủ chỗ để phát triển bình thường và khó làm sạch. Do đó, khi mọc răng khôn, bạn nên tới nha khoa để kiểm tra và nhổ bỏ nếu cần thiết.
Ung thư
Ung thư là một nguyên nhân ít phổ biến, nhưng cũng có thể dẫn tới đau họng. Các khối u ở họng, lưỡi hay thanh quản đều có khả năng làm xuất hiện triệu chứng đau rát cổ họng trái.
Người bệnh thường rất khó phát hiện ung thư ở thời kì đầu của bệnh. Khi bước vào giai đoạn sau, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ hơn như sờ thấy khối u rõ rệt, đau rát một bên họng kéo dài, khàn giọng, đờm hoặc nước bọt lẫn máu… Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy giảm ở bệnh nhân ung thư càng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công, khiến họng trở nên đau hơn.
☛ Xem thêm tại: Bị đau họng, rát họng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng khi bị đau cổ họng bên trái
Đau cổ họng bên trái có thể liên quan đến nhiều bệnh khác nhau. Với mỗi nguyên nhân, triệu chứng đau họng cũng có một số điểm đặc trưng riêng. Nhưng nói chung, các triệu chứng mà người bệnh thường gặp khi bị đau cổ họng bên trái bao gồm:
- Khó nuốt: Đây là tình trạng mà bạn có cảm giác nghẹn, khó nuốt ở cổ họng bên trái. Các cơn đau rát họng trở nên nặng hơn nhất là khi nói chuyện hoặc ăn uống, thậm chí cả khi nuốt nước bọt.
- Đau họng bên trái: Bạn có thể thấy ngứa và đau rát rõ rệt ở phía cổ họng trái. Đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, giao mùa, triệu chứng này càng trở nên trầm trọng hơn.
- Trào ngược: Đây là triệu chứng thường xuất hiện khi nuốt vào, thức ăn trào ngược lên miệng họng, hoặc gây ợ hơi, ợ nóng.
- Chảy nước mũi: Ban đầu, triệu chứng chỉ đơn giản là ngứa mũi. Sau đó, tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi sẽ xuất hiện nhiều hơn, gây cảm giác rất khó chịu.
- Sốt: Sốt là triệu chứng thường đi kèm khi bị đau rát họng. Sốt cao có thể xuất hiện cùng với chán ăn, mệt mỏi, ngạt mũi, khó thở, đau đầu…
Đau cổ họng bên trái có nguy hiểm không?
Đau cổ họng bên trái khiến người bệnh mệt mỏi và gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng này thường là do nhiễm virus và không quá nghiêm trọng. Bạn sẽ nhanh chóng thấy các cơn đau giảm bớt và khỏi hẳn, khi được chăm sóc và điều trị hợp lý.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau họng trên có thể dẫn đến các biến chứng đáng lo ngại như: viêm họng lan rộng, viêm tai giữa, viêm thanh quản…, nếu để quá lâu không được khám chữa.
Đặc biệt, đau họng trên còn có thể là cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm, nhất là ung thư. Vì vậy, người bệnh không nên quá chủ quan khi thấy dấu hiệu cơ thể bất thường này. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh và có thể sớm loại bỏ mầm bệnh từ khi mới xuất hiện.
☛ Tham khảo thêm tại: Đau họng nên làm gì để giảm đau rát, hết khó chịu?
Đau cổ họng bên trái khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau cổ họng bên trái có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau. Việc xác định chính xác tình trạng bệnh sẽ giúp tìm ra phương thức điều trị hợp lý nhất. Do đó, bạn tốt nhất nên tới khám bác sĩ sớm để kiểm tra, đảm bảo sức khỏe của bản thân.Đa số trường hợp, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà, để giảm các cơn đau họng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu sau đây, bạn nên đi khám để có biện pháp xử lý kịp thời:
- Không ăn uống được vì đau họng.
- Đau họng nghiêm trọng, kéo dài trên 7 ngày.
- Các hạch bạch huyết sưng to hơn.
- Khó thở.
- Khó nuốt, có cảm giác nghẹn ở họng.
- Có mủ ở phía sau họng.
- Đau nhức cơ thể.
- Đau tai.
- Phát ban.
- Nước bọt lẫn máu.
- Xuất hiện khối u ở cổ.
- Khàn giọng kéo dài hơn 2 tuần.
Phương pháp điều trị khi bị đau cổ họng bên trái
Đau rát cổ họng trái là một triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Do đó, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị, để kiểm soát sớm triệu chứng và tránh biến chứng bất lợi có thể xảy ra. Sau đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc
Để biết được loại thuốc điều trị phù hợp nhất, bạn cần thăm khám bác sĩ, giúp xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau họng bao gồm:
– Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen… có thể giúp xoa dịu cơn đau họng trái do nhiều nguyên nhân. Bạn nên tham khảo nhân viên y tế về cách dùng, liều dùng hợp lý, hạn chế tối đa tác dụng phụ.
– Thuốc kháng sinh: Các kháng sinh (Amoxicillin, Cephalexin…) có thể được kê, nếu triệu chứng đau họng là do vi khuẩn. Lưu ý, bạn chỉ được sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và dùng đủ liều theo hướng dẫn, tránh tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra.
– Corticosteroid: Betamethasone, Dexamethasone… là các Corticosteroid, có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm nhanh đau rát họng, sưng họng. Tuy nhiên, loại thuốc này có rất nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn nên nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi muốn dùng.
Các phương pháp khác
Ngoài sử dụng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà để giảm đau rát họng trái như sau:
– Dùng mật ong: Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn… mạnh. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nó để giảm nhanh triệu chứng đau họng. Bạn hãy uống mật ong pha với nước hoặc kết hợp thêm chanh, gừng, giúp tăng hiệu quả.
– Dùng bạc hà: Bạc hà không chỉ khiến hơi thở thơm mát, mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ lành vết thương, xoa dịu cơn đau rát họng. Để sử dụng, bạn chỉ cần giã một nắm lá bạc hà và chắt lấy nước, hoặc hãm cùng các loại trà để uống hàng ngày.
– Dùng tỏi: Bạn có thể ngậm tép tỏi tươi trong miệng 30 phút hoặc dùng như gia vị để chế biến các món ăn. Việc sử dụng thường xuyên sẽ giúp các cơn đau họng dần giảm bớt, do tỏi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt, làm tăng cường miễn dịch cơ thể, đẩy lùi triệu chứng.
– Dùng nước muối: Bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng khoảng 3 lần mỗi ngày, tốt nhất là dùng nước muối sinh lý. Nước muối sẽ giúp làm sạch miệng họng, giảm sưng và đau rát họng.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 13 cách giảm rát họng nhanh chóng, không cần dùng thuốc!
Bạn có thể tham khảo chi tiết công dụng và cách dùng nước muối súc miệng qua video sau đây:
Lưu ý khi bị đau cổ họng bên trái
Việc điều trị bằng các phương pháp khác nhau là rất quan trọng để giải quyết kịp thời triệu chứng đau họng trái. Bên cạnh đó, để giảm các cơn đau nhanh hơn, bạn cũng nên thực hiện một số lưu ý như sau:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh nên để cơ thể và cổ họng được nghỉ, giúp các tổn thương có thời gian hồi phục.
- Giữ ấm cổ họng: Nhiệt độ lạnh là một yếu tố có thể khiến các cơn đau rát họng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên đảm bảo giữ cổ họng được ấm áp, nhất là khi thay đổi thời tiết.
- Hạn chế hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể kích thích gây đau rát họng và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tốt nhất, bạn nên dừng hút thuốc ngay từ hôm nay để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
- Ăn uống, sinh hoạt khoa học: Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh nên ăn đủ chất, nhất là các loại rau củ, trái cây, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, tránh thức khuya… để sớm vượt qua bệnh tật.
Xịt họng AFree – giải pháp xoa dịu cơn đau rát cổ họng trái
Việc vệ sinh sạch sẽ khu vực miệng họng giúp hạn chế sự phát triển của các tác nhân như virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Xịt họng AFree chính là một sản phẩm tiện lợi, giúp bạn thực hiện điều đó một cách hiệu quả nhất.
Với công nghệ sản xuất hiện đại, thành phần kết hợp giữa Kẽm và Dimethyl sulfoxide, xịt họng AFree đem lại những công dụng vượt trội bao gồm:
- Giảm nhanh triệu chứng sưng, viêm, đau rát họng.
- Hiệu quả đạt được chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
- Phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus.
- Cách sử dụng đơn giản, có thể dùng cho trẻ trên 3 tuổi.
Đau cổ họng bên trái là triệu chứng thường liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Bạn nên tới khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và có cách điều trị hợp lý nhất. Chúc bạn sớm khắc phục triệu chứng và lấy lại sức khỏe cho bản thân! Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Từ khóa » Sưng đau Cổ Họng Bên Phải
-
Vì Sao Bạn Viêm Họng 1 Bên? | Vinmec
-
8 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau Họng Một Bên Và Cách Xử Lý
-
Đau Cổ Họng Bên Phải Là Do đâu, Chữa Thế Nào?
-
Nuốt đau Họng Một Bên Cổ: Bạn Nên Làm Gì? - YouMed
-
Viêm Họng Bên Phải Là Bệnh Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Ðau Một Bên Họng - Vì Sao?
-
Đau Cổ Họng Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì Và Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Một Bên Họng Bệnh Gì? Có Thể Gặp Trên Nhiều Người
-
Phân Biệt Viêm Họng Và Ung Thư Vòm Họng | Sở Y Tế Nam Định
-
Cổ Họng Bị Sưng 1 Bên - Những Bệnh Lý Nguy Hiểm Bạn Có Thể Mắc
-
Đau Họng Không Ho Là Tình Trạng Gì?
-
10 Nguyên Nhân Gây Nuốt Vướng Cổ Họng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nhận Diện Viêm Họng Với Covid 19