Đau Họng Kéo Dài Không Khỏi Và Một Số Vấn đề Cần Hết Sức Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Đau họng kéo dài không khỏi và một số vấn đề cần hết sức lưu ý
Đau họng kéo dài không khỏi và một số vấn đề cần hết sức lưu ý
Đặt lịch
Đau họng kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Theo TS. BS Toribio Flores, MD “Đau họng kéo dài là nguy cơ của một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn có nguy cơ dẫn đến mãn tính nếu không được điều trị đúng cách.”
Chứng đau họng kéo dài và những điều cần phải biết
Đau họng kéo dài từ 3 – 4 tuần, tái phát thường xuyên và điều trị không khỏi được gọi là đau họng mãn tính. Không chỉ gây cảm giác viêm đau, khó chịu ở cổ họng mà nó còn làm cho âm thanh từ thanh quản bị biến dạng, cổ họng nóng, rát và gây cản trở trong việc nuốt nước bọt, nuốt thức ăn. Nếu không được điều trị đúng cách, đau họng thường tái phát lại nhiều lần.
Đau họng thường xuất phát từ nhiều tình trạng khác nhau, trong đó đã bao gồm một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm tiềm tàng. Do đó, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt.
1/ Nguyên nhân gây đau họng kéo dài
Dưới đây là một số tác nhân có thể gây ra đau họng kéo dài, bao gồm:
- Sưng hạch bạch huyết
Là căn bệnh khá phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó thanh thiếu niên rất phổ biến. Bệnh được gây ra bởi một loại virus mang tên Epstein Barr Virus. Sưng hạch bạch huyết được biểu hiện với triệu chứng đau họng, sốt cao, người mệt mỏi, hạch ở cổ sưng to. Mặc dù đau họng kéo dài do sưng hạch không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng biểu hiện của nó có thể gây khó chịu với cơ thể trong thời gian dài.
Viêm hạch bạch huyết là một bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua đường tiếp xúc như hắt hơi, nước bọt hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Virus gây bệnh có thể khu trú trong cơ thể từ 2-18 tháng, vì vậy nếu không loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể thì nguy cơ đau họng vẫn tiếp diễn ngay sau đó.
- Dị ứng
Dị ứng là cơ chế phản xạ tự nhiên của các kháng thể khi gặp phải protein lạ. Nhưng đôi khi dị ứng cũng chỉ là một phản ứng bán kháng nguyên hapten hay kháng nguyên không đầy đủ, khi vào cơ thể chúng sẽ bắt cặp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có gây nên dị ứng, dù cho đó là chất không gây hại. Vậy dị ứng có mối liên hệ như thế nào đối với chứng đau họng kéo dài?
Thông thường, cơ thể thường có biểu hiện kích ứng với một số thực phẩm, lông thú, bụi, phấn hoa,hương liệu tổng hợp, nấm mốc,… Các kích ứng này có thể dẫn đến sưng viêm tại cổ họng, phù nề ngoài da, sưng khí quản (đối với trường hợp dị ứng nặng). Các nhân tố này có ảnh hưởng gián tiếp đến cổ họng và vô tình làm chúng bị tổn thương. Triệu chứng cụ thể gồm: ho, sổ mũi, đau họng, khó thở, hắt xì, chảy nước mắt,…
- Trào ngược dạ dày
Đây cũng được xem là một trong số những nguyên nhân hàng đầu của chứng đau họng kéo dài. Trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (LES) đã yếu đi và không thể đóng chặt. Khi thức ăn bị trào ngược lên, axit dạ dày và các chất dư thừa sẽ chảy ngược lên thực quản. Điều này làm cho cổ họng trở nên bị rát, khô và đau đớn hơn so với bình thường. Trào ngược dạ dày thường gặp nhiều nhất khi chúng ta sử dụng kháng sinh, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dạ dày có vấn đề,…
Trào ngược dạ dày được biểu hiện qua các triệu chứng sau: Hôi miệng, không gây sốt, cổ họng đau rát, có biểu hiện buồn nôn, cổ họng luôn bị khô,…
- Thở bằng miệng
Việc thở bằng miệng được diễn ra khi đường mũi bị tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ hoặc do amidan mở rộng. Nếu bạn có thói quen thở bằng miệng thì hãy dừng ngay lập tức, đặc biệt là khi ngủ. Vì điều này có thể khiến cho cổ họng bạn bị đau rát nghiêm trọng hơn, nhất là sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Triệu chứng khó chịu có thể bị biến mất khi bạn uống nước.
- Viêm amidan
Nếu bạn bị đau họng kéo dài và không có cách nào để khắc phục thì có thể bạn đang gặp phải chứng nhiễm trùng hoặc viêm amidan. Ở người trưởng thành, nguy cơ viêm amidan thường rất cao do hệ miễn dịch bị suy giảm dần hoặc bị các vi khuẩn tấn công. Viêm amidan thường tái phát rất nhiều lần và cần được điều trị bằng kháng sinh theo toa.
Viêm amidan thường biểu hiện qua các triệu chứng sau: Đau rát cổ họng khó nuốt, nuốt đau, khàn giọng, cứng cổ, sốt, hôi miệng, amidan sưng viêm, người ớn lạnh, đau đầu,…
- Mắc bệnh lậu
Là một bệnh lý do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra và bệnh được lây truyền qua đường tình dục. Nhưng đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến đau họng thường xuyên do nhiễm trùng lậu ở cổ họng. Mà nguyên nhân chính có thể là do quan hệ tình dục bằng đường miệng mà không được bảo vệ đúng cách. Nhiễm trùng lậu ở cổ họng thường khiến cho các cơn đau họng dai dẳng hơn.
- Do ô nhiễm môi trường
Có thể bạn bị chứng đau họng kéo dài bởi vì sống trong khu vực ô nhiễm môi trường, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại. Môi trường ô nhiễm còn kéo theo một số hệ lụy như làm trầm trọng thêm triệu chứng hen suyễn, ho, kích thích tức ngực, khó thở, tổn thương phổi, kích thích cổ họng viêm nhiễm…
- Áp xe peritonsillar
Áp xe peritonsillar nằm giữa mỗi amidan và bức tường của cổ họng là một dạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng – tác nhân khiến cho cổ họng đau rát dai dẳng. Nó thường bùng phát với các túi mủ trong amidan, khi bị kích thích các túi mủ bị bể ra, nhiễm trùng thoát ra khỏi amidan và lan sang các mô khỏe mạnh xung quanh. Biểu hiện thường gặp đó là đau, sưng hạch ở cổ họng và hàm, đau họng (thường nặng hơn ở một bên), nhiễm trùng ở một hoặc cả hai amidan, đau tai ở bên cạnh đau họng, khó mở miệng hoàn toàn, hôi miệng, sốt, ớn lạnh, khó nghiêng đầu sang 1 bên,…
- Hút thuốc lá
Việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá có thể khiến cho các niêm mạc họng bị tổn thương và dẫn đến viêm, đau. Có lẽ vì vậy mà bệnh hen suyễn, viêm phế quản, amidan trở nên nghiêm trọng hơn. Hút thuốc lá quá nhiều là một trong những nguy cơ hàng đầu của chứng ung thư vòm họng.
2/ Khi nào đau họng kéo dài cần khám bác sĩ?
Đau họng kéo dài có thể gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi người. Khi phát hiện đau họng kéo dài hơn 2 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân nên trực tiếp đến bệnh viện. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán và làm các xét nghiệm cần thiết để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây thì cần phải đến bệnh viện ngay.
- Cổ họng đau dữ dội gây cản trở đến việc ăn, nói, nghỉ ngơi.
- Sốt cao trên 38˚C (101˚F).
- Đau dữ dội một bệnh cổ họng, các tuyến bị sưng.
- Không thể quay đầu sang một bên.
3/ Cải thiện triệu chứng đau họng kéo dài bằng cách nào?
Đau họng quá lâu khiến cho cổ họng và hệ thống tiêu hóa của bạn bị tác động nghiêm trọng. Bạn có thể tham khảo một số mẹo cải thiện đơn giản như:
- Uống nước lọc hoặc nước ép trái cây đều được.
- Ngậm viên kẹo ngậm giúp làm dịu cơn đau rát.
- Ăn một que kem hoặc ngậm 1 viên đá lạnh.
- Tạo độ ẩm cho không khí trong phòng.
- Dùng một tách trà ấm hoặc uống một cốc chanh mật ong ấm.
- Sử dụng thuốc giảm đau như naproxen (Alleve), ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol),…
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý.
- Ngưng hẳn thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Dùng thuốc chống dị ứng hoặc điều trị cảm lạnh không kê đơn.
Với các trường hợp đau họng dai dẳng do trào ngược, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng axit để làm giảm triệu chứng hoặc thuốc steroid, kháng sinh đối với những người bị nhiễm trùng, viêm amidan. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng tiến triển hoặc áp xe peritonsillar thì cần phải nhập viện ngay để tiếp nhận điều trị kháng sinh qua tĩnh mạch hoặc phẫu thuật (nếu cần thiết).
ĐỌC NGAY: Đau họng nên uống gì giúp giảm nhanh? 15 loại nước tốt nhất
4/ Nguy cơ biến chứng của bệnh đau họng
Tùy vào nguyên nhân và cách điều trị mà bệnh đau họng có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc kéo dài và tái phát thường xuyên. Thông thường, các triệu chứng nhiễm trùng cổ họng có thể kéo dài khoảng 1 tuần, kể cả điều trị. Những người bị đau họng đơn nhân, có thời gian phát bệnh kéo dài hơn 2 tháng.
Đau họng kéo dài không khỏi gây ra khó khăn trong việc giao tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Nếu không được điều trị đúng cách, đau họng kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và khó điều trị hơn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh đau họng kéo dài. Mọi thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa. Thuocdantoc.vn không đưa ra bất cứ chẩn đoán, lời khuyên hay chỉ định y khoa nào.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- 10 Kẹo Ngậm Đau Họng Từ Thảo Dược Tốt Nhất
- Bị Đau Họng Nên Ăn Trái Cây Gì Để Giảm Nhanh Triệu Chứng?
Từ khóa » đau Rát Họng Kéo Dài
-
Đau Họng Kéo Dài Do Nguyên Nhân Nào? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Viêm Họng Kéo Dài: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | Medlatec
-
Lý Do Khiến Viêm Họng Kéo Dài Chữa Mãi Không Khỏi Dứt điểm
-
Đau Họng, Rát Họng Kéo Dài Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đau Nhức ở Cổ Họng Là Bệnh Gì, Vì Sao đau Họng Kéo Dài - Hapacol
-
9 Bệnh Lý Nguy Hiểm Gây đau Rát Cổ Họng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Viêm Họng: Phân Biệt, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bị Đau Họng Nhưng Không Ho: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách ...
-
Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Đau Họng Kéo Dài Là Triệu Chứng Của Những Bệnh Gì? | VOV.VN
-
Đau Rát Cổ Họng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị & Phòng Ngừa
-
Nguyên Nhân Gây Viêm Họng Kéo Dài Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
[TÌM HIỂU] Nguyên Nhân Gây đau Họng Kéo Dài Và Cách điều Trị Dứt ...
-
Đau Đầu Rát Họng Nguyên Nhân, Cách Chữa Như Thế Nào?
-
Bệnh Viêm Họng Kéo Dài Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?
-
Viêm Họng Kéo Dài Là Bệnh Gì? Chẩn Đoán & Cách Trị Dứt Điểm