Đau Họng Khó Nuốt Bên Trái Là Bị Gì? Có Nghiêm Trọng ...

Lượt Xem 0

Đau họng khó nuốt bên trái thường xảy ra khi cổ họng, phế quản hoặc những cơ quan vùng lân cận bị tổn thương. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết giao mùa. Do đó, khiến nhiều người lo lắng không biết là biểu hiện của bệnh gì, có nghiêm trọng không?

  • Viêm phế quản ho ra máu

Danh mục

  • Đau họng khó nuốt bên trái là bệnh gì?
    • Viêm amidan
    • Áp xe quanh amidan
    • Sỏi amidan
    • Sưng hạch bạch huyết do viêm
    • Tổn thương cổ họng
    • Trào ngược dạ dày – thực quản
    • Tổn thương dây thanh quản
    • Khối u, ung thư
  • Bệnh đau họng khó nuốt bên trái có nguy hiểm không?

Đau họng khó nuốt bên trái là bệnh gì?

Đau họng khó nuốt bên trái là một trong những biểu hiện của bệnh viêm họng. Khi một người khỏe mạnh có biểu hiện đau họng bên trái khi nuốt nước bọt có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nguy hiểm sau:

Viêm amidan

Amidan là một bộ phận rất nhỏ nhưng lại đóng vô cùng quan trọng. Chức năng chính của amidan là sản sinh ra các kháng thể tự nhiên, chống lại tình trạng nhiễm trùng và sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào đường hô hấp.

Trong một vài trường hợp, số lượng vi khuẩn quá nhiều, amidan phải làm việc quá tải. Amidan không thể kháng lại sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn, virus gây bệnh, dẫn tới tình trạng sưng tấy, viêm amidan. Do đó, bạn sẽ có cảm giác đau cổ họng một bên hoặc cả hai bên.

Áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan hình thành do các tình trạng viêm amidan cấp tính/ mãn tính, đặc biệt là viêm amidan hốc mủ nhưng không được điều trị kịp thời. Tình trạng này có thể gây đau đớn dữ dội nửa cổ họng, hoặc đau một bên trái hoặc phải.

Thậm chí, có những trường hợp đau họng còn lan lên tai, góc hàm tương ứng với bên họng bị tổn thương. Bên cạnh đó, áp xe amidan cũng gây sốt cao (38 – 39 độ C), hơi thở hôi, khó nuốt… Vì vậy, bệnh nhân bị áp-xe quanh amidan cần được điều trị sớm và đúng cách để bệnh khỏi dứt điểm.

Sỏi amidan

dau-hong-khi-nuot-ben-trai-la-bi-gi1

Khi bị viêm amidan hạt, trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện các hạt màu trắng ngà, có mùi hôi khó chịu. Đó cũng chính là lúc amidan đang chống lại sự nhiễm trùng. Những đốm trắng trên amidan có thể xuất hiện trên hoặc xung quanh amidan, cũng có khi mọc lan khắp miệng, cổ họng… Đó còn được gọi là sỏi amidan.

Khi bị sỏi amidan, bệnh nhân thường có triệu chứng đau khi nuốt một bên, vướng víu ở cổ họng, hôi miệng… Có trường hợp có thể khạc ra viên sỏi có kích thước nhỏ như đầu tăm, có màu vàng nhạt và rất hôi.

Sưng hạch bạch huyết do viêm

Hiện tượng đau họng khó nuốt 1 bên còn có thể vì hạch bạch huyết bị sưng. Hạch bạch huyết (hạch lympho) có vai trò quan trọng nhằm chống lại nhiễm trùng và bệnh tật trong cơ thể. Khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Sự gia tăng tế bào miễn dịch sẽ khiến các bạch huyết sưng lên.

Nói cách khác, nhiễm trùng và viêm là những nguyên nhân phổ biến gây ra sưng bạch huyết. Do hạch bạch huyết gần họng nhất nằm ở hai bên cổ. Vì vậy, khi sưng hoặc viêm có thể gây đau họng một bên hoặc cả hai bên.

Tổn thương cổ họng

Một số trường hợp làm tổn thương cổ họng như bỏng do thực phẩm nóng, chất lỏng nóng, đồ ăn có cạnh sắc, do đặt nội khí quản… Nếu một bên cổ họng bị đau do bị xước hoặc bị bỏng, người bệnh nên dùng nước muối sinh lý để làm dịu các triệu chứng trên.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là tình trạng trào ngược thường xuyên hoặc từng lúc của dịch dạ dày lên thực quản. Hiện tượng bao gồm tăng acid dạ dày, trào ngược vào ống thực quản và hầu họng. Các triệu chứng bao gồm đau hoặc nóng rát ở giữa ngực, ợ nóng, hơi thở hôi, nôn mửa, khó thở, ho khan và vàng răng…

Bệnh thường tệ hơn vào ban đêm và khi nằm xuống. Theo thói quen, khi nằm nghiêng 1 bên, axit dạ dày trào ngược có thể dẫn đến đau một bên cổ họng. Nếu tình trạng GERD để quá lâu mà không được xử lý, có thể làm tổn thương thực quản và cổ họng vĩnh viễn.

Tổn thương dây thanh quản

Thanh quản là cơ quan trong cổ được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng các khớp, màng, dây chằng và cơ. Trong đó, 2 dây thanh sẽ dung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua. Dây thanh âm dễ bị tổn thương trong các trường hợp hoạt động thanh quản quá mức như hò hét, ca hát…

Một trong hai dây thanh bị tổn thương có thể gây đau một bên cổ họng. Khi dây thanh quản tổn thương sẽ dẫn tới sự thay đổi về giọng nói, chẳng hạn như đau họng, khàn giọng, mất tiếng… Bệnh nên được điều trị kịp thời để tránh dẫn tới viêm thanh quản mãn tính.

Khối u, ung thư

Khối u được xếp vào 1 trong những nguyên nhân ít có khả năng gây ra đau họng nhất. Nhưng không phải là không thể. Các khối u có thể là u lành tính hoặc u ác tính (ung thư). Khi phát tác, khối u ảnh hưởng tới cổ họng và những vùng lân cận.

Một khối u có thể gây đau ở một bên cổ họng khi nằm nghiêng về phía khu vực này. Các triệu chứng có thể bao gồm: hình thành khối u ở cổ, khàn tiếng, ho kéo dài, giảm cân không rõ nguyên do, ù tai, ho ra máu…

Ngoài ra, một số dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, hẹp thanh quản, sứt môi… cũng có thể khiến người bệnh có hiện tượng đau họng khi nuốt nước bọt.

Bệnh đau họng khó nuốt bên trái có nguy hiểm không?

Trên thực tế, tình trạng đau họng khi nuốt bên trái khiến người bệnh khó chịu, vướng víu và đau rát ở cổ họng. Những triệu chứng này nếu chỉ xảy ra tức thì rồi biến mất thì sẽ không có gì đáng lo ngại.

Ngược lại, nếu bệnh xảy ra thường xuyên và liên tục thì cần phải tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Bởi lẽ, đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm đã đề cập phía trên.

Nhìn chung, khi hiện tượng đau họng một bên khi nuốt kéo dài dai dẳng (khoảng 5 – 7 ngày), các bạn nên chủ động tới các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra và thăm khám.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – nếu không chữa kịp thời và dứt điểm sẽ tiến triển thành các bệnh lý mãn tính. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Từ khóa » Sưng đau Cổ Họng Bên Trái