Đau Họng Nên Uống Nước Gì? Ăn Gì Và Không Nên ăn Gì?
Có thể bạn quan tâm
Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc đông y, tây y hay trà thảo mộc, thì người bị đau họng nên uống gì để cải thiện được tình trạng đau họng nhanh chóng hơn. Bởi vì một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học có tác động rất lớn tới việc chữa đau họng. Sử dụng tùy tiện thức ăn có thể làm tăng sưng, xước cổ họng, làm tăng nặng tình trạng đau mà bạn đang mắc phải. Vậy người bị đau họng nên uống gì, ăn gì và không nên ăn gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến người đau họng như thế nào?
- 2. Bị đau họng nên uống gì và ăn gì?
- 2.1. Ưu tiên các món nghiền, mềm
- 2.2. Các món xương hầm
- 2.3. Bổ sung các loại trái cây cho cơ thể
- 2.4. Sử dụng dầu dừa để nấu ăn
- 2.5. Bị đau họng nên uống nhiều nước lọc
- 2.6. Bị đau họng nên uống nước chanh
- 2.7. Trà mật ong tốt cho người bị đau họng
- 2.8. Người bị đau học nên uống trà hoa cúc
- 2.9. Trà gừng giúp giảm đau họng hiệu quả
- 2.10. Trà cam thảo
- 3. Đau họng không nên ăn gì và uống gì?
- 3.1. Bị đau họng không nên uống gì?
- 3.2. Bị đau họng không nên ăn gì?
- 4. Viên ngậm Hotexcol giúp giảm đau rát cổ họng tốt
- Lời kết
1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến người đau họng như thế nào?
Để trả lời câu hỏi đau họng nên uống gì, ăn gì và không nên ăn gì? Trước tiên cần tìm hiểu vai trò của một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với người bị đau họng. Đau họng thường là triệu chứng của tình trạng viêm họng, là một phản ứng bình thường của cơ thể giúp chống lại các tác nhân ngoại lai có thể xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì chế độ ăn uống khoa học có thể giúp ích để tăng cường hiệu quả điều trị do các nguyên nhân sau:
- Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể: Phản ứng viêm là một trong những phản ứng điển hình của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ miễn dịch đủ mạnh thì sẽ nhanh chóng đẩy lui được các tác nhân ngoại lai này, khiến cho quá trình viêm không kéo dài lâu. Nhiều loại thực phẩm cung cấp các dưỡng chất như vitamin C, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác giúp hỗ trợ tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể, nhanh chóng đẩy lui tình trạng đau họng.
- Giúp giảm đau họng trực tiếp: Trong nhiều loại thực phẩm đặc biệt là các loại rau xanh có chứa nhiều hoạt chất có tác động như một kháng sinh tự nhiên có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau do viêm họng, ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại giúp cơ thể dễ dàng đánh bay các tác nhân này.
- Giúp bồi bổ cơ thể: Nhiều bệnh nhân khi mắc phải tình trạng viêm họng, đau họng khiến cho việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn, việc hấp thu các chất dinh dưỡng bị trì trệ dẫn đến cơ thể suy kiệt. Việc thiết lập một chế độ ăn phù hợp đi đôi với lựa chọn các thực phẩm dễ nuốt, giàu dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi thể trạng và đẩy lui bệnh.
Nhìn chung, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý giúp cân bằng mọi hoạt động của cơ thể nói chung và giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng nói riêng. Do đó, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm nhẹ triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Bị đau họng nên uống gì và ăn gì?
Có thể thấy dinh dưỡng có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là người đang bị đau họng. Vậy người bị đau họng nên uống gì và ăn gì để cải thiện được tình trạng này. Việc lựa chọn các thực phẩm và chế biến đúng cách sẽ khiến các triệu chứng như đau họng, ngứa rát họng, sổ mũi, long đờm thuyên giảm hiệu quả.
2.1. Ưu tiên các món nghiền, mềm
Khi bị đau họng tức là vùng niêm mạc họng đang bị tổn thương và sưng viêm gây nên tình trạng đau đớn khi nuốt thức ăn. Chính vì thế, thay vì các loại thực phẩm thô cứng, người bệnh nên lựa chọn những món ăn như mềm mại, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như: khoai tây nghiền, cháo yến mạch,… Các món ăn này vừa bổ sung chất xơ, tinh bột và một số dưỡng chất tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Khi sử dụng các món ăn này, người bệnh sẽ cải thiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi.
2.2. Các món xương hầm
Theo điều tra của các chuyên gia đến từ Mỹ thì trong các món xương hầm thì phần nước dùng xương có chứa 2 chất quan trọng là: carnosine và isopeptide. Các chất này có thể hạn chế tình trạng sưng viêm trong cổ họng. Đặc biệt, nước dùng xương còn có nhiều dưỡng chất như: canxi, protein, vitamin,… sẽ khiến cho cơ thể tăng sức đề kháng. Bạn nên thưởng thức nước dùng xương khi còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất.
2.3. Bổ sung các loại trái cây cho cơ thể
Ổi, cam, quýt, xoài,… đây đều là những loại trái cây giàu vitamin C dành cho người vị viêm họng. Việc cung cấp vitamin C sẽ làm tăng cường hàng rào bảo vệ cơ thể và làm cho cổ họng được dịu đi những cơn đau. Nếu bạn quá đau họng, việc ăn trái cây có thể gây đau thì uống nước ép trái cây là một sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên một số trái cây có tính axit, có thể gây kích ứng cho cổ họng bạn nên cần pha loãng khi sử dụng.
2.4. Sử dụng dầu dừa để nấu ăn
Dầu dừa là một thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống virus nên có tác dụng hiệu quả với người bị viêm họng. Đặc biệt trong dầu dứa có hàm lượng vitamin E cao sẽ làm dịu những cơn đau rát khó chịu cho tình trạng viêm ở niêm mạc gây ra. Dùng dầu dừa như một thực phẩm nấu ăn hàng ngày sẽ khiến bạn nhanh lành.
Các loại cá biển, rau xanh, các loại hạt, trứng và thịt với hàm lượng kẽm cao sẽ là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người bị đau họng. Việc bổ sung kẽm sẽ góp phần làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp chống lại các tác nhân như vi khuẩn, virus gây nên tình trạng đau họng.
2.5. Bị đau họng nên uống nhiều nước lọc
Đau họng thường đi kèm với tình trạng nóng rát, khô miệng và khó chịu. Để làm giảm các triệu chứng này, việc đơn giản nhất là bạn nên tăng cường uống nước trong thời gian điều trị. Uống nhiều nước giúp cân bằng điện giải, bù lượng chất lỏng thất thoát và làm loãng dịch nhầy do hệ hô hấp tiết ra. Bên cạnh đó, cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng cải thiện tình trạng kích thích cổ họng, làm giảm cơn ho đồng thời nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
2.6. Bị đau họng nên uống nước chanh
Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể, ngoài ra nó còn có 22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, glycosides flavonoid… Vì vậy, pha một cốc nước chanh ấm để nhâm nhi là cách đơn giản để làm giảm nhanh chóng cơn đau họng và tăng cường sức khỏe.
2.7. Trà mật ong tốt cho người bị đau họng
Từ xa xưa, mật ong đã được sử dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nó được ví như thảo dược thần kì bởi các đặc tính mà nó mang lại. Mật ong không chứa hóa chất và chứa rất nhiều dinh dưỡng. Khoa học đã nghiên cứu cấu tạo chính của mật ong gồm nhiều loại đường đơn có lợi. Tỉ lệ đường chiếm đến 80%, chủ yếu là glucose và fructose; 20% còn lại là nước, các khoáng chất, vitamin.
Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, có thể chữa được nhiều bệnh trong đó có đau họng. Uống một tách trà mật ong nóng 1 đến 2 lần mỗi ngày sẽ giúp làm giảm cơn cơn đau họng của bạn.
2.8. Người bị đau học nên uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc khô, loại cúc thường được dùng có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Thành phần chủ yếu có trong hoa cúc là bisabolol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.
Từ lâu trà hoa cúc đã được y học sử dụng để làm mịn lớp niêm mạc họng và kích thích hệ miễn miễn dịch, qua qua đó làm giảm cơn đau họng.
2.9. Trà gừng giúp giảm đau họng hiệu quả
Phân tích thành phần của gừng, ta thấy trong gừng có:
- Các khoáng chất: natri, sắt, kali, magie, phốt pho và kẽm.
- Các vitamin: Vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9).
- Chất chống viêm và chất chống oxy hóa: axit pantothenic, beta-carotene, capsaicin, curcumin, axit caffeic và salicylate.
Với một bảng thành phần như thế, gừng có rất nhiều công dụng chữa bệnh như giảm viêm, kháng khuẩn, chữa hạ huyết áp, cảm lạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch và chống ung thư. Uống một ly gừng ấm hoặc trà gừng làm dịu niêm mạc cổ họng, chống lại vi khuẩn mà làm long đờm. Ngoài ra, trà gừng kết hợp với mật ong là một thức uống vừa ngon lành vừa có tác dụng bổ ích trong điều trị đau họng và các vấn đề khác của cơ thể.
2.10. Trà cam thảo
Trong Đông Y, cam thảo là vị thuốc quý, thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh liên quan đến dạ dày và hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy, trong cam thảo có chứa các hoạt chất axit glycyrrhizic được cho là có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng và kích thích phế quản sản sinh đờm.
Việc sản sinh dịch tiết hô hấp mới có thể làm giảm độ đặc quánh của đờm và giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ đờm ứ ra bên ngoài. Hơn nữa cam thảo còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng nâng cao thể trạng và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Cách dùng cam thảo cũng hết sức đơn giản: Chuẩn bị cam thảo và một số loại thảo dược kèm theo nếu có, sắc uống ngày 2 đến 3 lần cho cho đến khi bệnh thuyên giảm.
3. Đau họng không nên ăn gì và uống gì?
3.1. Bị đau họng không nên uống gì?
Khi đau họng, người bệnh cần nên tránh uống các loại nước sau đây để tránh làm cho tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn:
Nước lạnh: nhiệt độ lạnh khiến niêm mạc họng dễ bị kích ứng, ngoài ra thói quen uống nước đá làm tăng nguy cơ nhiễm phải các tác nhân cơ hội có khả năng gây viêm họng như liên cầu khuẩn, virus, nấm, bụi bẩn.
Rượu bia: theo nghiên cứu cho thấy, rượu bia có khả năng kích ứng niêm mạc hầu họng, tăng khả năng viêm amidan, gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây viêm hầu họng dẫn đến tình trạng đau họng ngày càng nghiêm trọng.
Cà phê: Ochratoxin A có chứa trong cà phê làm tăng khả năng kích ứng hầu họng gây viêm, ngứa, đau rát họng. Đi kèm theo đó thì việc uống cà phê thường đi kèm với uống đá, nhiệt độ lạnh càng khiến cho cơn đau họng trở nên nghiêm trọng.
Nước cam: trong cam có chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu lại cho rằng việc sử dụng nước cam trong giai đoạn bị viêm, đau họng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Nguyên nhân là do trong cam và các loại quả cùng họ như chanh, quất, bưởi có chứa thêm nhiều acid citric, chất acid này có khả năng tác động lên lớp niêm mạc bề mặt gây lan rộng tình trạng viêm, gia tăng các triệu chứng đau rát họng. Do đó, nếu muốn bổ sung tăng sức đề kháng khi bị viêm họng thì không nên uống nước cam mà nên tìm kẹo ngậm hoặc viên sủi để bổ sung vitamin C, hạn chế việc kích ứng hầu họng xảy ra.
Nước có ga: các loại nước có ga thường được uống khi lạnh nên thường không có lợi đối với bệnh nhân đang đau họng, viêm họng. Việc tiêu thụ nhiều nước có ga làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản, điều này làm vùng hầu họng đang đau rát còn lại bị tổn thương khiến cho bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.
3.2. Bị đau họng không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giàu vitamin và giúp tăng cường đề kháng, bạn cũng nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm hay đồ uống gây hại cho vùng họng như:
Hạn chế tối đa các chất kích thích: Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như bia, rượu,… các loại đồ uống có cồn vì sẽ khiến cho tình trạng đau họng diễn ra trầm trọng hơn. Làm tăng cảm giác ngứa rát cổ họng và có thể dẫn đến các bệnh về họng nghiêm trọng.
Bị đau họng nên kiêng món ăn cay, dầu mỡ: Món ăn cay, chiên, nướng nhiều dầu mỡ. Các món ăn nướng, chiên và cay nóng luôn hấp dẫn người dùng về cả sắc và hương vị. Nhưng khi bạn đang bị đau họng thì những món ăn này chính là thủ phạm khiến cho họng bạn bị đau rát và sưng viêm ngày càng trầm trọng hơn. Bởi lẽ các món ăn này thường được tẩm ướp nhiều gia vị, nguyên liệu cay nóng khiến cho vùng họng bị tổn thương, dầu mỡ càng không tốt cho sức khỏe vì thế cần hạn chế.
Thức uống quá nóng hay quá lạnh: Thức uống quá nóng hay quá lạnh cũng là điều bạn nên cẩn thận. Các loại đồ uống có gas được kèm thêm đá lạnh bạn cũng cần tránh khi đang bị đau họng. Khi sử dụng các loại đồ uống này sẽ khiến họng càng bị tổn thương hơn do sự thay đổi nhiệt độ quá lạnh, quá nóng từ thức uống. Đồ uống có gas sẽ khiến nguy cơ trào ngược dạ dày làm axit trào ngược lên họng tăng cao gây tổn thương vùng họng.
4. Viên ngậm Hotexcol giúp giảm đau rát cổ họng tốt
Ngoài những phương pháp trên, việc sử dụng sản phẩm viên ngậm Hotexcol mang lại nhiều ưu điểm và thuận tiện. Với sự kết hợp từ lá cây thường xuân và quả cơm cháy, hotexcol được thừa hưởng những đặc điểm ưu việt, làm giảm tình trạng đau rát cổ họng, ho, khàn tiếng nhanh chóng và hiệu quả.
Lá thường xuân được coi là một loại thuốc long đờm, có thể phá vỡ các đờm và chất nhầy trong hệ thống phế quản. Ngoài ra, cây thường xuân còn là một phương thuốc hiệu quả cho bệnh dị ứng và hen suyễn vì chúng làm giảm viêm trong hệ hô hấp. Bên cạnh đó còn có chiết xuất Quả Cơm cháy (Elderberry) cùng 5 loại tinh dầu: tinh dầu Bạc Hà, tinh dầu Tắc, tinh dầu Tần, tinh dầu Gừng, tinh dầu Quế. Nên khi ngậm sẽ giúp thông họng, giảm ho, giảm tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài.
Lời kết
Như vậy bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi đau họng nên uống gì để cải thiện tình trạng. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp giúp cho bạn nhanh chóng trở lại bình thường. Cách chữa viêm họng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên vừa an toàn lại vừa dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ thích hợp để sử dụng khi bệnh mới bắt đầu tái phát, các triệu chứng còn nhẹ, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, hãy khám bác sĩ để tránh tình trạng bệnh kéo dài.
Bạn đang lo lắng về tình trạng ho, đau họng. Hãy đặt câu hỏi cho dược sĩ ngay hoặc gọi số Hotline: 19007061 để được nhận tư vấn MIỄM PHÍ.
Đăng Ký Tư Vấn
Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung tư vấn:
* Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn GửiXem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Top 8 loại kẹo ngậm đau họng chiết xuất thảo dược an toàn hiệu quả
Top 10 loại kẹo ngậm ho tốt được bán nhiều tại các nhà thuốc
Khàn tiếng uống nước gì để cải thiện tình trạng hiệu quả
Đau họng có đờm là gì? Một số biện pháp điều trị hiệu quả
Từ khóa » đau Rát Cổ Họng Nên Uống Gì
-
Bị đau Họng Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Bệnh Mau Khỏi, Tránh Tái Phát
-
Cách Chữa Trị đau Họng Tại Nhà đơn Giản An Toàn - Hapacol
-
Nên ăn Gì Và Uống Gì Khi Bị đau Họng? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đau Họng Uống Gì? TOP 10 Loại Nước Giúp “đánh Bay” Viêm Họng
-
12 Mẹo Chữa Viêm Họng đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
8 Cách Giảm Triệu Chứng Viêm Họng Không Cần Sử Dụng Kháng Sinh
-
Khi Bị đau Rát Họng Nên Làm Gì? Mách Nhỏ Cách Trị đau ... - Hello Bacsi
-
Nên ăn Gì Và Uống Gì Khi Bị đau Họng? - Vinmec
-
Điều Trị Viêm Họng Không Cần Dùng Kháng Sinh - Vinmec
-
Đau Họng Uống Gì Giúp Giảm đau, Nhanh Khỏi Bệnh? – Bác Sĩ Giải đáp
-
Đau Họng Nên Uống Gì Giảm Nhanh? 15 Loại Nước Dễ Làm
-
6 Cách Chữa Viêm Họng Không Dùng Thuốc Cực Hiệu Quả
-
10 Loại Thức Uống Giúp Giảm đau Họng Cực Hiệu Quả
-
Đau Rát Họng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi Và An Toàn?
-
Cách Chữa đau Rát Cổ Họng Không Dùng Thuốc - Bệnh Viện Thu Cúc
-
6 Loại đồ Uống Giúp Dịu đau Họng Ngày Hè - VnExpress Sức Khỏe
-
Làm Gì Với Chứng đau Họng Khi Bị COVID-19?