Đau Hông Trái Là Bệnh Gì? Điểm Danh 7 Nguyên Nhân Phổ Biến

Đau bên hông trái rất phổ biến với mọi người, không ngoại trừ tuổi tác. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói từng cơn khiến bạn rất khó chịu, mệt mỏi, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Đã bao giờ bạn tự hỏi đau hông trái là bị gì, liệu nó có nguy hiểm tới sức khỏe và có cần đi khám bác sĩ hay không?

Nhìn chung đau hông bên trái có thể do nhiều nguyên nhân, bệnh xương khớp, căng cơ hay những vấn đề khác. Trong đó có những thủ phạm sẽ khiến bạn thấy ngạc nhiên đấy nhé! Cùng điểm danh 7 nguyên nhân gây đau bên hông trái và hướng xử trí khi gặp phải qua bài viết dưới đây.

Đau hông trái là bệnh gì?

Hông trái bao gồm vùng mạn sườn trái, vùng mông bên và vùng háng. Một vài triệu chứng thường gặp khi bạn bị đau hông trái bao gồm:

  • Mức độ đau tăng khi bạn di chuyển.
  • Cơn đau nhói hay đau âm ỉ trong vài ngày.
  • Ngoài ra, bạn có thể gặp phải thêm các triệu chứng đi kèm, chẳng hạn như: Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, tê bì…

Khi bị đau hông trái, bạn cần xác định xem mình đang bị đau ở vùng nào, do vị trí của cơn đau hông có thể gợi ý nguyên nhân cụ thể. Đau mé trong thường do vấn đề tại khớp hông; đau mé ngoài thường liên quan đến cơ, dây chằng, gân và các mô mềm quanh khớp háng… Cụ thể, có các “thủ phạm” thường gặp nhất là:

1. Chấn thương cơ lõi (chứng thoát vị thể thao)

Chấn thương cơ lõi thường xảy ra ở những người chơi thể thao, đặc biệt là các môn cần những động tác xoắn hoặc xoay người quá nhiều. Họ có thể bị căng, rách cơ hoặc các mô mềm vùng bụng dưới. Cơn đau hông bên trái hoặc phải ở vị trí bụng dưới và háng.

Cách trị đau hông trái:

Dành vài tuần để nghỉ ngơi, tránh những hoạt động mạnh. Nếu rách cơ nặng thì bạn cần tới gặp bác sĩ để phẫu thuật sửa chữa cơ.

2. Viêm bao hoạt dịch

Khi bị đau bên hông trái nằm ở mé ngoài hông, đùi và/hoặc mông, bạn có thể nghĩ ngay đến viêm bao hoạt dịch. Đây là tình trạng các túi dịch ở trong khớp xương hông bị viêm. Đau hông trái do viêm bao hoạt dịch thường không liên quan đến vận động mà cứ âm ỉ từ ngày ngày qua ngày khác, kể cả khi bạn đang ngủ. 

Viêm bao hoạt dịch phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi.

Cách trị đau hông trái:

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể tiêm cortisone để giảm viêm. Tại nhà, bạn nên cố gắng nghỉ ngơi, chườm đá lên vùng hông trái, dùng thuốc chống viêm giảm đau.

Đau hông trái mé ngoài

3. Đau bên hông trái là bệnh gì? Có thể do viêm gân

Bạn có thể phát hiện viêm gân bằng việc kiểm tra cơ gấp hông. Khi đưa đầu gối và toàn bộ chân về phía trước, cơ gấp hông chính là cơ giúp bạn thực hiện điều này. Khi bạn di chuyển hoặc sờ vào cơ này mà thấy cơ mềm thì khả năng cao là do viêm gân.

Đau hông trái trong bệnh viêm gân xảy ra khi cơ này bị căng hoặc hoạt động quá nhiều, tạo ra những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại, cuối cùng sẽ dẫn tới mất cân bằng cơ ở hông. Thông thường, các cầu thủ bóng đá hoặc người hay chơi bóng đá rất hay gặp tình trạng này.

Điều trị:

Tương tự như viêm bao hoạt dịch.

4. Tổn thương sụn viền ổ cối

Sụn viền ổ cối là vòng sụn ở vành ngoài ổ cối của khớp hông, có nhiệm vụ đệm ở khớp hông và cố định chỏm xương đùi trong ổ cối. Khi sụn này bị rách sẽ dẫn tới cơn đau bên hông trái, hạn chế vận động. Người bệnh có cảm giác hông bị khóa lại. Cơn đau hông bên trái do tổn thương sụn viền ổ cối không biến mất cho tới khi được điều trị. 

Những cầu thủ bóng đá, bóng rổ, gôn, vận động viên điền kinh, múa ba lê nếu đang quan tâm đến đau hông trái là bệnh gì thì đừng bỏ qua nguyên nhân này. Vì nhóm người này có nguy cơ rất cao. Ngoài ra, người có cấu trúc hông không bình thường (hông quá nông hoặc hông bị chèn ép), từng bị chấn thương ở hông cũng có thể gặp tình trạng này.

Điều trị:

Bạn cần được phẫu thuật để sửa chữa xương và cạo bớt xương bị lệch. Phương pháp này giúp điều chỉnh lại sự liên kết trong khớp hông, giảm đau hông và bảo vệ khớp.

5. Bệnh phụ khoa hoặc vấn đề ở sàn chậu

Đau hông trái là bị gì thì đây chính là điều sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Dù cơn đau ở hông trái nhưng nguyên nhân lại đến từ một nơi khác ở trong khung chậu. Các bộ phận nằm trong khung chậu rất gần nhau nên cơn đau từ một bộ phận có thể lan tỏa tới những bộ phận khác.

Nếu cơn đau hông trái ở nữ chỉ giới hạn trong vùng háng và xảy ra vào ngày rụng trứng hoặc thời gian hành kinh thì thủ phạm có thể do lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. 

Ngoài ra, các tình trạng về tiết niệu hoặc tiêu hóa như viêm dạ dày ruột, ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra những cơn đau dễ nhầm lẫn với chấn thương hông.

Điều trị:

Hãy đi gặp bác sĩ, họ sẽ kiểm tra toàn diện để tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.

Đau hông trái ở phụ nữ do bệnh phụ khoa

6. Hội chứng chạm khớp háng gây đau hông trái

Đây cũng là nguyên nhân gây đau hông bên trái rất phổ biến ở những người trẻ tuổi tập thể thao. Hãy tưởng tượng hông là một khớp nối, lõm xuống như ổ cắm; còn đầu xương đùi lồi lên và đặt vừa vặn vào ổ cắm này.

Hoạt động cường độ cao có thể khiến xương đùi chèn vào khớp hông, gây đau và hạn chế cử động. Hội chứng chạm khớp háng còn làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp sớm.

Điều trị:

Phương pháp đầu tiên được chỉ định, đồng thời cũng cho hiệu quả cao là vật lý trị liệu. Nếu vẫn không cải thiện, bạn cần phẫu thuật di chuyển xương hông.

7. Viêm xương khớp là nguyên nhân đau 1 bên hông trái rất phổ biến

Rất nhiều người bị đau âm ỉ hằng ngày vùng hông trái do nguyên nhân viêm xương khớp. Khi khớp bị viêm và thoái hóa, các khớp cứng và sưng lên, gây đau và biến dạng khớp.

Khi các xương hông không được nối với nhau ngay ngắn và có trật tự do khớp bị biến dạng, chúng có thể cọ xát vào nhau, rất đau và khiến bạn không thể vận động được.

Viêm xương khớp rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, người hoạt động nhiều thường có nguy cơ cao hơn. Bên cạnh đó, tuổi tác tăng dần, béo phì hoặc chấn thương cũng góp phần khiến cơn đau hông trái do viêm xương khớp dễ xảy ra hơn.

Điều trị:

Phương pháp cụ thể tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của viêm xương khớp. Nhẹ có thể bao gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, dùng thuốc giảm đau chống viêm và steroid. Những phương pháp dùng cho viêm xương khớp nặng là liệu pháp tế bào gốc và phẫu thuật, từ tái tạo bề mặt hông cho đến thay toàn bộ khớp háng.

Ngoài ra, đau 1 bên hông trái còn có thể do những nguyên nhân khác ít gặp hơn, chẳng hạn như thoát vị bẹn, bong gân, gãy xương hông, dây thần kinh bị chèn ép, ung thư xương, bệnh bạch cầu, ung thư di căn xương, loãng xương, hoại tử mạch máu, viêm xương tủy,…

Biện pháp giúp ngăn ngừa đau hông trái

biện pháp giúp ngăn ngừa đau hông trái

Bên cạnh đau hông trái là bệnh gì, thì cách để ngăn ngừa đau hông xảy ra cũng như nghiêm trọng hơn cũng cần thiết không kém. Bạn nên:

  • Kiểm soát cân nặng, bằng cách ăn uống cân bằng với ít chất béo, ít thực phẩm chế biến sẵn; nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và đạm nạc (cá, ức gà, thịt nạc, đậu). Hạn chế tối đa thuốc lá, rượu bia, các chất có cồn, có ga.
  • Tham gia và duy trì các bài tập yoga thường xuyên.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần nhưng phải đảm bảo lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng và lứa tuổi, khởi động kỹ trước khi tập luyện và tránh chạy thường xuyên trên bề mặt cứng, chẳng hạn như bê tông.
  • Với dân văn phòng phải ngồi trước máy tính quá lâu, hay những người phải bê vác nhiều, cần làm việc đúng tư thế.
  • Kiểm tra sức khỏe hằng năm. Khi có triệu chứng đau hông trái, cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp điều trị kịp thời.

Dù đau hông trái là bệnh gì thì cũng đều được cần quan tâm đúng mực. Vì vậy, nếu cơn đau của bạn dữ dội hoặc kéo dài, gặp khó khăn khi vận động, sốt, sụt cân hoặc bị té ngã gây chấn thương ở hông, hãy sắp xếp thăm khám sớm để tìm chính xác nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Sốc Hông Phải