Đậu Hũ Om Nấm Hương – Món ăn đậm đà, Bổ Dưỡng, Ngon Hết Nấc

Nấm hương thường được sử dụng trong một số món ăn quen thuộc như: nem, súp, xào thịt… Vậy thì hôm nay Medplus sẽ giới thiệu cho cả nhà cách chế biến mới – đậu hũ om nấm hương, bổ dưỡng, thơm ngon hết nấc. Đảm bảo ai ăn một lần là sẽ mê mẩn luôn đấy!

Lợi ích khi ăn đậu hũ om nấm hương

  • Nấm hương:

Nấm đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu. Cùng hàm lượng chất béo ít  và là những acid béo chưa bão hòa. Do đó tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin.

Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loài nấm ăn  đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu.

  • Đậu hũ: 

Theo The Health Site, chế biến từ đậu nành, đậu phụ chứa isoflavone làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể. từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

Đậu phụ là nguồn selen dồi dào, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động đúng đắn, từ đó ngăn ngừa ung thư đường ruột.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, ăn ít nhất 10 mg đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm tái phát ung thư vú tới 25%.

Giá trị dinh dưỡng từ đậu hũ om nấm hương
Giá trị dinh dưỡng từ đậu hũ om nấm hương

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ đậu hũ:

  • Đánh bay nắng hè với canh đậu hũ nấu hẹ thanh mát
  • Lạ mà ngon món đậu phụ om coca giòn thơm
  • Học làm thịt ba chỉ cuộn đậu hũ, thêm món mới đổi vị cho cả nhà
  • Làm món đậu hũ chiên cay thơm ngon ấm bụng cho ngày lạnh
  • Học cách làm đậu hũ rán giòn rụm, phồng, xốp không phải ai cũng biết

Nguồn: Tổng hợp

Đậu hũ om nấm hương - món ăn đậm đà, bổ dưỡng, ngon hết nấc

Serves: 2 người Level: 2

Ingredients

  • 5 bìa đậu hũ
  • 15 - 20 tai nấm hương
  • Tỏi, nước tương, hạt nêm chay, đường, tiêu, ớt trái, hành lá

Instructions

Hướng dẫn làm đậu hũ om nấm hương

1. Cách chọn mua nguyên liệu

  • Đậu hũ: 

Khi đi chợ chị em muốn chọn đậu phụ ngon hãy nhớ nguyên tắc nhìn vào màu của đâu phụ. Một miếng đậu phụ ngon thường có màu trắng của đậu tương, không vàng nhưng cũng không trắng tinh được. Đậu hũ nguyên chất sẽ thấy có màu trắng của đậu nành chứ không phải màu vàng của thạch cao. Ngoài ra, khi bạn cần miếng đậu phụ trên tay sẽ thấy nó nhẹ và không nặng tay như thạch cao.

  • Nấm hương: 

Khi chọn mua nấm hương cần phân biệt được hương vị, ấn tay vào “tán dù” của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon. Mặt trên của dù có màu vàng hay trắng là ngon. Ngoài ra, nấm hương rừng có thể phân biệt khi thấy chân nấm dài, mũ nấm xòe rộng.

Mẹo chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Mẹo chọn mua nguyên liệu tươi ngon

2. Sơ chế nguyên liệu

  • Nấm hương ngâm nước ấm nở mềm.
  • Cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Hành lá rửa sạch, thái nhuyễn.

3. Cách thực hiện

  •  Đặt chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng cho đậu phụ vào chiên vàng đều. Sau đó vớt ra để ráo dầu.
  • Phi thơm dầu với tỏi băm, cho nấm hương vào xào sơ qua với ít hạt nêm.
  • Cuối cùng cho đậu phụ vào, thêm nước tương, đường, tiêu, hạt nêm rồi đảo đều. Cho vào ít nước lọc, đun nhỏ lửa cho đến khi nước om sánh lại, đậm đà thì tắt bếp. Cuối cùng cho hành lá, ớt trái vào.

Những lưu ý về món đậu hũ om nấm hương

1. Cách thưởng thức đậu hũ om nấm hương

  • Món này bạn dùng nóng với cơm trắng thì hết sảy.
  • Với phần đồ ăn còn thừa, bạn đậy kín nắp hoặc bọc kỹ bằng màng bọc thực phẩm trước khi đem cất.

2. Một số sai lầm khi chế biến nấm hương bạn nên tránh

  • Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến

Thực tế cho thấy rằng, nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm. Hơn nữa nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ngấm nước vào thì nó sẽ bị nhạt khi nấu. Do đó, với nấm tươi bạn chỉ nên rửa qua nước sạch, cắt chân nấm và để ráo nước. Tốt nhất là các bà nội trợ nên chọn nấm ở những cơ sở chất lượng đảm bảo và dùng khăn ẩm lau sạch.

  • Nấu nấm bằng nồi nhôm

Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.

  • Cho quá nhiều dầu ăn

Hậu quả của việc cho nhiều dầu ăn vào nấm là khiến chúng làm cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của nấm vào cơ thể, gây đầy bụng, khó tiêu. Thậm chí có thể khiến bạn mắc chứng trào ngược dạ dày.

  • Ăn nấm tránh uống đồ lạnh

Nấm có tính hàn, bổ âm, nếu bạn uống kèm trà đá, nước giải khát lạnh… Nhìn chung là các thức uống thanh nhiệt, giải khát sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng, khó chịu.

3. Ai không nên ăn đậu hũ?

  •  Tiêu chảy do lạnh dạ dày

Những người có bệnh liên quan đến đau bụng đi ngoài do lạnh thì tốt nhất là không nên ăn đậu phụ, để tránh làm tăng khí lạnh trong dạ dày, dẫn đến tiêu chảy, nôn hoặc tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

  • Những người có chức năng thận yếu

Đậu phụ giàu protein thực vật, được chuyển hóa thành hợp chất chứa nitơ và bài tiết qua thận sau khi ăn. Những người có chức năng thận yếu, chẳng hạn như người cao tuổi hoặc người có bệnh thận.

Không những thế, canxi trong đậu phụ cũng dễ bị kết tủa trong cơ thể, dễ gây sỏi thận.

  • Bệnh nhân gout

Những người bị bệnh gút bẩn thân đã có sự trao đổi purine bất thường, nếu tiếp tục ăn thêm đậu hũ sẽ càng làm cho hệ thống trao đổi purine trở nên rối loạn. Từ đó dẫn đến làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gút.

Chỉ với những nguyên liệu quen thuộc gồm nấm và đậu hũ bạn đã có được món đậu hũ om nấm hương thơm ngon rồi. Món này thời gian thực hiện nhanh, cách làm thì quá đơn giản, các nàng có thể bổ sung món ăn này vào lúc nào mong muốn nhé!

Và để bỏ túi thêm nhiều tips nấu ăn hay ho bạn nhớ ghé Medplus thường xuyên nhé!

Từ khóa » đậu Phụ Nấu Nấm Hương