Đau Khớp Cùi Chỏ Tay Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Đau khớp cùi chỏ tay là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống. Bệnh có đặc điểm đau nhức vùng cùi chỏ, cơn đau ban đầu thường rất dữ dội, lâu dần thì đau âm ỉ, ấn vào vùng khớp bị đau nặng hơn.
Menu xem nhanh:
- Đau khớp cùi chỏ tay do đâu?
- Đau khớp cùi chỏ tay xử trí thế nào?
Đau khớp cùi chỏ tay do đâu?
Đau khớp cùi chỏ tay do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những lý do thường gặp:
- Do người bệnh vận động mạnh, các khớp cẳng tay bị quá sức dẫn đến tổn thương, lâu dần người bệnh không chữa trị các tổn thương này gây viêm khớp cùi chỏ và gây đau nhức.
- Do phải sử dụng cánh tay liên tục trong nhiều giờ để làm việc như nhân viên văn phòng sử dụng máy vi tính, thợ may, thợ rèn, thợ hàn…
- Do chấn thương va đập từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông: Khi có chấn thương lên vùng cùi chỏ tay thì sẽ khiến các cơ khuỷu tay bị tổn thương có thể bị co giãn mạnh, gãy đột ngột gây đau mỏi cho người bệnh.
- Do các bệnh lý về khớp như: thoái hóa khớp khuỷu tay, viêm mỏm khuỷu, nang dịch mỏm khuỷu,… đều gây ra các cơn đau khớp cùi chỏ tay.
Đau khớp cùi chỏ tay xử trí thế nào?
Tùy vào nguyên nhân và mức độ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định cách xử trí, điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp thường được áp dụng như:
Áp dụng Đông y và vật lý trị liệu: Thực hiện xoa bóp, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, giãn cơ. Người bệnh cần phải thực hiện vận động khớp trong trường hợp khớp bị giới hạn vận động, xoa bóp nhẹ nhàng, nếu gặp điểm đau thì có thể xoa bóp và ấn huyệt hơi lâu 1 chút. Thực hiện cách này cơn đau của người bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng do được lưu thông mạch huyết.
Điều trị theo y học hiện đại:
- Nội khoa: sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau. Tuy nhiên với các loại thuốc này thì chỉ có thể sử dụng cho các thể bệnh và cơn đau nhẹ, trung bình. Người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc này trong khoảng 3 – 5 ngày. Nếu, cơn đau kéo dài thì không nên dùng thuốc bởi chúng gây ra rất nhiều các tác dụng phụ, có hại cho gan thận.
- Ngoại khoa: nếu bệnh nhân điều trị bệnh sau 6 tháng mà không có dấu hiệu cải thiện bệnh thì cần phải được tiến hành phẫu thuật, loại bỏ các đoạn dây chằng, gân bị rách, đứt bị tổn thương.
Bên cạnh các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố cần thiết giúp sức khỏe của người bệnh mau hồi phục. Ngoài ra cũng cần phải kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, yoga… sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
Từ khóa » Cùi Chỏ Tay
-
Nguyên Nhân đau Khuỷu Tay, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | ACC
-
Đau Khớp Khuỷu Tay: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh đau Khuỷu Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách ... - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Bệnh đau Khớp Khuỷu Tay - Vinmec
-
Hay Mỏi Cùi Chỏ Tay, Duỗi Mạnh Có Tiếng Lọc Cọc Là Triệu Chứng Gì ...
-
Đau Khớp Khuỷu Tay: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí
-
Đau Khớp Khuỷu Tay Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Gây đau Khuỷu Tay - Medinet
-
ĐAU KHUỶU TAY - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ - YouTube
-
Viêm Bao Hoạt Dịch Khuỷu Tay - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều ...
-
Khuỷu Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Nhân Gây Chấn Thương Khuỷu Tay Và Cách Giảm đau Hiệu Quả
-
U Bao Hoạt Dịch Khuỷu Tay Là Gì? Khi Nào Cần Phải Mổ? - Medlatec