Đau Khớp Gối Có Nguy Hiểm Không? Đối Tượng Nào Dễ Bị ... - Medlatec

1. Đau khớp gối có nguy hiểm không?

Khớp gối là gì?

Khớp gối là phần liên kết phần trục xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là giúp cho trọng lượng cơ thể được nâng đỡ, giúp các hoạt động di chuyển đi lại một cách dễ dàng và linh hoạt hơn. Hoạt động của khớp gối là sự phối hợp ăn ý giữa các thành phần như cơ, gân, dây chằng, sụn khớp và các lớp bao khớp phức tạp. Chính bởi sự linh hoạt của khớp gối sẽ khiến cho bộ phận này dễ bị chấn thương do các hoạt động của chính chúng ta gây ra.

Hiện tượng khớp gối bị đau nhức có thể chỉ đơn thuần là do người bệnh hoạt động nhiều với phần này như: các hoạt động mạnh (chơi thể thao mạnh, chạy hoặc đi lại nhiều,...), tác động từ bên ngoài (va đập, ngã,...), do hệ thần kinh ảnh hưởng tới hay do mắc phải một số bệnh lý về xương khớp. Thông thường triệu chứng đau khớp gối không quá nghiêm trọng nhưng nếu hiện tượng kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày và kèm theo các triệu chứng đi kèm khác thì việc tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ là việc rất cần thiết.

Khớp gối là bộ phận giúp hoạt động di chuyển, đi lại dễ dàng và linh hoạt hơn

Khớp gối là bộ phận giúp hoạt động di chuyển, đi lại dễ dàng và linh hoạt hơn

2. Đối tượng có thể bị đau khớp gối?

Triệu chứng đau khớp gối có thể xuất hiện ở bất kì ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, còn tùy vào nguyên nhân gây ra các cơn đau và độ tuổi của người bệnh thì mới có thể xác định được bệnh dễ dàng và chính xác hơn.

Người lớn tuổi bị đau khớp gối là bệnh gì?

Người lớn tuổi hay ta có thể gọi là tuổi trung niên hay tuổi già thường rất dễ ốm đau, bệnh tật do các chức năng của cơ thể và sức đề kháng đã bị giảm sút đi đáng kể. Bệnh được coi là phổ biến nhất đối với tuổi già phải kể đến các bệnh về xương khớp, khớp gối chính là bộ phận bị tác động nhiều nhất và dễ mắc phải các căn bệnh khó chữa trị.

Phần lớn người cao tuổi bị đau khớp gối là biểu hiện của viêm khớp, thoái hóa khớp gối hay Gout. Những căn bệnh này đều thuộc dạng khó điều trị dứt điểm và gây ra rất nhiều bất tiện cho việc sinh hoạt của người bệnh, đơn giản nhất là đi lại cũng khó khăn. Chính vì vậy, bệnh về xương khớp ở người già thường có triệu chứng cần điều trị nhằm giúp ngăn ngừa bệnh tình trở nặng, khó có thể chữa trị triệt để.

Phụ nữ đang mang thai dễ bị đau khớp gối?

Phụ nữ mang thai cũng có thể hay bị đau khớp gối do trọng lượng phần bụng của cơ thể gây áp lực xuống chi dưới, đặc biệt là đến những tháng cuối thai kỳ. Trường hợp này xảy ra khá phổ biến và thường ảnh hưởng nhiều tới các mẹ bầu, đặc biệt là thai phụ từ 40 tuổi trở lên.

Thông thường các cơn đau sẽ dần hết khi em bé được sinh ra hoặc người mẹ không cần hoạt động nhiều. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp các bà mẹ bầu vẫn bị đau khớp gối sau khi đã sinh con và thậm chí các cơn đau còn nặng hơn, dẫn tới các di chứng. Nguyên nhân có thể là do quá trình mẹ bầu mang thai làm việc nặng quá sức, quá trình sinh nở không sinh hoạt khoa học, lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể không đủ,...

Thanh thiếu niên và trẻ em cũng có thể bị đau khớp gối!

Độ tuổi này thường sẽ có các hoạt động tác động mạnh tới xương khớp (chơi thể thao, nô đùa chạy nhảy, đánh nhau, tai nạn xe cộ,...) và các hoạt động xảy ra thường xuyên hơn cho nên khả năng bị các chấn thương đến xương khớp là rất nhiều, đặc biệt là khớp gối. Bên cạnh đó, các chấn thương nặng có thể dần biến chuyển thành viêm khớp do sự hao mòn khớp gối sau chấn thương. Viêm khớp gối gây ra các ảnh hưởng như sưng phù đầu gối, đau nhức, gặp khó khăn khi đi lại hay leo thang,...

Trẻ em cũng rất dễ bị đau khớp gối

Trẻ em cũng rất dễ bị đau khớp gối

3. Làm gì khi bị đau khớp gối?

Dù ở bất kì độ tuổi nào thì hiện tượng đau khớp gối cũng cần được lưu ý. Có thể các cơn đau chỉ xảy ra chốc lát rồi mất dần đi nhưng nếu tình tràng kéo dài và các cơn đau dữ dội hơn hoặc có các triệu chứng đi kèm khác thì người bệnh nên tìm tới sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, độ tuổi, giai đoạn thì các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Nhìn chung, Việc chuẩn đoán bệnh về khớp gối phải được kiểm tra lâm sàng trước để xác định người bệnh có nguy cơ mắc phải các bệnh lý nặng hay không, sau đó sẽ chụp x-quang, làm các xét nghiệm (máu, nước tiểu, dịch khớp), chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ, siêu âm,...

Nên tìm đến các cơ sở y tế để tìm hiểu bệnh về khớp gối chính xác nhất

Nên tìm đến các cơ sở y tế để tìm hiểu bệnh về khớp gối chính xác nhất

Ngoài ra, để đề phòng và giúp việc điều trị bệnh liên quan tới khớp gối tiến triển tốt hơn thì bệnh nhân cũng nên tập cho mình thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên để xương khớp luôn khỏe mạnh. Tuy vậy, người bệnh cũng không nên làm việc quá sức, tập các loại thể thao quá nặng đối với cơ thể, tránh các hoạt động mạnh nhưng không khoa học,... vì có thể chính việc tập thể dục thể thao không đúng cách cũng sẽ dẫn tới chấn thương xương khớp, dẫn tới viêm khớp, thấp khớp,...

Lựa chọn thực phẩm tốt cho xương khớp cũng sẽ là yếu tố giúp chúng ta tránh được các bệnh lý không mong muốn. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E (như nước cam, hạnh nhân,...) giúp giảm viêm, các thực phẩm chứa axit béo omega-3 giúp chống viêm, giảm đau hay các loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe,...

Để có được sự hỗ trợ chu đáo nhất về việc chẩn đoán và điều trị khớp gối, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện quốc tế MEDLATEC thông qua tổng đài 1900 56 56 56. Với bất kỳ bệnh lý nào liên quan tới xương khớp, đặc biệt là khớp gối thì bệnh viện hoàn toàn có khả năng chữa trị hiệu quả nhất bởi các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Từ khóa » đau Khớp Gối Trái