Đau Khớp Khuỷu Tay Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Hiệu Quả

Đau khớp khuỷu tay là bệnh lý đem lại nhiều phiền phức và khó khăn trong vận động của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị của bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

5/5 - (81 bình chọn)
  1. 1. Đau khớp khuỷu tay là gì?
  2. 2. Nguyên nhân bệnh đau khớp khuỷu tay
    1. 2.1. Nguyên nhân bệnh lý
    2. 2.2. Nguyên nhân do tác động bên ngoài
  3. 3. Đối tượng có nguy cơ bị đau khớp khuỷu tay
  4. 4. Triệu chứng đau khớp khuỷu tay
  5. 5. Đau khớp khuỷu tay có nguy hiểm không? 
  6. 6. Khi nào nên gặp bác sĩ?
  7. 7. Chẩn đoán đau khớp khuỷu tay
  8. 8. Điều trị đau khớp khuỷu tay
    1. 8.1. Dùng thuốc Tây
    2. 8.2. Vật lý trị liệu
    3. 8.3. Phẫu thuật
    4. 8.4. Chườm lạnh và sử dụng các biện pháp hỗ trợ
    5. 8.5. Sử dụng một số bài thuốc dân gian chữa đau khớp khuỷu tay
      1. 8.5.1. Sử dụng bài thuốc từ ngải cứu và rượu trắng
      2. 8.5.2. Bài thuốc từ cà tím
      3. 8.5.3. Áp dụng bài thuốc ngâm tay trong nước gừng ấm
      4. 8.5.4. Sử dụng lá lốt chữa đau khớp khuỷu tay
  9. 9. Lời khuyên của chuyên gia
    1. 9.1. Chế độ ăn uống
    2. 9.2. Chế độ sinh hoạt, vận động

1. Đau khớp khuỷu tay là gì?

Khuỷu tay là khớp phức tạp, nằm giữa cánh tay và cẳng tay. Đây là khớp có cấu trúc khá đặc biệt khi có tới ba xương cùng tham gia cử động, là xương cánh tay, xương trụ và xương quay của cẳng tay.

đau khớp khuỷu tay

Phần xương tròn ở khuỷu tay là nơi tập trung các cơ và gân nối của xương cánh tay, giúp cánh tay có thể dễ dàng cử động, co duỗi.

Đau khớp khuỷu tay là tình trạng viêm hoặc rách nhóm gân cơ duỗi tại chỗ bám vào mỏm trên lồi cầu phía ngoài xương cánh tay.

2. Nguyên nhân bệnh đau khớp khuỷu tay

Có nhiều nguyên nhân dẫ đến tình trạng đau xương khuỷu tay. Các bác sĩ chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân do tác động bên ngoài.

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

Hầu hết các trường hợp đau khuỷu tay do các mô mềm bị căng hoặc viêm như gân hoặc dây chằng. Đó có thể là hậu quả của một số bệnh lý điển hình như:

  • Viêm khớp khuỷu tay: Xảy ra khi khớp này bị đau và sưng. Thực tế, viêm khớp không xảy ra phổ biến ở khuỷu tay trừ khi trước đó bạn đã bị chấn thương chẳng hạn như bị gãy xương.
  • Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch mỏm khuỷu nằm ở mặt sau khớp khuỷu và có thể bị viêm do các chấn thương trực tiếp hay sử dụng khớp quá mức.
  • Mắc bệnh lý xương khớp khác: Bệnh viêm khớp khuỷu tay, viêm khớp dạng thấp, bong gân, chấn thương dây chằng, gân, cơ, viêm dây thần kinh cánh tay, trật khớp… dễ dẫn tới đau khớp khuỷu tay

2.2. Nguyên nhân do tác động bên ngoài

Vận động quá sức hay việc lặp đi lặp lại một động tác cũng có thể là nguyên nhân làm tổn thương đến khớp khuỷu tay. Cụ thể là:

– Chơi thể thao quá mạnh

đau khớp khuỷu tay 2

Chơi tennis dùng cánh tay quá sức

  • Chơi tennis: Thông thường là do dùng cánh tay quá sức, sai kỹ thuật khi chơi
  • Chơi golf: Các động tác như nâng vật nặng, ném, đánh bóng không đúng kỹ thuật cũng có thể khiến bạn bị đau khuỷu tay.

– Đặc thù nghề nghiệp

Các ngành nghề như thợ mộc, công nhân xí nghiệp, thợ sửa ống nước hoặc nghề yêu cầu lặp lại một động tác ở tay như nhân viên văn phòng cũng dễ bị đau khớp khuỷu tay.

Trong một số trường hợp, đau khớp khuỷu tay là hậu quả của quá trình hậu phẫu, sau chấn thương, mô mềm có thể hình thành sẹo.

>> Tìm hiểu thêm: Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3. Đối tượng có nguy cơ bị đau khớp khuỷu tay

Theo các chuyên gia về xương khớp, những nhóm đối tượng sau đây dễ mắc bệnh đau khuỷu tay hơn những người bình thường:

– Người chơi một số môn thể thao đặc thù

Những người chơi golf, ném bóng chày, chơi tennis, tập tạ hay võ sĩ quyền anh thường có các vấn đề ở khuỷu tay, có nguy cơ bị đau khớp khuỷu tay nhiều hơn.

– Người làm công việc đòi hỏi phải dùng cơ tay nhiều

Đầu bếp, họa sĩ, thợ mộc, công nhân xí nghiệp, thợ ống nước… có đặc trưng lặp lại cùng một loại chuyển động có thể gây ra tình trạng đau khớp khuỷu tay. Vấn đề họ thường gặp phổ biến nhất là bị viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay do lặp lại động tác cổ tay nên dẫn tới việc khớp khuỷu tay bị đau.

4. Triệu chứng đau khớp khuỷu tay

triệu chứng đau khớp khuỷu tay

Nhìn chung, người đau khớp khuỷu tay sẽ có các biểu hiện dễ nhận biết như:

  • Đau dữ dội, đau nhói khi di chuyển khuỷu tay, đặc biệt là chạm vào
  • Đỏ hoặc sưng và có cảm giác nóng rát ở phần xung quanh khuỷu tay
  • Hạn chế cử động, gặp khó khăn khi nâng vật, nắm chặt đồ vật hoặc làm các việc đơn giản như viết, đánh răng…

Ngoài ra, triệu chứng có thể khác biệt tùy vào vị trí viêm, cụ thể là:

  • Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài: Đây còn gọi là hội chứng đau khuỷu tay tennis. Biểu hiện ban đầu là những cơn đau nhẹ, sau nặng dần lên và xuất hiện cảm giác đau rát phần ngoài khuỷu, nhất là khi vận động cánh tay, cẳng tay.
  • Viêm mỏm trên cầu lồi trong (Còn gọi là hội chứng golf): Đau dọc phía trong khuỷu tay, thường kèm cảm giác căng cơ.

5. Đau khớp khuỷu tay có nguy hiểm không? 

Đau khớp khuỷu tay do chấn thương thông thường chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể thuyên giảm. Tuy nhiên khi không được phát hiện kịp thời, cơn đau kéo dài liên tục thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như viêm khớp khuỷu tay, viêm gân, viêm bao dịch hoạt, trật khớp, bệnh gout, bệnh lupus, bệnh lyme.

Những bệnh lý nguy hiểm này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh, gây dị tật, cảm nhận được xương chệch ra bên ngoài, đau nhức biến dạng khuỷu tay, gây đau hệ thống dây thần kinh.

6. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Ngay khi có những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên thăm khám kịp thời:

  • Tình trạng đau khuỷu tay không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng các biện pháp chữa trị tại nhà
  • Cơn đau dữ dội hơn, xuất hiện các vết sưng, bầm tím quanh khuỷu tay
  • Sốt cao, mệt mỏi
  • Giảm phạm vi hoạt động của tay và khuỷu tay
  • Xuất hiện dị tật rõ ràng ở khuỷu tay
  • Xương nhô ra
  • Không có khả năng mang vác vật nặng hoặc sử dụng cánh tay

7. Chẩn đoán đau khớp khuỷu tay

Bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra khuỷu tay của bạn và hỏi xem bạn đã từng bị chấn thương hay hoạt động mạnh ở khu vực cánh tay chưa. Ngoài ra, có thể làm các xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra thể chất: Bạn chỉ cần thực hiện một vài động tác nhỏ để giúp bác sĩ quan sát phản ứng và có các dấu hiệu bất thường nào không.
  • X-quang: Là phương pháp kiểm tra để nhận thấy các vấn đề về xương, viêm khớp hoặc gãy xương.
  • MRI: Chụp cộng hưởng từ cho ra hình ảnh chi tiết về các mô mềm xung quanh khớp như sụn, dây thần kinh, mao mạch và dây chằng. MRI có thể cho thấy tổn thương mô hoặc đau khớp khuỷu tay.
  • Điện cơ (EMG): Được thực hiện nhằm đo mức độ phản ứng của cơ bắp khi có dòng điện kích thích chạy qua.

8. Điều trị đau khớp khuỷu tay

Có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp khuỷu tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp.

8.1. Dùng thuốc Tây

Giúp làm giảm cơn đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp.

Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến, bao gồm:

– Thuốc giảm đau thông thường – Acetaminophen

– Thuốc chống viêm không steroid NSAID –Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen …

– Thuốc giãn cơ

Corticosteroid – có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch

– Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids

đau khớp khuỷu tay 6

Thuốc giảm đau

Mặc dù sử dụng thuốc giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng nhưng bạn có thể phải đối mặt với những tác dụng không mong muốn. Hơn nữa, việc dùng thuốc chỉ hỗ trợ điều trị – không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, bạn chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

8.2. Vật lý trị liệu

Ngoài việc dùng thuốc, vật lý trị liệu cũng được áp dụng để kiểm soát cơn đau khớp khuỷu tay và các triệu chứng khác. Dù mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng so với sử dụng thuốc tây nhưng hiệu quả kéo dài lâu hơn và ít phát sinh rủi ro.

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại sự linh hoạt ở khuỷu tay thông qua tập thể dục. Bạn nên cử động khuỷu tay (duỗi nhẹ nhàng) ít nhất một lần mỗi ngày và thực hiện các bài tập vận động nói chung.

Một số bài tập vật lý trị liệu dành cho người bị đau khuỷu tay:

  • Massage giảm đau
  • Liệu pháp nhiệt
  • Liệu pháp siêu âm
  • Kích thích dòng điện qua da

8.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các triệu chứng bệnh không cải thiện sau một năm điều trị. Phương pháp điển hình là nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở, thực hiện thông qua vết mổ trực tiếp trên khuỷu tay. Cả hai phương pháp này đều giúp loại bỏ mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ là người xác định liệu pháp phẫu thuật nào phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

8.4. Chườm lạnh và sử dụng các biện pháp hỗ trợ

Chườm lạnh: Nước đá giúp giảm sưng đau và giúp ngăn ngừa tổn thương mô. Sử dụng một túi nước đá (không được áp trực tiếp đá) hoặc đặt đá nghiền trong túi nhựa. Đặt lên khuỷu tay của bạn trong 15 đến 20 phút, 3 đến 4 lần mỗi ngày, theo chỉ dẫn.

Dùng nẹp, băng khuỷu tay: Quấn băng đàn hồi quanh khuỷu tay để giữ ấm và giúp chuyển động linh hoạt. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nẹp để cố định khớp khuỷu tay. Sử dụng nẹp giúp hỗ trợ giảm áp lực lên cánh tay khi bạn thực hiện một số hoạt động nhất định.

8.5. Sử dụng một số bài thuốc dân gian chữa đau khớp khuỷu tay

Các bài thuốc đông y chữa đau khớp được sử dụng khá phổ biến, mang lại hiệu quả tốt. Dưới đây là gợi ý một số bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện.

8.5.1. Sử dụng bài thuốc từ ngải cứu và rượu trắng

– Chuẩn bị: 100g lá ngải cứu, 2 chén rượu trắng

– Cách thực hiện:

  • Sao nóng ngải cứu và rượu trắng
  • Sau đó đắp hỗn hợp lên khuỷu tay bị sưng và cố định lại bằng vải
  • Đắp đến khi hết hơi ấm thì bỏ ra
  • Nên thực hiện kiên trì trong vòng 10 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

8.5.2. Bài thuốc từ cà tím

– Chuẩn bị: Cà tím 1 quả, nước lọc 1 lít.

– Cách thực hiện:

  • Thái khúc cà tím thành những miếng mỏng
  • Đun nước sôi thả cà tím đây vụng kín lại.
  • Ngâm cà tím trong nồi nước sôi tới khi nước nguội hoàn toàn.
  • Lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước.

Nước cà tím sau khi thu được chia làm 4 phần, uống 3 bữa trước khi ăn. Phần còn lại trộn với 50ml dầu olive nguyên chất sau đó khuấy đều, bảo quản trong tủ lạnh và dùng buổi tối khi đi ngủ bằng cách thoa một lớp mỏng lên vi khí khớp tổn thương và dùng băng gạc quấn lại giữ ấm.

8.5.3. Áp dụng bài thuốc ngâm tay trong nước gừng ấm

– Chuẩn bị: 2 lít nước, 2 củ gừng tươi, 20g muối hạt.

– Cách thực hiện:

  • Đun nước sôi sau đó thả gừng đã đập dập và muối và đậy lại trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó để nguội còn khoảng 50-60 độ C tiến hành ngâm trong 15-30 phút.

8.5.4. Sử dụng lá lốt chữa đau khớp khuỷu tay

– Chuẩn bị:

  • 5-10 lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi)
  • 2 bát nước

– Cách thực hiện:

  • Dùng lá lốt đem sắc với hai bát nước cho tới khi còn ½.
  • Chia nhỏ uống trong ngày
  • Nên uống khi còn ấm và sau bữa ăn tối.
  • Kiên trì thực hiện trong khoảng 10 ngày để thấy tác dụng rõ rệt.

9. Lời khuyên của chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh việc điều trị đau khớp khuỷu tay, người bệnh cần kết hợp với những bài tập cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt để phòng tránh bệnh tái phát. Cụ thể:

9.1. Chế độ ăn uống

Người bị đau khớp khuỷu tay nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như:

– Dầu cá và các thực phẩm giàu Omega-3

Hàm lượng axit béo omega-3 có trong dầu cá giúp chống viêm và đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân đau khớp. Ngoài ra, các thực phẩm giàu omega-3 khác cũng tốt cho xương khớp như các loài cá nước mặn gồm cá hồi, cá mòi; Các loại hạt: hạt lanh, hạt chia và đậu nành hữu cơ.

– Rau họ cải

đau khớp khuỷu tay 8

Rau họ cải

Rau họ cải chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn chứa chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

– Gia vị và thảo mộc

Củ nghệ và gừng là những gia vị được ghi nhận có ích trong việc chống viêm. Gừng được sử dụng khá nhiều trong ẩm thực Ấn Độ, còn nghệ được sử dụng trong y học cổ truyền châu Á vì đặc tính chống viêm của chúng.

– Trà xanh

Trà xanh là một trong những thức uống được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới và tác dụng tuyệt vời nhất của nó là kháng viêm hiệu quả.

– Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm như sữa, phô mai và trứng là nguồn giàu khoáng chất và vitamin nên cần được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị đau khớp khuỷu tay. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp phục hồi các gân bị viêm và cứng cơ.

Ngoài ra, cần lưu ý tránh rượu và các đồ uống chứa caffein, hạn chế ăn đường và đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn và chiên xào.

9.2. Chế độ sinh hoạt, vận động

  • Nên hạn chế vận động mạnh hay chơi các môn thể thao như: quần vợt, bóng bàn, chơi golf, tập tạ, gym…
  • Khi tập luyện cần sử dụng đúng thiết bị và đúng kỹ thuật, phù hợp với từng môn thể thao, đặc biệt là liên quan đến cánh tay
  • Tránh dựa toàn bộ cơ thể vào khuỷu tay trong thời gian dài (chẳng hạn bài tập chống đẩy)
  • Nghỉ ngơi sau khi mang vác đồ vật hoặc duỗi thẳng cánh tay trong thời gian dài
  • Luôn khởi động trước và sau khi bạn tập thể dục thể thao để làm nóng cơ bắp.

Đau khớp khuỷu tay không phải là bệnh lý nguy hiểm, có thể khắc phục và chữa khỏi nếu triệu chứng nhẹ. Hãy liên hệ ngay số hotline 0343 44 66 99 hoặc chat trực tiếp với chuyên gia của Tâm Bình để được giải đáp nếu có thắc mắc về bệnh này nhé!

XEM THÊM:

  • Viêm đau khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Đau khớp ngón tay, cổ tay – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
  • Gai xương cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân, uống thuốc gì khỏi bệnh?

Từ khóa » Cùi Trỏ Ngón Tay