Đâu Là điểm Yếu Dễ Bị Hacker Tấn Công Của Hệ Thống Tài Chính Ngân ...

Cảnh báo hệ thống bảo mật công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán
Yêu cầu rà soát, bảo đảm hoạt động của công ty tài chính
Đâu là điểm yếu dễ bị hacker tấn công của hệ thống tài chính ngân hàng?
Việt Nam là đích tấn công yêu thích của các hacker trên thế giới. Ảnh: ST

Hiện nay, xu hướng phát triển ngân hàng số trên thế giới và khu vực châu Á ngày càng phát triển mạnh mẽ và Việt Nam cũng đang dần hội nhập vào xu hướng này. Theo thống kê, năm 2021 hoạt động ngân hàng số đạt mức tăng trưởng cao như qua kênh Internet tăng 48,8% về số lượng và 32,6% về giá trị, qua kênh điện thoại di động tăng 76,2% và 87,5%, thanh toán qua QR code lên đến 200% so với 2020.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn còn gặp những thách thức về vấn đề an ninh mạng, bảo toàn tài sản cho khách hàng. Trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận 673.743 cuộc tấn công mạng, đứng thứ 21 trên thế giới. Do đó, việc đảm bảo an toàn trong giao dịch ngân hàng đã trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.

Ông Robert Trọng Trần, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn, lãnh đạo mảng Rủi ro công nghệ và An ninh mạng, Ernst & Young Việt Nam đánh giá, bên cạnh kết quả tích cực của hoạt động chuyển đổi số, các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề khá phổ biến là nguy cơ tấn công, vùng tấn công trong các ngân hàng cũng được mở rộng ra.

“Trước đây khi rút tiền người dân đều phải đến ngân hàng, nhưng nay có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, trên rất nhiêu thiết bị, điều này mở rộng thêm cơ hội cho hacker tấn công” – ông Robert Trọng Trần cho biết.

Bên cạnh đó, hiện tất cả ngân hàng đều kết nối với bên thứ 3 là fintech hoặc các đối tác khác và đây cũng là cơ hội cho kẻ xấu tấn công vào hệ thống ngân hàng. Bởi nhiều fintech là startup rất nhỏ nhưng có nhiều ý tưởng, tuy nhiên các startup ít quan tâm tới an ninh mạng.

Do đó, ông Robert Trọng Trần cho biết xu hướng tấn công hiện nay đều đến từ bên thứ 3, tức là tấn công từ phía đối tác chứ không trực tiếp từ ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng phải hiểu rẵng rủi ro của đối tác cũng là rủi ro của mình và khi kết nối với đối tác thì phải xem xét đánh giá mức độ rủi ro của đối tác để có giải pháp phù hợp.

Ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc IDG Việt Nam cũng đánh giá hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam còn nhiều kẽ hở. Điển hình như trong lĩnh vực bảo hiểm, so sánh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài và các đơn vị trong nước thì có khoảng cách khá lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.

TS. Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Đối tác chiến lược, Công ty Công nghệ An ninh mạng GTSC cho biết, Việt Nam luôn là đích tấn công yêu thích của các hacker trên thế giới. Nguyên nhân là do Việt Nam có số lượng người sử dụng internet rất nhiều. Việc có nhiều người dùng, có nhiều kết nối sẽ tạo không gian cho hacker tấn công. Trong khi đó, người dùng tại Việt Nam chưa có nhận thức và thói quen giữ an toàn cho các giao dịch online nói chung và các giao dịch tài chính nói riêng. Trên thực tế, có nhiều vụ tấn công có nguyên nhân là người tiêu dùng bị lừa vào các email giả mạo và các trang web lừa đảo.

Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính ngân hàng đều có quy mô lớn với hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các vùng miền, địa phương nên việc vận hành, bảo trì là thách thức lớn.

Từ khóa » Hacker Tấn Công Ngân Hàng