Đâu Là Giải Pháp Hiệu Quả Cho Chứng Sôi Bụng Tiêu Chảy?
Có thể bạn quan tâm
Sôi bụng tiêu chảy là một trong những tình trạng thường gặp, cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Nhiều người thường chủ quan với các dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời thì sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân của chứng sôi bụng tiêu chảy này cũng như cách xử lý là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
1. Nguyên nhân gây sôi bụng tiêu chảy
Quá trình tiêu hóa sẽ xuất hiện những cơn co cơ theo từng đợt sóng để co bóp thức ăn và đẩy khí ra ngoài. Tuy nhiên, khi đường ruột bị kích thích sẽ sinh ra những âm thanh ùng ục, ọc ọc khó chịu, hay còn gọi là “tiếng sôi bụng”. Tiếng bụng kêu là bình thường khi bạn đói. Nhưng sôi bụng cũng có thể là dấu hiệu của một số rối loạn nào đó.
Bạn sẽ thấy sôi bụng vào bất cứ thời điểm nào ở trong ngày. Hoặc sôi bụng tiêu chảy, kèm theo những triệu chứng khác như chán ăn, nôn, buồn nôn. Hiện tượng sôi bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: viêm đại tràng, viêm dạ dày ruột, bệnh crohn, hội chứng ruột kích thích… Những người không tiêu hóa được hết thức ăn hoặc ăn quá nhiều chất xơ khiến cơ thể sản sinh nhiều khí trong đường ruột, dẫn đến tiếng sôi bụng đầy hơi và tiêu chảy.
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sôi bụng tiêu chảy phải kể đến như:
1.1. Nhiễm khuẩn
Tác nhân hàng đầu gây ra chứng sôi bụng đầy hơi đó là do hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn. Các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, tấn công vào cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa như: Salmonella, Shigella, Giardia Lamblia… Trong số đó Rotavirus là loại thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất. Chúng đi vào đường ruột, tiêu diệt các lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ men vi sinh, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây lên tiêu chảy.
1.2. Do thực phẩm không hợp vệ sinh
Nguyên nhân đến từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng chất bảo quản hay không bảo quản thức ăn đúng cách dẫn đến bị ôi thiu, hư hỏng… cũng rất thường gặp. Thực phẩm không hợp vệ sinh sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, đi ngoài, sôi bụng và tiêu chảy.
>> Đọc ngay: Tiêu chảy ra nước – Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp nguy hiểm
1.3. Do tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến đường ruột, gây rối loạn hệ tiêu hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sôi bụng tiêu chảy.
1.4. Không dung nạp Lactose
Hội chứng không dung nạp Lactose sẽ khiến người bệnh có những biểu hiện như khó tiêu, buồn nôn, sôi bụng tiêu chảy… sau khi ăn uống sữa hay các chế phẩm từ sữa. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ.
1.5. Hấp thu Fructose
Fructose là một loại đường được tìm thấy trong các loại trái cây và mật ong. Đây là một loại đường tự nhiên được thêm vào một số đồ uống nhằm tạo vị ngọt. Với những người không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa loại đường này thì rất dễ dẫn đến bụng kêu òng ọc tiêu chảy.
1.6. Do bệnh lý
Sôi bụng tiêu chảy cũng có thể xảy ra với những người mắc các bệnh lý về đại tràng như đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mạn tính… Những vấn đề này vô hình chung sẽ tác động xấu đến quá trình tiêu hóa. Về lâu dài nếu không điều trị sẽ gây ra tình trạng sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
2. Triệu chứng sôi bụng tiêu chảy thường gặp
Một số dấu hiệu thường gặp của chứng sôi bụng tiêu chảy, đó là:
- Sôi bụng, bụng đau quặn từng cơn kèm tiêu chảy. Sau bữa ăn người bệnh thường bị sôi bụng, đau quặn và có chiều hướng tăng lên. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện trạng thái chướng bụng trên bên trái.
- Trung tiện nhiều, đi ngoài phân lỏng liên tục. Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề sẽ thường xuất hiện khí trong đường ruột, và cơ thể sẽ theo cơ chế tự đẩy ra ngoài, kèm theo các triệu chứng như đi phân lỏng, phân sống, không thành khuôn.
- Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, thậm chí nôn do rối loạn hệ tiêu hóa, mất cân bằng đường ruột.
- Đau bụng nhiều lần, có cảm giác như bị vướng ở cổ họng. Toàn thân mệt mỏi, không có sức, không có cảm giác thèm ăn, chán ăn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, môi và cổ họng khô do thiếu nước và điện giải.
3. Cách chữa khi bị sôi bụng tiêu chảy
Không ít người chủ quan trước những dấu hiệu của chứng sôi bụng đi ngoài. Tuy nhiên, với những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm. Dưới đây là một số cách để khắc phục tình trạng này.
3.1. Bổ sung nước và điện giải
Khi bị tiêu chảy cơ thể người bệnh sẽ mất nhiều nước qua mỗi lần đi ngoài. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm ngay lúc này là bổ sung nước và điện giải bằng Oresol. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sử dụng lượng oresol sử dụng cũng khác nhau. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách pha và liều dùng dung dịch Oresol cho bé.
3.2. Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy
Nếu sử dụng thuốc cầm tiêu chảy thì hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị, nhất là khi cơ thể đang thải hết virus và độc tố gây bệnh ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ thì thuốc kháng sinh cũng có những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của chúng. Một số loại thuốc thường dùng để cầm tiêu chảy như: Thuốc uống Loperamid dạng dung dịch có tác dụng chống tiêu chảy hay các loại thuốc khác như: Diphenoxylate, thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn, berberin, thuốc kháng tiết ở ruột non.
3.3. Phương pháp dân gian chữa sôi bụng tiêu chảy
Các phương pháp dân gian cũng được nhiều người sử dụng tại nhà để chữa chứng sôi bụng tiêu chảy như:
- Dùng dầu gió thoa vào phần lưng, bụng giúp giảm cơn đau, sôi bụng tiêu chảy
- Sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm ấm đặt lên bụng làm ấm dạ dày, giảm bớt tình trạng đau hay khó chịu
- Dùng tay massage bụng, xoa đều theo chiều kim đồng hồ từ rốn rồi lan sang toàn vùng bụng.
- Uống các loại trà thảo dược nóng như trà gừng nóng, trà quế, trà bạc hà, trà hoa cúc, trà xanh gừng mật ong….
3.4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Người thường xuyên bị sôi bụng tiêu chảy nên ăn những món ăn thanh đạm, dễ tiêu nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Trong đó, cháo là một trong những gợi ý hay dành cho người bị tiêu chảy. Món ăn này vừa đơn giản, dễ làm lại vừa cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng thiết yếu. Một số món cháo có thể tham khảo như cháo hoa, cháo gà, cháo cà rốt khoai tây, cháo gừng hạt sen…
Thực đơn hằng ngày nên bổ sung thêm sữa chua, thực phẩm giàu tinh bột và nên ăn nhiều những thực phẩm dễ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi sôi bụng đi ngoài, như:
- Gừng: Enzyme protease trong củ gừng giúp tiêu hóa thức ăn và chống dị ứng hiệu quả, kích thích nhu động ruột vừa phải, không gây co thắt quá mức, giúp chống táo bón, tiêu chảy, đầy hơi.
- Tỏi: Được ví như kháng sinh tự nhiên, ăn tỏi giúp ức chế sự phát triển của hại khuẩn, chống oxy hóa phục hồi chức năng tiêu hóa.
- Vỏ cam quýt: Vị cay tinh dầu, đắng, mùi thơm nhẹ có công dụng hành khí, cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy, chướng bụng…
- Tía tô: Có khả năng ức chế các vết viêm, cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, sôi bụng đi ngoài…
- Lá mơ: Chứa hợp chất ức chế vi sinh vật gây bệnh, hạn chế quá trình sinh khí trong đường ruột, giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Bên cạnh đó, người bị sôi bụng tiêu chảy nên hạn chế những loại thực phẩm gây tăng lượng khí sinh ra khi tiêu hóa, như:
- Các loại đậu, rau sống, cà chua, súp lơ, khoai tây, măng chua, mì ống.
- Thức ăn cay nóng, nhiều chất béo.
- Thức ăn tinh chế, chứa nhiều đường.
- Đồ uống có gas, cồn, nước ngọt, caffe.
3.5. Sử dụng men vi sinh
Để xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế tình trạng sôi bụng tiêu chảy thì sử dụng men vi sinh là một giải pháp hiệu quả. Bởi men vi sinh có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh tiêu chảy. Đồng thời còn có vai trò tăng cường sức đề kháng của đường ruột.
Loại men vi sinh chứa 2 thành phần lợi khuẩn là Probiotics và Prebiotics có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi đảm bảo phát huy được hiệu quả, bên cạnh đó còn an toàn lành tính, nhất là đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Chi tiết xem ở đây.
Do Probiotics là lợi khuẩn giúp tăng cường sự sinh sôi của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, thúc đẩy quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, dễ dàng. Ngoài ra, Probiotics cũng giúp tổng hợp các vitamin có lợi cho trẻ. Duy trì sức khỏe đường ruột ổn định và khỏe mạnh, dựa trên cơ chế cân bằng hệ vi sinh.
Còn Prebiotics là chất xơ hòa tan từ thực vật, có tác dụng giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được diễn ra thuận lợi và trơn tru hơn. Đẩy lùi được các vấn đề tiêu hóa thường gặp như khó tiêu, đầy hơi, táo báo, sôi bụng tiêu chảy.
Ngoài ra, men vi sinh cần có công nghệ sản xuất hiện đại, tối tân. Điều này rất quan trọng và quyết định khá nhiều đến chất lượng của men. Các lợi khuẩn trong men vi sinh phải tồn tại ở trạng thái sống và hoạt động cho tới khi vào đường ruột thì mới phát huy được hiệu quả. Công nghệ Lab2Pro có thể đáp ứng được những tiêu chí trên. Đây cũng là phương pháp được các bác sĩ và chuyên gia đánh giá cao.
3.6. Thăm khám bác sĩ
Khi gặp các dấu hiệu của chứng sôi bụng tiêu chảy, người bệnh nên theo dõi cơ thể sát sao, nếu gặp một trong các tình trạng sau thì hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên ngành thăm khám:
- Hiện tượng tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày mà không có chiều hướng giảm.
- Đau bụng với cường độ lớn, dữ dội, đau quặn có thể kèm theo buồn nôn, thậm chí là nôn.
- Tần suất đi ngoài cao khoảng hơn 10 lần/ngày, trong phân có lẫn máu, chất nhầy hoặc phân có màu đen.
- Môi khô khốc, không uống được nước, người mệt mỏi, suy nhược và mất nước nghiêm trọng.
- Sôi bụng tiêu chảy kèm theo sốt cao trên 38 độ C.
Sôi bụng tiêu chảy tuy không để lại những hậu quả nghiêm trọng ngay ở thời điểm hiện tại. Nhưng nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa và cả cơ thể. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà bài viết chia sẻ có thể giúp bạn nói lời tạm biệt với chứng sôi bụng tiêu chảy một cách hiệu quả!
Từ khóa » Sôi Bung
-
Lý Do Bạn Bị Sôi Bụng | Vinmec
-
Bụng Bị Sôi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Chuyên Gia Giải đáp!
-
Bị Sôi Bụng Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Làm Sao Hết?
-
Hay Sôi Bụng Là Do đâu?
-
Ợ Chua Sôi Bụng Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Tiết Lộ 6 Cách Chữa Sôi Bụng Vô Cùng đơn Giản Mà Hiệu Quả
-
Bụng Hay Bị Sôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào? - Tràng Phục Linh
-
Sôi Bụng Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Hay Bị Sôi Bụng Là Bệnh Gì? - Cách Chữa Hiện Tượng Sôi Bụng
-
Bụng Sôi Ùng Ục Liên Tục Là Bệnh Gì, Điều Trị Như Thế Nào?
-
Vì Sao Thường Xuyên Sôi Bụng?
-
Trẻ Bị Sôi Bụng: Nguyên Nhân Do đâu, Mẹ Nên Làm Thế Nào?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và đi Ngoài: Nguyên Nhân & Cách điều Trị
-
Viêm đại Tràng Sôi Bụng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Giải Pháp Khắc ...