Đâu Là Những Biểu Hiện Suy Giảm Tầng Ozon? - Dự Báo Thời Tiết

Những biểu hiện suy giảm tầng ozon đang ngày càng trở nên rõ nét hơn trên Trái Đất, thậm chí đã có sự xuất hiện của những lỗ thủng tầng ozon. Vậy nguyên nhân do đâu mà tầng ozon của chúng ta lại đi vào thảm cảnh này. Hãy cùng trang web Dự báo thời tiết Việt Nam làm rõ những thắc mắc này nhé. 

Suy giảm tầng ozon là gì?

Biểu hiện suy giảm tầng ozon đang ngày càng rõ rệt lên hành tinh xanh của chúng ta, trước khi đi vào tìm hiểu những nguyên nhân là do đâu. Trước hết chúng ta sẽ nói đến suy giảm tầng ozon thật sự là như thế nào. Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu. Đã có khoảng 5% ozon trong tầng bình lưu giảm đi từ những năm 1979 đến 1990. Sự suy giảm của tầng ozon có thể thay đổi phụ thuộc vào mùa và địa lý. Hiện tượng sụt giảm ozon ở vùng cực còn được gọi là lỗ thủng ozon. Tầng ozon vô cùng quan trọng đối với các sinh vật trên Trái Đất bởi nó ngăn chặn sự xâm nhập của tia cực tím, không cho nó xuyên qua bầu khí quyển. Vì thế mà sự suy giảm tầng ozon và sự xuất hiện của các lỗ thủng tầng ozon khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng. 

Sự suy giảm tầng ozon

Sự suy giảm tầng ozon

Nguyên nhân gây ra suy giảm tầng ozon

Nguyên nhân chính khiến cho tầng ozon trở nên suy giảm được xác định do các chất hoá học hình thành trong sản xuất nông - công nghiệp hay giao thông vận tải, đặc biệt là chất làm lạnh halocarbon, các dung môi, thuốc phóng, v.v. gọi chung là các chất suy giảm tầng ozon (ODS). Sự gia tăng của các chất này được đưa vào tầng bình lưu, từ đó làm cho sự suy giảm tầng ozon trở nên nghiêm trọng hơn. 

Những biểu hiện suy giảm tầng ozon 

Những biểu hiện sự suy giảm tầng ozon đang ngày càng rõ nét, nó ảnh hưởng không chỉ lên không khí, các loài sinh vật mà cả với con người và để lại những hậu quả vô cùng đáng e ngại. 

Sự suy giảm tầng ozon và sự xuất hiện của những lỗ thủng tầng ozon khiến sự thâm nhập của tia cực tím vào Trái Đất trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi con người chịu quá nhiều sự tác động của sự suy giảm tầng ozon thì hệ thống miễn dịch của con người trở nên kém đi, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ dễ bị mắc bệnh hơn trước đây rất nhiều ví dụ ung thư da, sự hình thành của các khối u ác tính, và các bệnh về mắt nếu tiếp xúc quá nhiều với tia UV. 

Sự thay đổi của thảm thực vật cũng nguyên do ít nhiều là do sự ảnh hưởng của việc suy giảm tầng ozon. Sự thay đổi này chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường mà phải thông qua sự đánh giá nhiều yếu tố như tốc độ phát triển, thành phần dưỡng chất trong thực vật,...Bên cạnh đó hệ sinh thái cũng phải hứng chịu những hậu quả này, hiện tượng này gây ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái biển, sự gia tăng của tia UV làm ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và sinh sản của các loài sinh vật biển như tôm, cua, cá,...

Biểu hiện sự suy giảm tầng ozon còn có thể tìm thấy thông qua sự giảm chất lượng của không khí, lượng bức xạ tử ngoại UV-B tăng lên sẽ làm tăng các phản ứng hoá học gây ra hiện tượng ô nhiễm khí quyển. Hơn nữa, nó cũng góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. 

Những biểu hiện của suy giảm tầng ozon

Những biểu hiện của suy giảm tầng ozon

Xem thêm: Bão mặt trời và sự ảnh hưởng của bão mặt trời lên Trái Đất

Những biện pháp cơ bản để khắc phục

Để giải quyết được tình trạng chúng ta cần phải bắt đầu từ nguyên nhân gây ra nó. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng một trong những biện pháp ưu tiên hàng đầu là hạn chế sự phát sinh và gia tăng của các chất ODS (các chất làm suy giảm tầng ozon). Hạn chế việc đi lại bằng các phương tiện cá nhân thay vào đó là sử dụng các phương tiện công cộng bởi chúng sẽ giảm lượng chất thải thải ra môi trường. Ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì đèn điện bất cứ khi nào có thể. Trong việc lựa chọn các sản phẩm gia dụng nên ưu tiên các sản phẩm có ghi trên bao bì "không có CFC" và đặc biệt hạn chế sử dụng bao bì bằng nilon, nhựa xốp, v.v. 

Bên cạnh việc thay đổi hành vi và thói quen cá nhân để góp phần bảo vệ tầng ozon chúng ta cũng nên có những biện pháp bảo vệ chính mình trước sự ảnh hưởng của tình trạng này bằng cách luôn che chắn bản thân, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Hãy đeo kính râm, đội mũ nón, mang áo tay dài khi ra đường để đảm bảo cơ thể ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhất có thể. Những biểu hiện suy giảm tầng ozon luôn mang những nguy hiểm tiềm tàng do đó, chúng ta phải luôn ghi nhớ việc bảo vệ bản thân và cả chung tay góp phần bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất. 

Cách khắc phục tình trạng suy giảm tầng ozon

Cách khắc phục tình trạng suy giảm tầng ozon

Việt Nam đối diện với sự suy giảm tầng ozon 

Trước những biểu hiện suy giảm tầng ozon đang ngày càng rõ nét, Việt Nam cũng đã có những đóng góp tích cực trong việc chung tay vào bảo vệ ozon bằng việc tham gia và ủng hộ cho Nghị định thư Montreal. Nghị định nói về các chất làm suy giảm tầng ozon và hướng đến việc thu hẹp các lỗ thủng tầng ozon. Cho đến nay nước ta luôn cố gắng hết sức trong việc kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon theo lộ trình mà nghị định thư đưa ra. Và Việt Nam đã dần loại bỏ được các chất góp phần làm suy giảm tầng ozon như: CFC, Halon, CTC từ năm 2010, ngăn cấm sử dụng methyl bromide không phục vụ kiểm dịch và khử trùng hàng xuất khẩu. 

Tiếp nối những thành tích đã làm được, trong giai đoạn 2020-2025 Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn Việt Nam nỗ lực trong việc loại trừ 35% mức tiêu thụ của các chất HCFC. Theo đó cũng đưa ra lộ trình cắt giảm lượng sử dụng các chất HFC trong giai đoạn 2021 đến 2045. Một trong những bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong công tác quản lý bảo vệ tầng ozon là chúng ta đã luật hóa được các quy định về bảo vệ tầng ozon vào Luật bảo vệ môi trường năm 2020. Vì thế mà luật đã có nhiều điểm đổi mới như: bổ sung thêm những nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ozon; đưa ra những quy định chi tiết hơn các hoạt động giảm nhẹ việc thải khí nhà kính,...Bên cạnh đó, các nguyên tắc quản lý và sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước trong quản lý các chất cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn.  

Từ khóa » Nguyên Nhân Hiện Tượng Suy Giảm Tầng Ozon