Đấu Loa âm Trần Dễ Dàng Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Để tất cả các loa âm trần trong hệ thống loa có thể hoạt động cùng lúc thì chúng ta phải kết nối chúng lại với nhau. Đấu loa không phải là một việc khó khăn nhưng nếu không nắm chắc kĩ thuật thì rất dễ dẫn đến mất tín hiệu, chập mạch,… Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đấu loa âm trần sao cho chuẩn nhất.

Các phương pháp đấu loa âm trần

Ở loa âm trần sẽ có cực âm và cực dương. Cực âm được kí hiệu là COM, cực dương sẽ ghi số W

Có 3 phương pháp đấu loa âm trần đó là đấu loa nối tiếp, song song và kết hợp của hai phương pháp. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cách đấu loa của từng phương pháp và ưu nhược điểm của chúng.

Đấu loa âm trần nối tiếp

Ở phương pháp đấu loa nối tiếp, cực âm của loa này sẽ đấu vào cực dương của loa kia lần lượt cho đến cái loa cuối.

đấu loa âm trần theo phương pháp nối tiếp
đấu loa âm trần theo phương pháp nối tiếp

Ưu điểm:

  • Đấu loa theo phương pháp này vô cùng dễ dàng và cực kì nhanh
  • Khi sử dụng hệ thống sẽ bật đồng bộ tất cả các loa cùng lúc, thích hợp sử dụng khi số lượng loa không lớn.

Nhược điểm:

  • Nếu khi có một loa nào bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống loa, khó xác định được vị trí hỏng để tiến hành sửa chữa.
  • Tiêu tốn nhiều điện năng, gây tăng chi phí khi sử dụng

Đấu loa âm trần song song

Các cực cùng dấu sẽ được nối nhau, cực âm của các loa sẽ được nối với dây âm của dây tín hiệu, cực dương sẽ được nối với dây dương.

đấu loa âm trần theo phương pháp song song
đấu loa âm trần theo phương pháp song song

Ưu điểm:

  • Lắp đặt rất dễ dàng.
  • Khi có một loa bị hỏng sẽ không bị ảnh hưởng đến những chiếc khác, dễ dàng tìm ra vị trí hỏng để tiến hành sửa chữa.
  • Dễ dàng phân chia và quản lí hệ thống loa theo vùng, thích hợp với hệ thống loa phức tạp và nhiều loa.
  • Đây là phương pháp đấu loa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Nhược điểm:

  • Điện trở của các loa phải đủ lớn để đảm bảo dòng điện chạy qua không làm hư hại hay quá tải trong quá trình sử dụng.
  • Tiến hành khá mất thời gian và tốn kém một lượng lớn dây sử dụng.
  • Cần sử dụng dây tín hiệu cao cấp chuyên dụng có thể chịu được dòng điện lớn đi qua.

Đấu loa nối tiếp kết hợp song song

Có thể kết hợp cả hai phương pháp này khi đấu loa tùy theo nhu cầu sử dụng và thiết kế sao cho hợp lý nhất. Thường được sử dụng ở các hệ thống âm thanh lớn và phức tạp ở các tòa nhà, khu công nghiệp, âm thanh nhà xưởng,…

Đấu loa nối tiếp kết hợp song song
Đấu loa nối tiếp kết hợp song song

Những dụng cụ cần thiết để tiến hành đấu loa âm trần

Cần chuẩn bị đủ các dụng cụ sau để đấu loa một cách thuận tiện nhất:

  • Bút thử điện
  • tua vít
  • Kéo, kìm cắt dây chuyên dụng
  • Băng dính cách điện

Nguyên tắc đấu loa âm trần

Sau đây là một vài nguyên tắc cần tuân thủ khi tiến hành đấu loa để đảm bảo thiết bị có thể vận hành bình thường, hoạt động ổn định bền bỉ nhất:

  • Khi đấu loa âm trần, chúng ta kéo một dây dẫn duy nhất từ amply đến lần lượt các loa và tiến hành đấu trên cùng một dây chứ không phải mỗi loa cần một dây dẫn riêng nối đến amply.
  • Đấu dây riêng biệt sử dụng cho việc phân vùng loa như phân vùng ở từng phòng hay từng tầng khác nhau, hoặc trong một hội trường có rất nhiều loa và bạn muốn phân vùng chúng để dễ dàng thao tác điều khiển âm thanh theo ý muốn.
  • Việc đấu loa âm trần không giới hạn số lượng loa nhưng lưu ý chọn amly cho hệ thống loa phải đảm bảo được công suất của amply lớn hơn tổng công suất của các loa thì hệ thống mới có thể hoạt động bình thường được.

Loa âm trần ASIMA CX-610M

Một vài lưu ý khi đấu loa âm trần

Có một số điều bạn nên lưu ý khi đấu loa để đảm bảo việc sử dụng loa ổn định và an toàn như sau:

  • Nên lựa chọn loại loa âm trần chất lượng cao, có khả năng chống chịu nhiệt độ, độ ẩm và có hộp bảo vệ là tốt nhất, bởi khi lắp trên trần thì thường nhiệt độ sẽ cao hơn nhiều ở những vị trí khác và rất có nguy cơ bị côn trùng, động vật gặm nhấm như chuột nhòm ngó cắn dây hoặc làm tổ trong loa, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của loa và hỏng loa.
  • Tương tự dây loa âm trần cũng cần được bọc bảo vệ để tránh chuột hay các loài động vật cắn.
  • Cần sử dụng dây dẫn tín hiệu chuyên dụng để đấu loa chứ không nên sử dụng dây điện bình thường. Bởi dây dẫn cho đấu loa cần là loại dây chất lượng cao, chịu được dòng điện lớn chạy qua nên nếu sử dụng dây điện thông thường sẽ dẫn đến không đảm bảo tín hiệu cho các loa hoạt động bình thường được.
  • Đi dây tín hiệu gọn gàng để thuận tiện cho việc lắp đặt sửa chữa sau này.
  • Tại vị trí các mối nối nên quấn băng dính cách điện, chống trường hợp các mối nối chạm vào nhau gây chập mạch và cháy nổ rất nguy hiểm.

Cách đấu dây loa âm trần TOA

TOA là dòng loa âm trần được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi chất lượng sản phẩm ổn định cùng giá cả phải chăng. Có rất nhiều thắc mắc được gửi đến cho chúng tôi về cách đấu dây cho loại loa này, vì thế chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách đấu dây loa âm trần TOA

Trên loa âm trần TOA sẽ có cực âm COM là dây màu trắng, cực dương là dây màu đen và có 3 vị trí để nối dây dương, mỗi vị trí ứng với một mức công suất khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà đấu vào mức công suất mong muốn.

  • Với phương pháp đấu nối tiếp, tiến hành nối dây dương của loa với dây âm của dây tín hiệu, dây âm của loa sẽ được nối vào cực dương của loa tiếp theo và cứ thế nối tiếp cho đến cái loa cuối cùng
  • Với phương pháp đấu song song, cực âm của loa nối vào dây âm, cực dương vào dây dương.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách đấu loa âm trần, tiêu chuẩn kỹ thuật và những lưu ý khi đấu loa. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ đem đến những điều bổ ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về lắp đặt loa âm trần. Nếu bạn còn có thắc mắc gì hãy liên hệ với Lạc Việt Audio qua số điện thoại 0982 655 355  chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của bạn,

Chúc các bạn có một ngày tốt đẹp!

Từ khóa » đấu Loa âm Trần