Đau Lưng Bên Trái - Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
Đau lưng bên trái gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng, người bệnh có thể phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu khác. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và cách điều trị là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
5/5 - (104 bình chọn)- 1. Đau lưng bên trái là gì?
- 2. Các vị trí đau lưng trái thường gặp
- 3. Triệu chứng đau lưng bên trái
- 4. Nguyên nhân gây đau lưng bên trái
- 4.1. Tổn thương mô mềm
- 4.2. Sai tư thế gây đau lưng bên trái
- 4.3. Đau lưng trái do các bệnh lý về xương khớp
- 4.3.1. Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng bên trái
- 4.3.2. Viêm khớp
- 4.3.3. Gai xương cột sống
- 4.3.4. Đau thần kinh tọa
- 4.3.5. Viêm khớp cùng chậu
- 4.3.6. Vẹo cột sống
- 4.3.7. Khối u cột sống
- 4.4. Bệnh thận
- 4.5. Hệ quả của bệnh lý tiêu hóa
- 4.6. Đau vùng lưng bên trái do bệnh phổi
- 4.7. Bệnh lý phụ khoa gây đau lưng
- 4.8. Mang thai
- 5. Đau lưng bên trái có nguy hiểm không?
- 6. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
- 7. Khi nào nên tới gặp bác sĩ?
- 8. Chẩn đoán
- 9. Điều trị đau lưng bên trái
- 9.1. Sử dụng đai đeo chuyên dụng
- 9.2. Chườm giảm đau lưng trái
- 9.3. Xoa bóp
- 9.4. Thuốc tây
- 9.5. Bài thuốc dân gian
- 9.6. Bài tập hỗ trợ giảm đau lưng
- 9.7. Vật lý trị liệu
- 9.8. Phẫu thuật
- 10. Cách phòng tránh
1. Đau lưng bên trái là gì?
Hầu hết ai cũng sẽ gặp phải tình trạng đau lưng ít nhất một lần ở thời điểm nào đó trong cuộc đời. Đau lưng bên trái là tình trạng cơn đau chỉ xảy ra ở phần phía bên trái của lưng. Nó có thể xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với các dấu hiệu khác. Vị trí đau ở thể là ở trên, ở giữa hoặc dưới phía lưng bên trái. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội.
Theo thời gian, người ta có thể phân ra thành cơn đau cấp tính và mạn tính. Đau lưng cấp tính là cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài trong thời gian ngắn, thường là do vận động quá mức, chấn thương. Cơn đau kéo dài, lặp đi lặp lại được coi là mạn tính thường bắt nguồn từ các bệnh lý.
2. Các vị trí đau lưng trái thường gặp
Vùng lưng bên trái có thể chia thành nhiều vị trí và ở mỗi một phần sẽ liên quan tới các bệnh lý khác nhau. Có thể thấy các cơn đau thường gặp ở:
- Đau lưng trái dưới bả vai
- Đau lưng bên trái gần eo
- Đau lưng trái gần mông
- Đau thắt lưng bên trái lan xuống mông
- Đau lưng bên trái phía dưới
- Đau nửa lưng bên trái
Trong đó, đau thắt lưng bên trái là trường hợp thường gặp nhất. Lý do là vùng thắt lưng là nơi chịu phần lớn lực từ trọng lượng cơ thể và hoạt động hàng ngày.
3. Triệu chứng đau lưng bên trái
Về mức độ, tần suất và vị trí cơn đau mỗi người mỗi khác. Có người chỉ đau lưng nhưng cũng có người đi kèm với các triệu chứng khác.
- Cơn đau có thể được miêu tả là đau buốt, đau nhói, châm chích.
- Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng hoặc dữ dội, bùng phát theo đợt.
- Căng cứng cơ
- Giảm độ linh hoạt của lưng .
- Tê yếu các chi
4. Nguyên nhân gây đau lưng bên trái
Nguyên nhân của các cơn đau mỏi lưng bên trái phụ thuộc vào vị trí chính xác của cơn đau, mức độ đau và thời điểm xuất hiện. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản.
4.1. Tổn thương mô mềm
Đau một bên lưng trái có thể do các chấn thương cơ, khớp, đĩa đệm cột sống. Tình trạng căng cơ, bong gân có thể xảy ra trong khi chơi thể thao, làm việc đòi hỏi thể lực cao hoặc do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Nhiều người có thể căng cơ lưng hoặc dây chằng khi ho hoặc hắt hơi. Bên cạnh đó, việc hoạt động với cường độ cao, quá sức phần lưng sẽ tạo áp lực lớn gây căng cơ làm đau lưng.
Một số trường hợp đau lưng bên trái dưới bả vai do bị căng cơ hình thang hoặc cơ hình thoi nằm xung quanh bả vai và vùng lưng trên. Những cơn đau này thường đau nhói lưng bên trái, có thể xảy ra ở một vùng cụ thể của lưng hoặc lan rộng hơn.
Tổn thương mô mềm có thể đi kèm với sưng, co thắt cơ, đau nhiều hơn khi chuyển động, giảm tầm vận động của lưng. Tuy nhiên trường hợp này thường đáp ứng khá tốt với các biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc.
4.2. Sai tư thế gây đau lưng bên trái
Trong sinh hoạt, lao động nhiều người bị sai tư thế mà không hề biết rằng nó chính là yếu tố làm khởi phát các cơn đau lưng. Ngồi quá lâu, duy trì một tư thế trong thời gian dài có thể gây căng cơ ở lưng trên ở một hoặc hai bên, thậm chí toàn lưng dưới.
4.3. Đau lưng trái do các bệnh lý về xương khớp
Các bệnh lý về xương khớp chính là câu trả lời phổ biến cho đau lưng bên trái là bệnh gì. Những bệnh về cột sống và các khớp liên quan sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới lưng và gây ra các cơn đau.
4.3.1. Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng bên trái
Nhân nhầy đĩa đệm ở giữa mỗi đốt sống lưng có thể bị thoát ra khỏi vị trí thông thường, chèn ép vào dây thần kinh gây đau. Nếu nhân nhầy chèn ép về phía bên trái thì người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau tức và tê lưng bên trái. Do đĩa đệm chèn vào dây thần kinh nên có thể người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê bì các vùng mà dây thần kinh đi qua.
4.3.2. Viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng các mô khớp bị viêm làm giảm độ linh hoạt và cứng khớp. Bệnh thường bắt gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra ở các khớp có liên quan tới vùng lưng gây tức lưng bên trái.
4.3.3. Gai xương cột sống
Gai cột sống là tình trạng hình thành phần xương nhô ra ở cột sống gây đau lưng và cứng khớp. Gai cột sống cổ thường chèn ép dây thần kinh và đau vùng lưng trên kèm theo tê, yếu cánh tay.
4.3.4. Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa được nối từ phần dưới thắt lưng xuống tới chân. Do đó, người bệnh có thể đau thắt lưng bên trái lan xuống chân. Nó có thể đến từ từ hoặc dữ dội, đặc biệt sau khi mang vác vật nặng ở thắt lưng bên trái gần mông.
4.3.5. Viêm khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu là khớp nối xương hông với phần dưới của cột sống. Khi khớp cùng chậu bên trái bị viêm sẽ gây đau nhức âm ỉ vùng thắt lưng dưới bên trái. Cơn đau có thể lan xuống mông, đùi trái.
4.3.6. Vẹo cột sống
Đây là tình trạng cột sống bị mất đi đường cong tự nhiên. Nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, dẫn tới đau lưng, gây chèn ép lồng ngực, tim, phổi.
Bênh cạnh các bệnh lý kể trên, đau lưng phía bên trái còn có thể do gù cột sống, gãy đốt sống, hẹp ống sống.
4.3.7. Khối u cột sống
Dù đây là trường hợp khá hiếm gặp nhưng cũng không thể bỏ qua. Vị trí phổ biến của các khối u cột sống là ở vùng lưng trên và lưng giữa. Khối u ở cột sống có thể chèn ép vào các mô, dây thần kinh gây đau một bên lưng. Các triệu chứng đi kèm là sụt cân đột ngột, sốt, đi lại khó khăn.
4.4. Bệnh thận
Một số bệnh lý như suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận, nhiễm trùng thận… có thể gây đau ở lưng bên trái gần mông do đó là vị trí của thận. Đi kèm với đó là đi tiểu liên tục, tiểu buốt, đau buốt lan từ lưng bụng xuống cơ quan sinh dục, người cảm thấy mệt mỏi.
Trong đó, nhiễm trùng thận có thể xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sỏi thận là tình trạng chất khoáng tích tụ trong thận với biểu hiện phổ biến là đau nhói, dữ đội lưng phía dưới bên trái hoặc bên phải, nước tiểu có máu.
4.5. Hệ quả của bệnh lý tiêu hóa
Nhiều người không ngờ rằng các bệnh lý về tiêu hóa có thể là lý do gây đau lưng. Đó có thể là bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy… Các căn bệnh này gây đau bụng bên trái. Cơn đau có thể lan ra đau lưng sau bên trái, gần mông kèm theo các biểu hiện cụ thể của từng bệnh như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, sốt, nôn… Đặc biệt đối với viêm tụy, người bệnh bị sụt cân, phân nhờn, có mùi hôi.
4.6. Đau vùng lưng bên trái do bệnh phổi
Một số bệnh lý thường gặp như viêm phổi, lao phổi, phổi có khối u… cũng nằm trong danh sách các nguyên nhân. Trong trường hợp tổn thương phổi nặng, cơn đau kèm theo tràn dịch màng phổi, xuất huyết phổi, khó thở, ho dai dẳng, đau rát từ trước ngực ra sau.
4.7. Bệnh lý phụ khoa gây đau lưng
Các cơn đau lưng có thể xuất hiện khi người bệnh bị u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung… Và đau lưng bên trái ở phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung gây đau thắt lưng bên trái. Cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn khi tới kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục.
U xơ tử cung chỉ một hoặc một vài khối u lành tính phát triển trong thành tử cung. Triệu chứng của bệnh là đau thắt lưng, đầy bụng dưới, đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ.
4.8. Mang thai
Bà bầu cũng gặp phải đau lưng trái do thay đổi nội tiết tố diễn ra mãnh liệt cùng sự gia tăng về cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Thường sự gia tăng hormone gây đau lưng trái ở phụ nữ mang thai là hormone relaxin. Việc đau lưng khi mang thai là một tình trạng bình thường, bà bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơn đau gây quá nhiều phiền toái cho bà bầu hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.
5. Đau lưng bên trái có nguy hiểm không?
Không chỉ là những cơn đau thoáng qua, người bệnh sẽ có thể phải đối mặt với đau lưng mạn tính nếu chủ quan không chữa trị. Biến chứng của đau lưng bên trái dạng đau mạn tính còn ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất khi làm người bệnh mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng do mất ngủ.
Ngoài ra, nếu đau lưng trái xuất phát từ bệnh lý khác mà không được điều trị thì các bệnh lý này có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng. Các bệnh lý xương khớp kéo dài, tiến triển có thể gây biến dạng khớp, thậm chí tàn phế. Đối với các khối u, sỏi thận có thể đe dọa tới tính mạng. Suy giảm vận động do đau lưng trái cũng là tiền đề, yếu tố làm gia tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, xương khớp…
6. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
Việc xác định nhóm đối tượng này có ý nghĩa trong hỗ trợ dự phòng và chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, không vì thế mà những đối tượng khác có thể chủ quan.
Dưới đây là một số đối tượng cần đặc biệt lưu tâm tới các cơn đau vùng lưng phía bên trái:
- Người bị chấn thương vùng lưng.
- Người có đặc thù công việc phải đứng, ngồi lâu trong một tư thế.
- Người tập luyện thể dục thể thao cường độ cao.
- Người mắc các bệnh lý về xương khớp, bệnh thận, bệnh phổi, tiêu hóa, phụ khoa.
- Phụ nữ có thai.
7. Khi nào nên tới gặp bác sĩ?
Trong trường hợp khẩn cấp và bệnh lý, đau lưng trái nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Do vậy nếu bạn gặp phải tình trạng đau lưng kéo dài trên 3 ngày và kèm theo một trong số các triệu chứng sau nên tiến hành thăm khám:
- Đau nhức dữ dội hoặc cơn đau không có dấu hiệu suy giảm dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
- Cơn đau lan xuống chân kèm yếu cơ, giảm khả năng vận động chân.
- Khó thở
- Chóng mặt
- Buồn nôn, nôn
- Sốt, ớn lạnh
- Người mệt mỏi
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Đau lưng trái dẫn tới đại tiểu tiện không tự chủ là một triệu chứng nghiêm trọng cần được thăm khám ngay.
Nhìn chung, nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, đặc biệt là sau chấn thương, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên tới gặp bác sĩ ngay thay vì đợi các triệu chứng diễn biến nặng hơn.
8. Chẩn đoán
Để xác định những cơn đau lưng của bạn xuất phát từ nguyên nhân nào, bác sĩ sẽ cần thực hiện một số biện pháp như:
- Hỏi người bệnh về các triệu chứng, chấn thương gần đây, tình trạng bệnh lý đã và đang gặp phải, đặc thù công việc.
- Xem xét các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra tầm vận động.
- Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh xương về cấu trúc, hình dáng.
- Chụp CT: Phương pháp này sử dụng tia X để thu thập các hình ảnh lát cắt. Chụp CT thường được chỉ định trường hợp nghi ngờ đau lưng do nhiễm trùng, chấn thương, khối u.
- Chụp MRI: Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến từ trường để cung cấp hình ảnh rõ nét về xương, cơ, mạch máu, thần kinh. Chụp MRI có thể giúp phỏng đoán các biến chứng có thể xảy ra.
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu: Dùng để phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng.
9. Điều trị đau lưng bên trái
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm bớt triệu chứng. Đối với những cơn đau cấp tính, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng. Đây chính là khoảng thời gian để vùng lưng của bạn cảm thấy dễ chịu hơn, ngăn cơn đau thêm tồi tệ. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi không nên kéo dài vì sẽ khiến xương khớp mất đi độ linh hoạt. Bạn có thể bắt đầu bằng các chuyển động đơn giản sau đó tăng dần cường độ.
9.1. Sử dụng đai đeo chuyên dụng
Đai đeo sẽ tạo điều kiện cho cơ thể được nghỉ ngơi, giảm bớt những tác động khiến cơn đau nghiêm trọng. Để lựa chọn được loại đai phù hợp hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường việc sử dụng đai đeo sẽ được kết hợp với dùng thuốc.
9.2. Chườm giảm đau lưng trái
Bên cạnh việc nghỉ ngơi khi xuất hiện cơn đau, người bệnh có thể chườm để giảm đau. Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng trong khi đó chườm nóng sẽ thư giãn cơ và tăng cường lưu thông máu. Thời gian chườm là 15 – 20 phút/lần. Để tránh bị bỏng, bạn nên chú ý tới nhiệt độ nóng cũng như không để đá tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt da.
9.3. Xoa bóp
Massage sẽ hỗ trợ cải thiện cơn đau, giãn cơ, nâng tầm vận động cho người bị đau lưng. Người bệnh cũng có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên vì bạn không thể tự thực hiện phương pháp này nên hãy xoa bóp tại các cơ sở uy tín, đã được cấp phép để đảm bảo an toàn.
9.4. Thuốc tây
Để giảm bớt đau nhức cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol: Giúp giảm cảm giác đau tại lưng nhưng không tác động vào căn nguyên gây bệnh như tình trạng viêm, nhiễm trùng…
- Thuốc nhóm Opioid: Được sử dụng trong trường hợp đau trung bình và nặng
- Thuốc uống giảm đau, chống viêm: Ibuprofen, Naproxen… Các loại thuốc này giúp giảm tình trạng viêm nhiễm từ đó giảm cảm giác đau nhức.
- Thuốc xịt, kem bôi, gel bôi, miếng dán giảm đau tại chỗ: Dùng ngoài da giúp giảm cảm giác đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây kích ứng da như mẩn đỏ, nóng tại vùng bôi.
- Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng: Giúp giảm đau và chống viêm trong trường hợp cơn đau dữ dội khiến người bệnh không thể chịu đựng được.
- Thuốc giãn cơ: Baclofen, Decontractyl… giảm tình trạng căng cứng của cơ.
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc có thể được chỉ định cho trường hợp đau mạn tính. Loại thuốc này được cho rằng có khả năng tác động tới các dẫn chất hóa học ảnh hưởng tới tín hiệu đau trong cơ thể.
Lưu ý là các thuốc này cần sử dụng dưới sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc sẽ dẫn tới những tác hại khôn lường. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc nếu cơ thể có biểu hiện bất thường hãy thông báo ngay với bác sĩ.
9.5. Bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian là cách để chữa đau lưng bên trái tại nhà. Ưu điểm của chúng là tiết kiệm chi phí, đơn giản lại lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được tùy thuộc cơ địa của từng người và thường chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ. Hơn nữa, việc chuẩn bị cũng như chờ đợi tác dụng của các mẹo dân gian này cũng tốn khá nhiều thời gian.
- Chườm ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo. Rang nóng ngải cứu với muối. Bọc hỗn hợp vào khăn sạch rồi chườm lên vùng lưng bị đau.
- Đắp lá lốt, ngải cứu, giấm: Lá lốt được cho là có khả năng giảm đau viêm. Kết hợp với ngải cứu sẽ giúp gia tăng tác dụng. Lấy một lượng ngải cứu và lá lốt bằng nhau, rửa sạch và giã nát, cho thêm giấm trắng. Chưng nóng hỗn hợp này rồi chườm lên vùng lưng trong 15 phút.
- Xoa bóp bằng rượu gừng: Gừng tươi rửa sạch, để ráo rồi đập dập. Ngâm gừng với rượu trắng. Sau 3 ngày có thể dùng rượu gừng này để xoa bóp vùng lưng bị đau.
- Uống nước sắc cây xấu hổ: Lấy một nắm rễ cây xấu hổ rửa sạch. Sau đó để ráo rồi sao vàng và sắc lấy nước để uống.
9.6. Bài tập hỗ trợ giảm đau lưng
Một số bài tập được cho là có khả năng hỗ trợ giảm bớt cảm giác đau nhức, giãn cơ và tăng độ linh hoạt cho xương khớp. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, huấn luyện viên chuyên nghiệp trước khi bắt đầu tập luyện.
Bài tập nâng chân tay
Bài tập này đòi hỏi sự kết hợp của toàn bộ cơ thể, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và phạm vi chuyển động.
- Bắt đầu với tư thế chống tay chân với đầu gối và lòng bàn tay chạm sàn. Đầu gối dưới hông và bàn tay dưới vai.
- Từ từ nâng cao cánh tat phải và chân trái lên vị trí song song với mặt sàn. Giữ tư thế trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tư thế cây cầu
Tư thế này tác động làm phần lưng dưới cũng như tác động tốt cho vùng cột sống. Nó phù hợp với những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều.
- Nằm ngửa, hai tay đặt dọc theo thân, lòng bàn tay úp. Đầu gối co, lòng bàn chân chạm sàn.
- Từ từ nâng hông và lưng lê khỏi mặt sàn. Giữ tư thế trong 7 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tư thế nhân sư
Bài tập giúp tăng cường sức mạnh của cột sống và các cơ xung quanh.
- Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, chống chẳng tay xuống sàn, khuỷu tay dưới vai.
- Từ từ nâng đầu và ngực lên cao nhưng bụng không rời khỏi sàn, cằm hướng ra phía trước. Giữ tư thế trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
9.7. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu sẽ giúp giảm bớt các cơn đau, tăng cường khả năng vận động. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì trong điều trị. Các phương pháp có thể áp dụng là xoa bóp mô mềm, kéo dãn cột sống, tắm suối khoáng, sóng xung kích shockwave, chiếu tia laser.
Ngoài ra, chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh cách vận động đúng trong sinh hoạt hàng ngày. Một số bài tập hỗ trợ có thể được hướng dẫn để thực hiện tại nhà làm gia tăng tác dụng.
9.8. Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh nặng, các phương pháp khác không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Thông thường phẫu thuật được áp dụng để ứng phó với các căn bệnh hoặc biến chứng của bệnh gây đau lưng như loại bỏ sỏi thận, phẫu thuật nội soi lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm…
Hiện có hai lựa chọn phẫu thuật là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi ít xâm lấn hơn
10. Cách phòng tránh
Không có bất kỳ một cách nào có thể khẳng định chắc chắn sẽ phòng tránh được tình trạng đau lưng trái. Nhưng để hạn chế tình trạng này, bạn có thể áp dụng theo một số cách dưới đây:
- Duy trì bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung thực phẩm giàu omega-3, canxi, rau màu xanh đậm, trái cây. Hạn chế nội tạng động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá…
- Chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp bằng cách bổ sung các sản phẩm dành cho xương khớp từ thiên nhiên của đơn vị uy tín.
- Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, làm việc. Hạn chế mang vác vật nặng, không đứng hoặc ngồi quá lâu. Trong trường hợp phải mang vác vật nặng hãy làm đúng tư thế là hạ thấp trọng tâm của cơ thể khi nâng vật nặng lên. Phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót, thay vào đó hãy lựa chọn đôi giày thoải mái.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng độ linh hoạt cho xương khớp nói chung và vùng lưng nói riêng.
- Giảm cân nếu thừa cân để giảm gánh nặng cho lưng.
- Khám sức khỏe định kỳ. Tích cực điều trị các bệnh có khả năng gây đau lưng trái nếu mắc.
- Giữ lối sống cân bằng, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng quá độ.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng bên trái, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan tới tình trạng này hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được tư vấn.
XEM THÊM
- Nguyên nhân và phương pháp điều trị đau lưng
- Đau thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
- TPBVSK hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Từ khóa » Hiện Tượng đau Vùng Thắt Lưng Bên Trái
-
Đau Lưng Bên Trái Biểu Hiện Bệnh Gì? Cách...
-
Đau Thắt Lưng Bên Trái Là Bị Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Đau Lưng Bên Trái Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Chữa Trị?
-
Đau Lưng Bên Trái: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý
-
Đau Thắt Lưng Trái Có Phải Dấu Hiệu Suy Thận? | Vinmec
-
Đau Lưng Bên Trái Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì Khi Bị đau Lưng?
-
Đau Lưng Dưới Bên Trái Gần Mông Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Đau Nhức Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Thắt Lưng Trái, Phải Là Bệnh Gì? Cách đẩy Lùi Hiệu Quả
-
Đau Lưng: Vị Trí, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Tham Khảo Hướng điều Trị
-
Đau Lưng Bên Trái Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Đau Thắt Lưng Bên Trái Là Bệnh Gì? - Siêu Thị Y Tế
-
Đau Lưng Dưới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, điều Trị
-
Đau Thắt Lưng Bên Trái Guyên Nhân Gây đau Thắt Lưng Bên Trái