Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
LinkedIn is better on the app
Don’t have the app? Get it in the Microsoft Store.
Open the app Skip to main contentĐau lưng khi mang thai tháng cuối là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Bởi đây là giai đoạn mà cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nhất. Đặc biệt là sự lớn lên của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của thai phụ, dẫn đến tình trạng đau lưng ở mẹ bầu.
Vào những tháng cuối cùng của thai kỳ là những tháng vất vả nhất của các mẹ bầu. Bởi lúc này, mẹ không những phải đối diện với một thân hình “sồ sề” cùng trọng lượng tăng chóng mặt, mà còn gặp phải nhiều sự mệt mỏi do chứng đau lưng khi mang thai tháng cuối hành hạ. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía dưới ở 1 hoặc cả 2 bên lưng thường khiến bà bầu khó khăn trong việc di chuyển.
Theo thống kê, có khoảng 55% bà bầu bị đau lưng khi mang thai, nhiều nhất là vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Vùng thường bị đau nhất là vùng thắt lưng và khớp vùng chậu. Thông thường những phụ nữ đau lưng trước hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh.
Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai tháng cuối:
- Vị trí của thai nhi
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi đã đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời. Chính lý do cân nặng của bé cộng với vị trí ngôi thai, khiến cho lưng của bà mẹ phải gồng ra đằng sau để giữ thăng bằng, làm thay đổi nhiệm vụ nâng đỡ lưng thông thường dẫn tới đau lưng.
- Các cơ vùng bụng bị yếu đi
Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Còn trong thời gian mang bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ đã to nên các cơ này trở nên yếu ớt và bị giãn mạnh do tác động từ sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.
- Thay đổi hormone thai nghén
Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ sản xuất ra một số loại hormone gây giãn các dây chằng và các khớp ở vùng xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh bé sau này nên thỉnh thoảng sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.
- Ngồi sai tư thế
Không ít bà mẹ rất thích ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống 2 tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Thật ra, kiểu ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.
Bên cạnh đó, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật sai cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu các mẹ thường xuyên đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng càng lớn. Lúc này, mẹ sẽ cảm nhận thấy cơn đau lưng rõ nét khi nhấc 1 vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoay lưng.
- Do bệnh
Chứng đau lưng vào những tháng cuối thai kỳ có thể do mẹ đang mắc phải 1 căn bệnh nào đó. Và thông thường chứng đau lưng này có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa. Điều này làm cho các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu bị giảm chức năng. Mẹ sẽ xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau 1 bên chân.
Đau lưng cũng là dấu hiệu của việc sắp sinh
Mỗi người phụ nữ mang thai gần đủ 40 tuần thai kỳ đều sẽ có nhiều biểu hiện cho biết thời gian "sắp sinh" đã sắp đến hay chưa. Có người cảm thấy bụng sa xuống, có người mệt mỏi, căng thẳng, cũng có người thấy dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn... Nhưng theo thống kê, đa số các mẹ bầu đều cảm thấy bị đau lưng khi sắp đến ngày sinh nở.
Thực tế cho thấy, ở những tuần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dần di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ, tạo sức ép lên dây chằng, khiến các cơ khớp ở vùng xương chậu bị kéo căng ra liên tục. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng và có thể tê bại khớp háng khiến cơ thể mẹ mệt mỏi và trở nên khó chịu.
Do vậy, nếu cảm thấy đau lưng thường xuyên, các mẹ cần phải chú ý theo dõi. Nếu gần tới ngày sinh, theo dự đoán dựa trên thời gian mang thai thì tốt nhất mẹ bầu nên nhập viện, để các bác sỹ thăm khám và có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu ra đời.
Các giai đoạn đau lưng khi mang thai - Nguyên nhân và cách giảm đau
Cách chữa đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối
- Chú ý dáng điệu
Nếu mẹ đang vất vả khi bị đau lưng khi mang thai tháng cuối thì các mẹ nên chú ý khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng, chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên đứng quá lâu trong tư thế này.
Khi ngồi, thai phụ nên ngồi đúng. Thai phụ hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt một gối nhỏ ở phía sau thắt lưng, hoặc ngồi trên gối lõm có hình chữ D.
Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm, hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng. Nếu bị đau thắt lưng, hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần (sau 10 – 15 phút ngồi). Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút.
Bà bầu nên nằm giường, nệm bằng và chắc; không nên nằm giường và nệm mềm. Thai phụ nằm nệm quá mềm không tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, làm cho triệu chứng đau lưng càng nặng hơn.
- Tránh nâng vật nặng
Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì thai phụ cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bạn nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người, nếu không tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối này sẽ không giảm được đâu mẹ nhé.
- Bà bầu mặc đồ và mang giày phù hợp để hạn chế đau lưng
Thai phụ nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ. Ngoài ra mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.
- Giữ ấm lưng giúp giảm đau lưng
Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau ngay lập tức. Có thể làm ấm lưng bằng cách chườm nước nóng hoặc nhờ người thân chà xát.
- Tránh tăng cân quá mức khi bị đau lưng khi mang thai tháng cuối
Trọng lượng tăng quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tổn thương các đốt sống. Vì vậy, nên cân đối ăn uống để tăng cân từ từ theo chuẩn bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi.
- Bà bầu bị đau lưng nên nằm ngủ nghiêng
Từ tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ bầu được khuyến khích nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa khi ngủ. Bạn cũng có thể dùng thêm những chiếc gối ôm mềm để chèn xung quanh cơ thể. Biện pháp này sẽ khiến chị em có giấc ngủ ngon dù bụng bầu đã vượt mặt và giảm đáng kể tình trạng đau lưng.
Ngoài tư thế nằm, chị em cũng cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi. Không nên đứng, ngồi 1 chỗ quá lâu. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa, đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng và gác chân lên cao một chút.
- Bà bầu nên sử dụng đai đeo bụng từ tháng thứ 7 của thai kỳ
Từ tháng thứ 7 thai kỳ, khi bụng bầu đã khá lớn, chị em nên sử dụng đai nịt bụng (đai đỡ bụng) cho bà bầu để hỗ trợ việc nâng đỡ cho lưng. Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm này, chị em có thể tham khảo và chọn cho mình đai đeo phù hợp nhất.
- Giảm đau lưng khi mang thai bằng massage hoặc dùng miếng dán nhiệt
Sử dụng 1 miếng đệm nóng để làm ấm lưng bạn. Xoa bóp lưng và eo cũng có thể giúp giảm đau. Sẽ tốt hơn nếu có người khác mát-xa lưng cho bạn. Hoặc lên kế hoạch đi mát xa trước khi sinh bằng các dịch vụ mát-xa chuyên nghiệp. Ngoài ra bạn có thể dùng miếng dán nhiệt nóng hoặc lạnh thay phiên.
- Luyện tập thể dục đều đặn giúp giảm đau lưng khi mang thai
Trong khoảng thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau lưng. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý luyện tập nhẹ nhàng và tốt hơn cả là tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương pháp tập đúng đắn nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tư thế tập. Khi mang thai, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là cố gắng dồn hể cơ thể về phía sau để tạo thế cân bằng. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
Đau lưng khi mang thai tháng cuối có sao không?
Khi mang thai giai đoạn này, có rất nhiều mẹ bầu bị đau lưng và điều này khiến các mẹ hoang mang, lo lắng. Nhưng theo các chuyên gia, tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối là hoàn toàn bình thường. Vì vậy, bà bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đau lưng kéo dài hơn 2 tuần và triệu chứng đau rất nghiêm trọng thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Bởi đau lưng khi mang thai có thể là một dấu hiệu của sinh non. Ngoài ra, đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn có vấn đề đấy!
Lưu ý:
Nếu đau lưng dữ dội, có thể dùng túi nước nóng chườm lên lưng sẽ giảm bớt triệu chứng đau lưng khi mang thai tháng cuối. Những thai phụ bị đau lưng nghiêm trọng nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có phải do các bệnh khác gây ra hay không. Còn những người vốn đã bị bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, nên theo bệnh tình cụ thể mà tiến hành chữa trị.
Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là cho dù đau lưng là triệu chứng phổ biến ở người mang thai thì bạn cũng không nên coi nhẹ. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ của bạn là biện pháp tốt nhất nếu chứng đau lưng của bạn không thuyên giảm hoặc mất sau khi bạn đã thực hiện một số bước trên. Đặc biệt là nếu bạn thấy đau hơn và kèm theo chảy máu.
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
To view or add a comment, sign in
No more previous content-
BẠN SẼ KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG ĐƯỢC BẠN ĐẸP NHƯ THẾ NÀO CHO TỚI KHI BẠN CHỊU THAY ĐỔI
Apr 25, 2024
-
Làm thế nào để hiểu đúng về Trái Tim và Cân Nặng
Apr 23, 2024
-
7 sai lầm khiến bạn tập mãi không giảm được mỡ bụng
Apr 23, 2024
-
HÃY NGHĨ GIẢM MỠ ĐỪNG NGHĨ GIẢM CÂN
Apr 23, 2024
-
Viêm Phế Quản - Khi nào nên cần sử dụng thuốc kháng sinh?
Dec 28, 2018
-
Cách chữa ho khan công hiệu tại nhà
Dec 26, 2018
-
5 điều cần biết về chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Dec 24, 2018
-
5 sai lầm của cha mẹ khiến viêm phế quản, hen tái phát ở trẻ
Dec 21, 2018
-
Thoái hóa khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dec 10, 2018
-
Thoái hóa khớp gối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nào tốt?
Dec 5, 2018
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Hiện Tượng đau Lưng ở Tháng Cuối Thai Kỳ
-
Mang Thai Bị đau Vùng Thắt Lưng Chậu: Nên Sinh Thường Hay Sinh Mổ?
-
Đau Lưng Và Hông 3 Tháng Cuối Thai Kỳ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
7 Lời Khuyên để Giảm đau Lưng Trong Thai Kỳ | Vinmec
-
Dấu Hiệu Chuyển Dạ Mẹ Bầu Cần Biết - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối Và Cách Giảm Đau
-
Đau Buốt Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Phải Dấu Hiệu Sắp Sinh
-
Dấu Hiệu đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Phải Sắp Sinh Không?
-
Bà Bầu đau Lưng Khi Mang Thai: Nguyên Do, Cách Khắc Phục | ACC
-
Xử Lý Tình Trạng Mẹ Bầu đau Lưng Khi Mang Thai Bằng Vài Mẹo Nhỏ
-
Đau Lưng Trong Thai Kỳ, Cần Chú ý Những Dấu Hiệu Bất Thường
-
Lý Do Bà Bầu đau Lưng Khi Mang Thai Và Biện Pháp Khắc Phục | ACC
-
Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu, Tháng Cuối Có Nguy Hiểm?
-
3 Lý Do đau Lưng Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục An Toàn