Đau Lưng Trong Thai Kỳ, Cần Chú ý Những Dấu Hiệu Bất Thường

Đau lưng trong thai kỳ do nhiều nguyên nhân

Khung chậu của thai phụ giãn nở khiến đau lưng trong thai kỳ

Đau lưng trong thai kỳ - nguyên nhân phải kể đến đầu tiên là do sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của thai phụ.

Khung chậu của người mẹ giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Vùng chậu, cả cơ dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên dẫn đến thai phụ bị đau lưng.

Đau thắt lưng hông

Thai nhi càng lớn thì đau thắt lưng hông ngày càng nhiều hơn.

Cần làm gì để giảm đau lưng trong thai kỳ? - Ảnh 1.

Sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của thai phụ gây đau lưng.

Vị trí của thai nhi

Vào cuối thai kỳ, thai nhi đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời khiến những cơn đau lưng tăng lên.

Và nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

  • Những dấu hiệu chỉ điểm mẹ bầu mắc gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ

  • Đái tháo đường thai kỳ: Những nguy cơ mẹ bầu cần biết

Thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi.

Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức. Hoặc là do đứng, ngồi sai tư thế, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu.

Động thai

Ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu mẹ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Khắc phục tình trạng đau lưng trong thai kỳ

Để khắc phục đau lưng khi mang thai nhất là những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi dần phát triển, thai phụ cần chỉnh sửa tư thế cho đúng, hạ mông xuống kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thắng, vươn người lên cao.

Có thể giảm đau lưng bằng cách mát-xa vùng lưng dưới cũng làm dịu cảm giác đau và mỏi. Nếu có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người thân mát-xa các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới.

Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hay sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau giúp giảm bớt cơn đau.

Để giảm đau lưng khi ngủ nên nằm nghiêng tốt nhất nghiêng sang trái, không nằm ngửa khi ngủ . Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp giảm cơn đau lưng hiệu quả.

Cần làm gì để giảm đau lưng trong thai kỳ? - Ảnh 2.

Thai phụ nên nằm nghiêng sang một bên khi ngủ để hạn chế nguy cơ đau mỏi lưng.

Cần nằm đệm cứng để giữ cột sống thẳng sẽ giảm được tình trạng đau lưng.

Khi ngồi chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng

Chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Khi đứng, hãy lần lượt trụ trên một chân để chân còn lại nghỉ ngồi và đổi chân trụ thường xuyên.

Nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.

Nên tập luyện các bài tập thể dục trên sàn như yoga dành cho vùng xương chậu và vùng bụng dưới giúp hạn chế các cơn đau lưng khi mang thai. Để việc tập luyện được an toàn và dễ dàng, thai phụ cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

Cần làm gì để giảm đau lưng trong thai kỳ? - Ảnh 3.

Tập luyện yoga giảm đau lưng khi mang thai.

Thai phụ cần cân đối chế độ ăn uống tránh tăng cân quá mức, không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bổ sung canxi và magiê từ thực phẩm: rau xanh, các loại đậu, sữa...

Việc rèn luyện chế độ sinh hoạt cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mệt mỏi hay quá sức là rất quan trọng để giảm những triệu chứng đau lưng trong thai kỳ.

Khi thấy các triệu chứng như đau lưng liên tục không thể giảm đau; Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng: Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm; Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu, thai phụ cần đi khám, điều trị kịp thời để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Mời bạn đọc xem thêm video đang được quan tâm:

Cận cảnh những "thiên thần" ra đời tại khu điều trị sản phụ mắc COVID-19 lớn nhất cả nước

Từ khóa » Hiện Tượng đau Lưng Tháng Cuối Thai Kỳ