Đau Lưng, Vai Gáy Hậu Covid-19: Nguyên Nhân, điều Trị Và Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
Tỷ lệ F0 khỏi bệnh bị đau lưng, vai gáy, khớp gối… chiếm 42-63%, trong đó người từng nhiễm biến thể Delta có triệu chứng đau lưng nhiều hơn người nhiễm Omicron.
Nguyên nhân đau nhức lưng, vai, gáy, đầu gối hậu Covid-19
Tình trạng đau nhức cơ thể thường xuất hiện ở hầu hết người bệnh bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tỷ lệ này có thể lên đến 70% trong trường hợp nhiễm virus cúm mùa. Với Covid-19, kết quả thống kê cho thấy biểu hiện này phổ biến hơn ở người nhiễm biến thể Delta, tương đương khoảng 63%.
Giải thích cho tình trạng đau nhức kéo dài ở vùng cổ vai gáy, lưng, đầu gối, ThS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho rằng, nguyên nhân bắt nguồn từ việc phóng thích các Cytokine của nCoV. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus bám vào tế bào như một dạng ký sinh khiến cho tế bào bị chết với một số lượng lớn. Xác tế bào sẽ phóng thích các phân tử liên quan đến tổn thương (DAMP) kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể ở mức vừa phải giúp cơ thể nhanh phục hồi. Đôi khi tình trạng này bị quá khích dẫn đến tạo thành các cơn bão Cytokine.
Khi xuất hiện, Cytokine dẫn đến sự hình thành chất gây sốt Pyrogens và yếu tố kích hoạt tình trạng viêm Prostaglandin E2. Hai thành phần này có khả năng giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh Covid-19 bằng cách gây nên các cơn sốt, nhưng cũng đồng thời xâm nhập vào các dây thần kinh. Người bệnh vì thế bị kích hoạt các cơn đau bằng nhiều con đường khác nhau.
Pyrogens và Prostaglandin E2 phân bố nhiều ở lưng, vai, gáy, đầu gối… nên gây đau nhức cho người bệnh. Đa số các chất này sẽ bị phân hủy sau 4-5 ngày. Do đó, người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu trong một khoảng thời gian ngắn và không để lại bất kỳ di chứng nào. Một số trường hợp F0 khỏi bệnh cảm thấy tình trạng đau nhức cấp tính với cường độ mạnh hoặc kéo dài là do cơ thể sản xuất ra quá nhiều Pyrogens và Prostaglandin E2. Tình trạng này có thể đến từ yếu tố cơ địa của người bệnh hoặc việc dùng thuốc không đúng cách của người nhiễm Covid-19.
“F0 khỏi bệnh khi bị đau nhức lưng, vai gáy thường nghĩ ngay đến các bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm… Tuy nhiên, khi điều trị theo định hướng chẩn đoán này thường không mang lại hiệu quả”, bác sĩ Thanh Tú cho hay.
Đối phó với di chứng đau nhức hậu Covid-19
Đau nhức kéo dài, trong một số trường hợp trở nên trầm trọng, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, chất lượng cuộc sống giảm sút. Để đối phó với tình trạng này, bác sĩ Thanh Tú khuyên người bệnh bắt đầu bằng việc dùng một số thuốc giảm đau không kê toa như Paracetamol, Ibuprofen… theo đúng liều lượng được khuyến cáo. Thời gian tự dùng thuốc giảm đau tại nhà tối đa là 2 tuần. Nếu tình trạng không được cải thiện, người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa.
Một số biện pháp khác được cho là rất có ích trong việc điều trị các cơn đau nhức ở F0 khỏi bệnh là tập vật lý trị liệu. Người bệnh có thể đến phòng tập để được các kỹ thuật viên trị liệu bằng laser, siêu âm… hoặc hướng dẫn tập vận động tại nhà, định kỳ tái khám để kiểm tra mức độ hồi phục.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập yoga, tập thở, tập khí công, châm cứu, xoa bóp, chườm nóng… để kích thích máu lưu thông tốt hơn, phân hủy các chất hóa học gây ra cảm giác đau nhức. Xông hơi cũng là một biện pháp giúp giảm đau nhức, mang đến cảm giác dễ chịu. Khi thực hiện, F0 khỏi bệnh nên chú ý nguy cơ mất nước, bỏng, nhất là đối với nhóm người bệnh cao tuổi và trẻ nhỏ.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
ThS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú chia sẻ thêm, điều ít người quan tâm là dự phòng nguy cơ bị đau nhức lưng, vai gáy. Người nhiễm Covid-19 tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc điều trị dẫn đến lạm dụng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, khiến bệnh trở nên trầm trọng mà còn để lại nhiều di chứng hơn. Đôi khi F0 khỏi bệnh phải điều trị liên tục nhiều hơn 9 tháng.
Từ khóa » đau Cổ Gáy Kéo Dài
-
Đau Cổ Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Đau Cổ Vai Gáy: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | ACC
-
Đau Sau Gáy Cổ Cảnh Báo Bệnh Gì Và điều Trị được Không? | ACC
-
Ứng Phó Với Bệnh đau Cổ Vai Gáy Như Thế Nào? - Vinmec
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
ĐAU MỎI VAI GÁY - Nguyên Nhân- Triệu Chứng -CÁC CÁCH ĐIỀU ...
-
Căn Bệnh đau Cổ Vai Gáy Và Những Thông Tin Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Góc Tư Vấn: Cách Chấm Dứt Cơn đau Cổ Vai Gáy Không Phải Ai Cũng ...
-
Đau Mỏi Vai Gáy Cổ Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì? - JEX
-
Đau Cổ Gáy: Nguyên Nhân Và Những Sai Lầm Thường Gặp
-
Đau Mỏi Cổ Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Mỏi Vai Gáy 'cảnh Báo' Ta điều Gì? - Tuổi Trẻ Online
-
ĐAU MỎI VAI GÁY, TÊ TAY CHÂN | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
-
Tình Trạng đau đầu ở Sau Gáy, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Hapacol