Đau Lưng, Vai Gáy Hậu Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng đau nhức cơ thể thường xuất hiện ở hầu hết người bệnh bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tỷ lệ này có thể lên đến 70% trong trường hợp nhiễm virus cúm mùa. Với Covid-19, kết quả thống kê cho thấy biểu hiện này phổ biến hơn ở người nhiễm biến thể Delta, tương đương khoảng 63%.
Giải thích cho tình trạng đau nhức kéo dài ở vùng cổ vai gáy, lưng, đầu gối, ThS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho rằng, nguyên nhân bắt nguồn từ việc phóng thích các Cytokine của nCoV. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus bám vào tế bào như một dạng ký sinh khiến cho tế bào bị chết với một số lượng lớn. Xác tế bào sẽ phóng thích các phân tử liên quan đến tổn thương (DAMP) kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể ở mức vừa phải giúp cơ thể nhanh phục hồi. Đôi khi tình trạng này bị quá khích dẫn đến tạo thành các cơn bão Cytokine.
Khi xuất hiện, Cytokine dẫn đến sự hình thành chất gây sốt Pyrogens và yếu tố kích hoạt tình trạng viêm Prostaglandin E2. Hai thành phần này có khả năng giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh Covid-19 bằng cách gây nên các cơn sốt nhưng cũng đồng thời xâm nhập vào các dây thần kinh. Người bệnh vì thế bị kích hoạt các cơn đau bằng nhiều con đường khác nhau.
Pyrogens và Prostaglandin E2 phân bố nhiều ở lưng, vai, gáy, đầu gối... nên gây đau nhức cho người bệnh. Đa số các chất này sẽ bị phân hủy sau 4-5 ngày. Do đó, người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu trong một khoảng thời gian ngắn và không để lại bất kỳ di chứng nào. Một số trường hợp F0 khỏi bệnh cảm thấy tình trạng đau nhức cấp tính với cường độ mạnh hoặc kéo dài là do cơ thể sản xuất ra quá nhiều Pyrogens và Prostaglandin E2. Tình trạng này có thể đến từ yếu tố cơ địa của người bệnh hoặc việc dùng thuốc không đúng cách của người nhiễm Covid-19.
"F0 khỏi bệnh khi bị đau nhức lưng, vai gáy thường nghĩ ngay đến các bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm... Tuy nhiên, khi điều trị theo định hướng chẩn đoán này thường không mang lại hiệu quả", bác sĩ Thanh Tú cho hay.
Đối phó với di chứng đau nhức hậu Covid-19
Đau nhức kéo dài, trong một số trường hợp trở nên trầm trọng, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, chất lượng cuộc sống giảm sút. Để đối phó với tình trạng này, bác sĩ Thanh Tú khuyên người bệnh bắt đầu bằng việc dùng một số thuốc giảm đau không kê toa như Paracetamol, Ibuprofen... theo đúng liều lượng được khuyến cáo. Thời gian tự dùng thuốc giảm đau tại nhà tối đa là 2 tuần. Nếu tình trạng không được cải thiện, người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa.
Một số biện pháp khác được cho là rất có ích trong việc điều trị các cơn đau nhức ở F0 khỏi bệnh là tập vật lý trị liệu. Người bệnh có thể đến phòng tập để được các kỹ thuật viên trị liệu bằng laser, siêu âm... hoặc hướng dẫn tập vận động tại nhà, định kỳ tái khám để kiểm tra mức độ hồi phục.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập yoga, tập thở, tập khí công, châm cứu, xoa bóp, chườm nóng... để kích thích máu lưu thông tốt hơn, phân hủy các chất hóa học gây ra cảm giác đau nhức.
Xông hơi cũng là một biện pháp giúp giảm đau nhức, mang đến cảm giác dễ chịu. Khi thực hiện, F0 khỏi bệnh nên chú ý nguy cơ mất nước, bỏng, nhất là đối với nhóm người bệnh cao tuổi và trẻ nhỏ.
ThS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú chia sẻ thêm, điều ít người quan tâm là dự phòng nguy cơ bị đau nhức lưng, vai gáy. Người nhiễm Covid-19 tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc điều trị dẫn đến lạm dụng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, khiến bệnh trở nên trầm trọng mà còn để lại nhiều di chứng hơn. Đôi khi F0 khỏi bệnh phải điều trị liên tục nhiều hơn 9 tháng.
Hân Thái
Từ khóa » đau Mỏi Vai Gáy Khi Bị Covid
-
Hậu COVID: Đối Phó Với đau Vai Gáy Và Lưng
-
Đau Lưng, Vai Gáy Hậu Covid-19: Nguyên Nhân, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Hậu COVID: Đối Phó Với đau Vai Gáy Và ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Di Chứng Hậu COVID: Đau Lưng Và đau Vai Gáy | Vinmec
-
Cách Giảm đau Nhức Xương Khớp Do Covid-19 - Bệnh Viện 199
-
Chữa Trị Các Triệu Chứng Mệt Mỏi, đau Nhức, Khó Ngủ Hậu COVID-19 ...
-
Vì Sao Hết COVID Mà Vẫn Mệt Mỏi, đau Nhức Lưng Gối? - YouTube
-
Di Chứng Hậu Covid-19: Đau Lưng Và đau Vai Gáy | Báo Dân Trí
-
Đau Lưng, Nhức Mỏi Vai Gáy Hậu Covid: Nên Làm Gì? - JEX
-
Bài Tập Thở - Vận động Giúp F0 Giảm đau Vùng Cổ, Vai Gáy - YouTube
-
[PDF] Các Triệu Chứng Của Vi-rút Corona (COVID-19) | CDC
-
Giai đoạn Vàng Phục Hồi Di Chứng Sau Nhiễm COVID-19
-
[PDF] COVID–19: XÁC ĐỊNH CÁC TRIỆU CHỨNG
-
Đau đầu Hậu Covid: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Sau điều Trị COVID-19 Thường Xuyên đau Cổ, Vai Gáy - Báo Phụ Nữ
-
Đau Cơ, Xương Khớp Hậu Covid-19 - Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
-
ĐAU MỎI VAI GÁY - Nguyên Nhân- Triệu Chứng -CÁC CÁCH ĐIỀU ...