Đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Wit-Ecogreen

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (Pink Eyes) thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc, là tình trạng này xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người trưởng thành hay người già. Vào mùa hè, bệnh rất dễ lây lan và có thể lan rộng ra thành dịch.

đau mắt đỏ là gì

Nguyên nhân đau mắt đỏ

Tại sao bị đau mắt đỏ là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia nhãn khoa, đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân phổ biến sau đây(2):

1. Đau mắt đỏ do virus

Viêm kết mạc do virus là dạng đau mắt đỏ phổ biến nhất (chiếm tới 80%). Có nhiều loại virus có thể gây bệnh, trong đó có 2 loại thường gặp nhất là adenovirus và herpesvirus.

Tỉ lệ người bị viêm kết mạc do adenovirus nhiều hơn (chiếm đến 65-90% trường hợp viêm kết mạc), người bệnh thường kèm theo triệu chứng đau họng, lên hạch trước tai, vì vậy còn gọi là viêm kết mạc họng – hạch. Bệnh thường có tốc độ lây lan nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch.

nguyên nhân đau mắt đỏ

2. Viêm kết mạc do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococcus, Haemophilus Influenzae … có thể gây tổn thương nặng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt, nước bọt, hay các vật dụng cá nhân có dính dịch tiết chạm vào mắt của người bệnh. Bệnh rất dễ lây lan và có thể lan rộng ra thành dịch gây mắt sưng, tiết mủ, mờ mắt, suy giảm thị lực.

3. Viêm kết mạc do dị ứng

Đau mắt đỏ còn do các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, hóa chất, lông vật nuôi như chó mèo… Người bị viêm kết mạc do nguyên nhân này hơi khó xác định, tùy vào cơ địa, bệnh thường tái phát theo mùa.

Khi cơ thể gặp những tác nhân này sẽ tiết ra nhiều histamin (như một phần trong chuỗi phản ứng khi gặp nhiễm trùng), hậu quả là kết mạc mắt trở nên viêm, sưng đỏ. Khác với viêm kết mạc do vi khuẩn hay virus, viêm kết mạc do dị ứng sẽ không lây, tuy nhiên bệnh lại sẽ tái phát nếu không tránh các yếu tố gây viêm.

Giải đáp : Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Viêm kết mạc sẽ phát triển sau 3-5 ngày khởi phát, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh đau mắt đỏ có những biểu hiện sau(3):

triệu chứng đau mắt đỏ

Viêm kết mạc do virus:

  • Chảy nước mắt
  • Mắt cộm, xốn, ngứa
  • Ghèn dây
  • Giảm thị lực, chói sáng khi bị biến chứng thâm nhiễm giác mạc, khô mắt
  • Có thể bị một mắt hoặc hai mắt

Viêm kết mạc do vi khuẩn:

  • Chảy nước mắt
  • Ngứa mắt
  • Có ghèn vàng hay xanh nhạt dính 2 mi mắt khi ngủ dậy
  • Viêm loét giác mạc với trường hợp nặng
  • Giảm thị lực không phục hồi
  • Có thể bị một mắt hoặc cả hai mắt

Viêm kết mạc do dị ứng:

  • Chảy nước mắt
  • Ngứa mắt nhiều
  • Thường kèm theo viêm mũi dị ứng
  • Bệnh xảy ra cả hai mắt

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, sẽ khỏi từ 7-14 ngày nếu chăm sóc và điều trị đúng. Tuy nhiên, những trường hợp sau cần phải thăm khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Bị đau mắt dữ dội khi nhìn vào ánh sáng
  • Mắt chảy nhiều dịch vàng hoặc xanh và làm mí mắt dính chặt vào buổi sáng
  • Thị lực bị suy giảm rõ ràng
  • Bị sốt cao, ớn lạnh
  • Kết mạc hình thành sẹo
  • Không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường
  • Viêm tái đi tái lại nhiều lần hoặc có tiền sử bệnh mắt liên quan đến Herpesvirus simplex.
  • Các đối tượng nhạy cảm như: trẻ sơ sinh, người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch, những người đang điều trị ung thư khi thấy có dấu hiệu bất thường ở mắt cần gặp bác sĩ ngay.

Đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân với mức độ khác nhau, vì vậy khi có triệu chứng đau mắt đỏ cần nên thăm khám sớm, bác sĩ sẽ kiểm tra xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, hiện tượng mắt bị đỏ chưa hẳn là bệnh viêm kết mạc mà còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về mắt như: viêm mống mắt, lẹo mắt, viêm bờ mi, viêm củng mạc, viêm nội nhãn, viêm loét giác mạc… nên việc thăm khám sớm giúp ích rất nhiều cho người bệnh.

khi nào cần gặp bác sĩ

Khi có dấu hiệu bất thường cần nên thăm khám sớm để được điều trị tích cực từ sớm

Bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Bệnh đau mắt đỏ kéo dài bao lâu? Điều này phụ thuộc vào mức độ đáp ứng thuốc và giải pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh nhanh hay chậm còn được quyết định bởi nguyên nhân gây đau mắt đỏ, cụ thể như sau:

  • Đau mắt đỏ do nhiễm virus: Bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra như virus Adenovirus (virus gây bệnh đường hô hấp), virus Herpes (virus gây bệnh đường sinh dục và hậu môn ) sẽ tự hết trong 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị.

đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi

  • Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn: Đau mắt đỏ do vi khuẩn hầu như được cải thiện trong vòng 10 ngày, ngay cả khi bạn không dùng thuốc kháng sinh.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Trường hợp bị đau mắt đỏ do dị ứng với phấn hoa, bụi và lông động vật thì thời gian có thể kéo dài vô tận bởi loại đau mắt đỏ này không thể tự hồi phục mà phụ thuộc hoàn toàn vào “khổ chủ” có chủ động loại bỏ hoặc tránh xa các yếu tố gây dị ứng hay không?

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ có thể chữa khỏi trong 7 – 10 ngày. Thế nhưng, nếu không phát hiện kịp thời và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ chuyển sang các dạng biến chứng nguy hiểm là viêm loét giác mạc và mất hết thị lực.

Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?

Đau mắt đỏ thông thường là bệnh lành tính, không đáng lo ngại bởi hầu hết trường hợp đều hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng nếu mầm bệnh được kiểm soát và loại bỏ kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài hoặc không chữa trị đúng cách có thể suy giảm và thậm chí mất thị lực.

đau mắt đỏ nguy hiểm không

Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh đau mắt đỏ đều có thể gây viêm giác mạc, loét giác mạc thậm chí mù lòa. Đau mắt đỏ có thể có những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần đề phòng:

  • Viêm kết mạc do Adenovirus: Có thể dẫn đến viêm giác mạc chấm nông.
  • Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu: Nếu để lâu không điều trị sẽ dễ chuyến biến thành viêm loét giác mạc, nặng hơn là thủng nhãn cầu.
  • Mắt hột có thể làm quặm lông, mù, khô mắt, để lại sẹo ở giác mạc…

Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, khi thấy mắt có dấu hiệu bất thường (mắt đỏ, đau nhức và cộm) thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Điều trị đau mắt đỏ

Điều trị đau mắt đỏ không phức tạp bởi bệnh sẽ tự khỏi hoặc sau khi chúng ta sử dụng một số loại thuốc kê toa của bác sĩ. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống phù hợp (4).

Thông thường, đau mắt đỏ chỉ cần dùng nước mắt nhân tạo (thuốc nhỏ mắt) là đã có thể giảm dần các triệu chứng. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt tận gốc mầm bệnh:

  • Trường hợp do virus: Đau mắt đỏ do virus chỉ kéo dài từ 4 đến 7 ngày rồi tự khỏi nhưng lại dễ lây lan. Và trong trường hợp này, dùng thuốc kháng sinh là điều không cần thiết (thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với virus), bạn chỉ cần rửa sạch mắt và nhỏ nước mắt nhân tạo mỗi ngày là đủ.
  • Trường hợp do vi khuẩn: Nếu vi khuẩn là tác nhân gây đau mắt đỏ, bạn cần uống thuốc kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ kết hợp bôi thuốc mỡ hoặc nhỏ nước mắt nhân tạo. Dùng thuốc trị đau mắt đỏ và nước mắt nhân tạo liên tục từ 5 đến 7 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, đôi mắt sẽ sáng khỏe trở lại.
  • Trường hợp do dị ứng: Thuốc kháng histamin (bao gồm thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) có thể giúp giảm đau mắt đỏ do dị ứng nhưng có thể khiến mắt bị khô. Trường hợp này, bạn buộc phải gặp bác sĩ khoa mắt để được chỉ dẫn cách điều trị thích hợp.
  • Trường hợp do bị kích ứng: Khi bị đau mắt đỏ do tiếp xúc với hóa chất, bạn phải ngay lập tức dùng nước để rửa sạch mắt trong vòng 5 phút. Sau đó, đến ngay bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ hỗ trợ và chỉ định loại thuốc tốt nhất bạn nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ

Dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng sức đề kháng cho đôi mắt giúp ngăn ngừa biến chứng xấu của bệnh đau mắt đỏ. Vậy khi bị đau mắt đỏ nên ăn gì và không nên ăn gì tốt cho sức khỏe của mắt?

Thực phẩm nên ăn khi bị đau mắt đỏ

Chế độ ăn uống giàu vitamin A, K, C và B có thể giúp cải thiện sức khỏe đôi mắt và tránh nhiễm khuẩn mắt. Vậy nên, các bạn hãy bổ sung những loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn những vitamin vừa kể tên vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có nhiều trong cá, gan động vật, khoai lang, bí ngô, cà chua, rau màu xanh đậm, ớt chuông xanh và một số sản phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm giàu vitamin K: Vitamin K được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm quen thuộc như trứng, cà rốt, dưa chuột, cần tây, măng tây, rau xà lách, bông cải xanh…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Thực phẩm có hàm lượng vitamin C phong phú phải kể đến là các loại ớt chuông, đu đủ, dâu tây, Kiwi, xoài, cải xanh…
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Những đồ ăn thức uống là “vựa vitamin B” đó là thịt gà, trứng, cá hồi, gan động vật, bông cải xanh, nấm, các loại hạt và các loại đậu…

chăm sóc mắt sau sinh

Thực phẩm nên kiêng ăn khi bị đau mắt đỏ

Cùng với việc bổ sung những nhóm vitamin có lợi cho mắt, bạn cũng cần chú ý hạn chế hoặc tránh ăn hoặc uống các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có mùi tanh như hải sản (nhưng không bao gồm tất cả các loại hải sản) mà chỉ một số loài có mùi tanh nồng như tôm, cua, ốc, cá mè…
  • Thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê và nước uống có gas.
  • Thực phẩm có tính nóng như ớt, tỏi, thịt dê… cũng nên giảm mức độ sử dụng.

Ngoài ra, khi bị đau mắt đỏ bạn không nên ăn nhiều mỡ động vật, rau muống… Hãy xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh và tốt cho mắt dựa vào nội dung đau mắt đỏ nên ăn gì hay đau mắt kiêng ăn gì mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn nhé!

Chi tiết : Đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn những gì?

Những lưu ý khi bị đau mắt đỏ để giảm triệu chứng và hạn chế lây lan

Chúng ta không thể đoán biết được khi nào mắc bệnh, nhưng có thể phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan rộng ra cộng đồng bằng những hành động thiết thực dưới đây:

  • Giữ mắt sạch sẽ mỗi ngày: Rửa sạch dịch tiết ra khỏi mắt nhiều lần trong ngày bằng bông gòn hoặc khăn giấy mới. Sau đó, vứt bỏ bông gòn hoặc khăn giấy và rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Giặt hoặc thay áo gối mỗi ngày cho đến khi hết nhiễm trùng. Khi giặt, hãy giặt sạch khăn trải giường, vỏ gối và khăn tắm trong nước nóng và chất tẩy rửa. Giữ khăn tắm, khăn mặt và gối của riêng bạn tách biệt với những người khác hoặc sử dụng khăn giấy.
  • Rửa tay thường xuyên, không chạm hoặc dụi mắt bị nhiễm trùng bằng ngón tay. Dùng khăn giấy để lau.
  • Không dùng chung đồ trang điểm mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc kính áp tròng.
  • Sử dụng một miếng gạc ấm, chẳng hạn như khăn mặt ngâm trong nước ấm. Đặt nó trên mắt trong vài phút, 3 đến 4 lần một ngày. Điều này làm dịu cơn đau và giúp phá vỡ một số lớp vảy có thể hình thành trên lông mi của bạn.
  • Hạn chế thuốc nhỏ mắt. Không sử dụng thuốc nhỏ mắt trừ khi bác sĩ chỉ định. Vì tự ý sử dụng thuốc trong nhiều ngày có thể khiến tình trạng mẩn đỏ trở nên nặng nề hơn.
  • Không đắp miếng dán lên mắt. Nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng.
  • Đeo kính ôm sát mắt giúp bảo vệ đôi mắt khỏi bụi bẩn và những thứ khác gây kích ứng mắt.

Riêng đối với trẻ sơ sinh của các mẹ bị đau mắt đỏ cần chữa trị ngay khi bé ra đời bởi nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Những em bé này sẽ được bôi thuốc mỡ do bác sĩ chỉ định để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt.

phòng ngừa đau mắt đỏ

Không dùng chung khăn với người bị đau mắt đỏ

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có bị sốt không?

Khi bị đau mắt đỏ, ngoài các triệu chứng ngứa, đỏ, xốn mắt, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Đau mắt đỏ có bị lại không?

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay bệnh đau mắt đỏ vẫn chưa có vaccine phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người bị đau mắt đỏ rồi có thể bị lại. Thời gian tái phát thường trên 2 tháng sau lần bị trước đó do kháng thể của cơ thể bảo vệ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh.

Do đó, mọi người cần có biện pháp phòng ngừa như vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dụi mắt, cẩn thận khi tiếp xúc và chăm sóc người bệnh. Cần vệ sinh tay bằng xà phòng thường xuyên, không dùng chung đồ đạc cá nhân với người bị bệnh và cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9% khi đi ra ngoài.

Đau mắt đỏ có nên ngủ nhiều không?

Khi bị đau mắt đỏ cần chăm sóc mắt đúng cách và cho mắt nghỉ ngơi. Ngủ là cách giúp mắt được thư giãn, nghỉ ngơi hồi phục nhanh chóng, nhưng cũng không nên ngủ quá nhiều khiến mắt bị sưng nhiều hơn.

Bình thường, cần ngủ ít nhất 7 – 8 giờ mỗi ngày, trong thời gian bị bệnh, người bệnh có thể ngủ nhiều hơn để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên để mắt hoạt động quá nhiều như: làm việc quá sức, ngồi lâu trước màn hình vi tính, xem tivi hay đọc sách quá nhiều.

Đau mắt đỏ có bị sưng không?

Kết mạc bị sưng phù là một trong những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Mi mắt sưng nhẹ và hơi đau, kết mạc đỏ và sưng phù. Thường các triệu chứng này bắt đầu ở một mắt sau vài ngày chuyển sang mắt thứ hai.

Tại sao đau mắt đỏ phải đeo kính râm?

Sở dĩ nên đeo kính râm khi đau mắt đỏ là nhằm bảo vệ mắt khỏi gió bụi, tác hại của tia UV, giúp mắt được dễ chịu hơn, tránh trình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn. Đeo kính khi đau mắt đỏ còn giúp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan sang người khác trong khi giao tiếp.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kính râm khi đau mắt đỏ còn có mục đích thẩm mỹ, giúp người bệnh che đi đôi mắt “đỏ ngầu” và tự tin hơn. Tuy nhiên, lưu ý khi sử dụng kính mà cảm thấy nhức mắt, chóng mặt thì cần ngưng sử dụng.

Đau mắt đỏ uống bia được không?

Bia rượu là chất kích thích mà người đau mắt đỏ không nên sử dụng vì có thể làm diễn tiến của bệnh nguy hiểm và lâu lành hơn. Rượu bia có thể làm giảm tầm nhìn của mắt, đòi hỏi mắt phải tăng điều tiết và làm các triệu chứng đau mắt đỏ trở nên nặng hơn.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Như đã nêu ở phần nguyên nhân, đau mắt đỏ có thể do virus, vi khuẩn, nấm hoặc hóa chất gây ra. Do vậy, bệnh lý này rất dễ lây lan ra cộng đồng nếu mầm bệnh ở thân chủ (người mang bệnh) không được kiểm soát kịp thời. Và những con đường lây lan của bệnh đau mắt đỏ mà chúng ta cần lưu ý đó là:

  • Tiếp xúc nước mắt, gỉ mắt, nước bọt và hô hấp với người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi.
  • Chạm vào những vật dụng hay đồ dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như khăn, bàn chải, chìa khóa, nắm cửa…
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh.
  • Thói quen dụi mắt, sờ mũi và miệng.
  • Đeo kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách.

Chính vì tốc độ lây lan trong cộng đồng của bệnh đau mắt đỏ nhanh, thế nên những địa điểm công cộng và nơi mật độ dân cư cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ “bùng phát thành dịch”. Sau khi biết đau mắt đỏ lây qua đường nào, bạn hãy chủ động phòng tránh để bảo vệ đôi mắt luôn khỏe khoắn và sáng tinh anh.

Đau mắt đỏ tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, công việc của người bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc vệ sinh chăm sóc đôi mắt đúng cách hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh thì khi có dấu hiệu bệnh cần được thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân giúp việc điều trị tích cực đạt hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » đau Mắt đỏ Không Có