Đau Mỏi Cổ Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Các cơn đau vai gáy và mỏi cổ thường xảy ra cùng nhau gây khó khăn trong cử động. Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh. Đau mỏi cổ có thể do chấn thương, sai lệch trong tư thế hoặc do bệnh lý gây nên. Nắm được các nguyên nhân, triệu chứng là cách giúp bạn sớm phát hiện. Đồng thời, có phương án điều trị phù hợp để phòng biến chứng và nguy cơ tái phát.
5/5 - (1833 bình chọn)- 1. ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY LÀ BỆNH GÌ?
- 2. TRIỆU CHỨNG ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY
- 3. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC CỔ VAI GÁY
- 3.1 Các cơ quanh cổ vai phải chịu áp lực lớn
- 3.2. Đau vai gáy do chấn thương
- 3.3. Thoái hóa cột sống gây đau cổ vai gáy mạn tính
- 3.4. Do vôi hóa cột sống
- 3.5. Rối loạn chức năng khớp, dây thần kinh gây mỏi cổ vai gáy
- 3.6. Nguyên nhân từ viêm quanh khớp vai
- 3.7. Đau do thời tiết
- 3.8. Đau do tuổi tác
- 3.9. Nguyên nhân khác
- 4. ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC PHẢI
- 5. ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- 6. KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?
- 7. CHẨN ĐOÁN
- 7.1. Khám lâm sàng
- 7.2. Khám cận lâm sàng
- 8. ĐIỀU TRỊ ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY NHƯ THẾ NÀO?
- 8.1. Điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà
- 8.1.1. Nằm nghỉ ngơi
- 8.1.2. Dùng đá lạnh để làm dịu cơn đau nhức
- 8.1.3. Thực hiện chườm nóng
- 8.2. Sử dụng thuốc điều trị đau vai gáy
- 8.3. Vật lý trị liệu giảm đau mỏi vai gáy
- 8.4. Phẫu thuật chữa đau vai gáy
- 8.1. Điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà
- 9. BÀI TẬP HỖ TRỢ ĐAU MỎI VAI GÁY TẠI NHÀ
- 9.1. Bài tập căng cổ
- 9.2. Động tác căng cơ vai
- 9.3. Bài tập xoay và nhún vai
- 10. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI ĐAU MỎI VAI GÁY
- THAM KHẢO TPBVSK KHỚP AKA TÂM BÌNH HỖ TRỢ GIẢM ĐAU MỎI VAI GÁY
- XEM THÊM:
1. ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY LÀ BỆNH GÌ?
Hội chứng đau mỏi cổ vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối và tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng, có mối liên hệ mật thiết với hệ thống xương khớp và máu khu vực này.
Triệu chứng của hội chứng cổ vai gáy này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, tình trạng đau có thể diễn ra trong nhiều tháng, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh.
Bệnh có thể khởi phát đột ngột tại nhiều vị trí như: Đau cổ gáy, đau vai gáy bên phải, đau phía sau cổ.
Dựa vào thời gian diễn ra bệnh, đau vai gáy được chia thành 2 cấp độ như sau:
– Đau vai gáy cấp tính: Xảy ra khi người bệnh bị chấn thương cơ, dây chằng vùng vai, cổ hoặc ngủ không đúng tư thế khiến các cơ bị căng giãn.
– Đau vai gáy mạn tính: Khi tình trạng đau vai gáy diễn ra thường xuyên, không được khắc phục kịp thời. Lúc này, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, đau lan xuống gáy, cánh tay…
2. TRIỆU CHỨNG ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY
Dưới đây là một vài triệu chứng bệnh bạn cần nắm rõ để nhận biết:
TRIỆU CHỨNG | BIỂU HIỆN CHI TIẾT |
✅ Đau vào sáng sớm | ⭐ Cơn đau xuất hiện thường xuyên vào lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc, có thể đau khu vực vai gáy độc lập hoặc có thể tê mỏi nhiều hơn đau. |
✅ Đau lan ra các vùng khác | ⭐ Cơn đau lan sang cổ, đau bả vai phải, trái, cánh tay, lưng,… Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị tê tay, rối loạn cảm giác các chi, đau dây thần kinh vai gáy. |
✅ Đau tăng lên khi hoạt động | ⭐ Mức độ đau tăng lên khi người bệnh đi đứng, ho, hắt hơi, làm việc trong thời gian dài và giảm dần lúc nghỉ ngơi. |
✅ Cứng mỏi cổ | ⭐ Cổ cứng, tê mỏi cử động kém linh hoạt, khó khăn trong quay cổ qua trái, qua phải, đưa cổ lên xuống. |
✅ Triệu chứng khác | ⭐ Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm tình trạng chóng mặt, ù tai, hoa mắt,… |
Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
Tìm hiểu thêmMua ngay
3. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC CỔ VAI GÁY
Đau cổ vai gáy có thể xuất hiện đột ngột do chấn thương hoặc phát triển âm thầm qua thời gian do sai tư thế, lão hóa, bệnh tật.
3.1 Các cơ quanh cổ vai phải chịu áp lực lớn
Trong trường hợp này, các yếu tố gây đau có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt sai cách, đặc thù công việc hoặc tổn thương. Nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng căng cơ do lao động quá sức khiến các cơ quan quanh cổ vai chịu áp lực lớn gây ra đau mỏi cổ vai gáy. Cụ thể như:
- Tập luyện quá sức
Tập luyện quá sức hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật thì lại dễ gây ra những cơn đau mỏi vai gáy. Bên cạnh đó, việc khởi động qua loa hoặc không khởi động trước khi chơi thể thao cũng là một trong những yếu tố khiến vai gáy bị nhức mỏi.
- Tính chất công việc
Những người có đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế khiến các cơ ở vùng cổ và bả vai bị chèn ép, gây đau nhức. Nguyên nhân là do quá trình lưu thông khí huyết ở cột sống cổ bị ảnh hưởng, dẫn tới thiếu máu nuôi dưỡng dây thần kinh.
- Hoạt động sai tư thế
Việc ngồi cong lưng, nằm gục trên bàn, nằm ngủ không trở mình,… khiến mạch máu bị chèn ép, làm cho máu ở kém lưu thông và gây đau vai cổ.
Không chỉ đơn giản là một hiện tượng đau nhức thông thường, nhức mỏi vai gáy còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý xương khớp.
3.2. Đau vai gáy do chấn thương
Chấn thương vùng vai gáy do tai nạn trong sinh hoạt, chơi thể thao, tai nạn giao thông, … có thể làm tổn thương dây chằng, gân, đốt sống,… Điều này gián tiếp gây nên những cơn đau nhức cổ, bả vai, lưng.
3.3. Thoái hóa cột sống gây đau cổ vai gáy mạn tính
Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 85% người trên 60 tuổi. Khi cơn đau mỏi cổ kéo dài hoặc liên tục tái phát trong nhiều tháng, thường bắt nguồn từ thoái hóa khiến cột sống cổ bị hao mòn theo thời gian.
Đây là cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cổ vai gáy thường gặp. Khi bị thoái hóa cột sống cổ, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép dây thần kinh ở vai gáy gây đau đớn, nhức mỏi. Triệu chứng điển hình là cảm giác cứng cổ, đau mỏi gáy mỗi khi thức dậy. Độ tuổi hay bị thoái hóa thường là tuổi trung niên (trên 40 tuổi).
3.4. Do vôi hóa cột sống
Canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào thân đốt sống, đĩa sụn hay mấu ngang của cột sống, khiến cột sống bị vôi hóa và phát triển thành gai xương. Các chồi xương này chèn ép rễ thần kinh trong ống sống hay trong lỗ liên hợp dẫn tới đau cổ, vai gáy và gây khó khăn trong vận động hằng ngày.
Vôi hóa cột sống – Bệnh lý xương khớp gây ra tình trạng đau nhức mỏi vai gáy
3.5. Rối loạn chức năng khớp, dây thần kinh gây mỏi cổ vai gáy
Một số rối loạn tại khớp và các dây thần kinh có thể là nguyên nhân khiến cổ vai gáy bị đau:
- Rối loạn chức năng thần kinh
Khi các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn quá mức sẽ gây nên những cơn đau mỏi. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, không thể tập trung làm việc và dễ xúc động.
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực
Đây là nguyên nhân đau gáy cổ thường gặp ở đối tượng như: nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe,… phải ngồi liên tục trong nhiều giờ khiến các cơ bị căng giãn quá mức, gây đau mỏi bên trong bả vai, sau gáy, lưng.
Trong giai đoạn nặng, người bệnh khó thực hiện các động tác như: không thể cúi đầu, xoay cổ sang trái hoặc phải…
3.6. Nguyên nhân từ viêm quanh khớp vai
Bạn cảm thấy đau một bên khớp vai khi trời lạnh hoặc lúc nửa đêm, cơn đau tăng lên nếu nằm nghiêng. Thậm chí, bạn không thể chải đầu, vòng tay ra sau hoặc với tay lấy đồ trên cao,… Đó là những biểu hiện đặc trưng của viêm co rút bao khớp vai – một trong những nguyên nhân gây đau cổ vai gáy khá phổ biến.
Ngoài ra, các bệnh lý như: viêm bao gân, viêm vai gáy, dính khớp bả vai,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
3.7. Đau do thời tiết
Thời tiết chuyển mùa, nhất là vào những ngày trời lạnh, tình trạng đau mỏi cổ vai gáy sẽ trở nặng. Nguyên nhân do áp suất không khí giảm, khiến các mạch máu co lại dẫn đến suy giảm lượng máu, oxy nuôi dưỡng hệ cơ xương khớp.
3.8. Đau do tuổi tác
Càng lớn tuổi thì cơ thể càng lão hóa nhanh hơn. Trong đó, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Chính vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về vai gáy cao hơn người trẻ.
3.9. Nguyên nhân khác
Tình trạng nhức mỏi cổ vai gáy cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
- Nhiễm lạnh: Ngồi phòng điều hòa, tắm nước lạnh,… khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, khí huyết ngưng trệ. Tình trạng này kéo dài làm dây thần kinh bị tổn thương, khiến các triệu chứng nhức mỏi cổ gáy này càng nặng hơn.
- Thiếu dinh dưỡng: Bệnh có thể do cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi. Điều này làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì, đau đớn vùng vai gáy.
4. ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC PHẢI
Với những nguyên nhân vừa cung cấp ở trên, có thể thấy, những trường hợp dưới đây có nguy cơ bị đau mỏi cổ vai gáy:
- Nhân viên văn phòng
- Lái xe
- Người lao động nặng
- Người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy do thay đổi thời tiết
- Người mắc các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ,
- Người cao tuổi
- Người gặp chấn thương vùng vổ, vai, gáy từ trước
- Những người có chế độ ặn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng.
Nếu đang thuộc những đối tượng này, hãy chủ động thăm khám khi xuất hiện biểu hiện đau mỏi cổ vai gáy. Bởi, nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
5. ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Hội chứng đau mỏi cổ vai gáy nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não: Trường hợp đau vai gáy lan xuống cánh tay có thể do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra, người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu não. Lúc này, triệu chứng người bệnh gặp phải là chóng mặt, kém tập trung, trí nhớ giảm sút.
- Hội chứng chèn ép tủy: Biểu hiện của hội chứng này là rối loạn vận động, rối loạn cảm giác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và vận động của người bệnh.
- Hẹp ống sống: Biến chứng này khiến người bệnh bị đau cột sống cổ nghiêm trọng. Trường hợp nặng có thể teo, yếu cơ ở hai cánh tay, thậm chí là liệt nửa người.
- Yếu cơ, bại liệt: Ban đầu, đau vai gáy chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ. Nhiều người chủ quan, phớt lờ không tìm cách điều trị. Theo thời gian, người bệnh có thể bị đau nhức dữ dội, cử động khó khăn. Thậm chí, trường hợp có thể yếu liệt, tàn phế suốt đời.
Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh nên thận trọng khi có triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy.
6. KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?
Phát hiện bệnh kịp thời sẽ quyết định đến việc có chữa trị dứt điểm cho người bệnh được hay không. Do vậy, khi gặp các dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn nên tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân:
- Đau nhức kéo dài quá một tuần
- Bệnh tình không thuyên giảm kể cả khi dùng thuốc
- Có triệu chứng hoa mắt, ù tai, cơ thể nóng, sốt
- Tình trạng đau ngay cả khi nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt
7. CHẨN ĐOÁN
Đối với hội chứng này, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp chẩn đoán như sau:
7.1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và dựa vào tiền sử bệnh của bệnh nhận để xác định chính xác thời gian đau, biểu hiện cụ thể.
Người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu cử động phần cổ, vai, cánh tay để đánh giá phạm vi cử động, mức độ đau.
7.2. Khám cận lâm sàng
Bên cạnh việc khám lâm sàng, bác sĩ cũng tiến hành chỉ định một số biện pháp cận lâm sàng như sau:
- Chụp X-quang: Phương pháp giúp bác sĩ nhận định tình trạng tổn thương thông qua hình ảnh X – quang. Từ đó, có thể chẩn đoán xác định được nguyên nhân gây ra đau vai gáy do đâu. Phương pháp này thường được chỉ định cho trường hợp có tiền sử chấn thương, thoái hóa cột sống…
- Chụp MRI và CT: Đây là hai phương pháp cận lâm sàng chuyên sâu giúp đánh giá chính xác tổn thương tại xương khớp, dây chằng, mạch máu, thần kinh và tình trạng chèn ép tủy sống, hẹp ống sống. Tùy vào trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ yêu cầu chụp CT hay MRI.
- Điện cơ đồ (EMG): Biện pháp được chỉ định để đo lường mức độ dẫn truyền của dây thần kinh. Qua đó, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng đau cổ, vai, gáy.
- Chọc tủy sống: Trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định.
8. ĐIỀU TRỊ ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY NHƯ THẾ NÀO?
Đau vai gáy có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu,… kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
8.1. Điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà
Với những trường hợp đau mỏi vai gáy nhẹ, triệu chứng mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà, cụ thể:
8.1.1. Nằm nghỉ ngơi
Cơn đau sẽ tăng nặng nếu bạn duy trì tư thế không đúng hoặc vận động vùng cổ, vai, gáy liên tục. Lúc này, cách chữa đau vai gáy được các chuyên gia tư vấn là nên nghỉ ngơi. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến cổ, vai, gáy.
8.1.2. Dùng đá lạnh để làm dịu cơn đau nhức
Chườm đá lạnh cũng là cách giúp bạn giảm đau nhức vai gáy hiệu quả. Theo nghiên cứu, khi gặp nhiệt độ lạnh, mạch máu co lại giúp ngăn ngừa tình trạng sưng. Đồng thời, chườm lạnh làm tê các sợi dây thần kinh nhỏ, giảm đau rõ rệt.
Để thực hiện, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc cho đá vào khăn, chườm lên vùng vai đau nhức. Mỗi lần thực hiện 10 – 15 phút, chườm 3-4 giờ đầu sau chấn thương và từ từ giảm dần tần suất.
8.1.3. Thực hiện chườm nóng
Chườm nóng cũng là mẹo chữa đau vai gáy được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Nhờ hơi nóng khi chườm mà máu được lưu thông, thư giãn cơ co thắt, làm dịu cơn đau.
Để thực hiện biện pháp chườm nóng, bạn có thể sử dụng túi chườm, chai nước nóng hoặc khăn ấm đều được.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý, không chườm với nhiệt độ quá nóng. Không chườm quá 20 phút và không chườm nóng khi ngủ.
8.2. Sử dụng thuốc điều trị đau vai gáy
Để cải thiện các triệu chứng do đau vai gáy, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây.
– Thuốc giảm đau Paracetamol: Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp, đau cơ, trong đó có đau vai gáy.
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Piroxicam… là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh, chống viêm hiệu quả.
– Nhóm thuốc giãn cơ: Đây là một trong những loại thuốc điều trị đau vai gáy cổ thường được bác sĩ chỉ định. Thuốc có tác dụng ức chế sự dẫn truyền trong dây thần kinh nguyên phát và noron vận động. Từ đó, giúp giảm đau, giảm co thắt cơ xương, tăng khả năng vận động của các cơ bị ảnh hưởng.
– Thuốc giảm đau thần kinh: Được sử dụng để cải thiện cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép. Thuốc giúp làm giảm tình trạng đau mỏi, tê cứng cổ, đau nhức bả vai…
– Tiêm corticoid: Với những trường hợp nặng, sử dụng thuốc trên nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticoid. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tiêm corticoid vào khớp giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau, viêm.
*Lưu ý: Thuốc tây có tác dụng nhanh, hiệu quả trong điều trị đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi, việc lạm dụng có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
>>> 8 loại thuốc chữa đau vai gáy cổ – Đang được bác sĩ kê phổ biến năm 2023
8.3. Vật lý trị liệu giảm đau mỏi vai gáy
Để cải thiện các cơn đau, có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như sau:
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Chườm lạnh giúp giảm sưng đau hiệu quả. Chườm nóng giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ. Trong một số trường hợp có thể kết hợp chườm lạnh và chườm nóng để gia tăng hiệu quả.
- Xoa bóp, massage: Hỗ trợ thư giãn, giảm căng cơ hiệu quả. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn xoa bóp vùng váy và các khu vực xung quanh, bao gồm cả lưng và vai.
- Điện trị liệu giảm đau: Sử dụng các thiết bị đặc biệt đưa dòng điện đến khu vực đau đớn. Phương pháp này có khả năng thay đổi tín hiệu đau, kích thích các dây thần kinh cảm giác, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng đau vai gáy.
- Liệu pháp sóng siêu âm: Thông qua thiết bị siêu âm cầm tay, dẫn truyền sóng âm cường độ cao vào các mô dưới da, giúp làm ấm, thư giãn cơ và làm giảm đau nhức.
Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
8.4. Phẫu thuật chữa đau vai gáy
Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc, vật lý trị liệu không làm giảm các triệu chứng. Hoặc người bệnh mắc các bệnh liên quan đến chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh, phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này.
Phẫu thuật để giảm đau mỏi cổ vai gáy thường được thực hiện bởi một hoặc nhiều lý do như:
- Giải phóng chèn ép rễ thần kinh: Loại bỏ một đĩa đệm bị hư hỏng hoặc sửa chữa những cấu trúc có vấn đề khác.
- Giải phóng chèn ép tủy sống.
- Để ổn định cột sống cổ.
Các phẫu thuật có thể được thực hiện như: Cắt bỏ một phần đĩa đệm bị hư hỏng, thay đĩa đệm nhân tạo,…
Dù được thực hiện hết sức an toàn, phẫu thuật vẫn có thể tiềm ẩn rủi ro về các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, chẳng hạn như: Nhiễm trùng, xuất huyết, phản ứng phụ với thuốc gây mê sau phẫu thuật,…
9. BÀI TẬP HỖ TRỢ ĐAU MỎI VAI GÁY TẠI NHÀ
Người bệnh có thể thử các bài tập kéo giãn để giảm đau cổ và vai, giúp các cơ được thư giãn, thoải mái hơn.
9.1. Bài tập căng cổ
- Ngồi ở tư thế thoải mái.
- Ngửa đầu về phía trước chạm cằm vào ngực. Duy trì tư thế này từ 5-10 giây.
- Từ từ ngửa cổ ra phía sau, nhìn lên trần nhà. Giữ tư thế khoảng 10 giây.
- Xoay đầu qua trái sao cho đầu chạm vai, giữ nguyên tư thế trong 10 giây.
- Làm tương tự với bên còn lại.
9.2. Động tác căng cơ vai
- Đứng quay mặt vào tường và co cánh tay lên bằng khuỷu tay, tạo thành một góc vuông.
- Quay đầu sang bên đối diện và uốn cong đầu cho đến khi cảm thấy căng nhẹ ở cổ và lưng. Giữ trong 5 -10 giây.
- Lặp lại với bên còn lại.
9.3. Bài tập xoay và nhún vai
Đây là bài tập chuyên sâu dành cho tình trạng đau cổ vai gáy. Việc duy trì thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng giảm căng cơ cổ, làm dịu triệu chứng đau nhức.
- Từ từ nhún vai lên xuống trong khoảng 30 giây.
- Nghỉ ngơi trong vài giây.
- Xoay vai về phía trước và đưa lên phía tai, sau đó xoay xuống kết hợp với đẩy hai vai ra.
- Lặp lại động tác này trong 30 giây, sau đó đổi hướng.
>> Tham khảo bài tập đơn giảm giúp bạn giảm đau mỏi lưng, cổ, vai, gáy tại nhà
Hướng dẫn bài tập giảm đau vai gáy
10. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI ĐAU MỎI VAI GÁY
Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Đây cũng là cách giúp bạn phòng tránh, hạn chế tối đa những cơn đau bùng phát.
- Vận động thường xuyên: Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu. Trong trường hợp bạn là nhân viên văn phòng nên đứng lên vận động sau khoảng 60 phút ngồi làm việc..
- Nên ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3, canxi, các loại rau xanh đậm và trái cây họ cam quýt.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, món chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga và các chất kích thích khác.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
- Hạn chế mang vác nặng, lao động quá sức.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng, nằm ngửa để tránh đau mỏi, tuyệt đối không nằm sấp.
Trên đây là những thông tin tổng quan về chứng đau vai gáy cũng như cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến bệnh, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0865 344 349 để được giải đáp.
THAM KHẢO TPBVSK KHỚP AKA TÂM BÌNH HỖ TRỢ GIẢM ĐAU MỎI VAI GÁY
Đối với các trường hợp đau mỏi vai gáy do các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp,… Có thể kết hợp bổ sung thêm các TPBVSK có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ giảm đau trong lâu dài. Tuy nhiên, cần lựa chọn những sản phẩm của thương hiệu uy tín, được kiểm định chất lượng rõ ràng. Bên cạnh đó, nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần tốt cho xương khớp giúp bảo vệ, bổ sung và tái tạo sụn khớp.
Khớp Aka Tâm Bình được phát triển trên cơ sở công thức Viên khớp Tâm Bình bổ sung các tinh chất mới: Glucosamine, Kollagen II-xs (chiết xuất ức gà non), AKBAMAX (chiết xuất nhũ hương).
Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ:
- Giảm đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp.
- Giúp mạnh gân cốt, làm chậm quá trình thoái hóa khớp – nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy.
- Cải thiện khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp.
Đây là sản phẩm của công ty Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 công ty Đông dược Uy tín Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trước khi đến tay người dùng. Vì vậy, người dân có thể an tâm khi lựa chọn Khớp AKA Tâm Bình.
Khớp AKA Tâm Bình có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm.
XEM THÊM:
- Tổng hợp [10+] cách chữa đau vai gáy tại nhà cứ áp dụng là đỡ
- Bị đau vai gáy nên ăn gì và kiêng gì? 5 lưu ý từ Bác sĩ chuyên khoa!
- Khi đau vai gáy “đồng hành” cùng nghề lái xe – Đâu là giải pháp?
Từ khóa » đau Mỏi 2 Bên Gáy
-
Đau Cổ Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Đau Cổ Vai Gáy: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | ACC
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
ĐAU MỎI VAI GÁY - Nguyên Nhân- Triệu Chứng -CÁC CÁCH ĐIỀU ...
-
Đau Mỏi Vai Gáy 'cảnh Báo' Ta điều Gì? - Tuổi Trẻ Online
-
Vì Sao Thường Bị đau Vai Gáy Mùa Lạnh Và Cách Phòng Ngừa
-
Đau Mỏi Vai Gáy Cổ Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì? - JEX
-
Đau Vai Gáy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
-
Tình Trạng đau đầu ở Sau Gáy, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Hapacol
-
Đau Mỏi Vai Gáy Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? - Báo Lao Động
-
Đau Vai Gáy Biểu Hiện Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tại ...
-
Đau Vai Gáy Bên Phải, Bên Trái Là Bệnh Gì Và Có Nguy Hiểm ...
-
ĐAU MỎI VAI GÁY, TÊ TAY CHÂN | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
-
Đau Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế đau Vai Gáy Khi Mang Thai
-
Hậu COVID: Đối Phó Với đau Vai Gáy Và Lưng
-
Đau Vai Gáy | Columbia Asia Hospital - Vietnam